Cậu sinh viên mặc chiếc quần không giặt suốt 15 tháng
Josh Le, một sinh viên tại Đại học Alberta đã mặc một chiếc quần jeans từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 12 năm 2010 mà không giặt một lần nào. Sinh viên này giải thích việc làm đó chỉ để cậu ta xem có bao nhiêu vi khuẩn “sản sinh” trong chiếc quần!
Chiếc quần không được giặt suốt 15 tháng…
Chiếc quần bò này chỉ đơn thuần làm từ vải jeans mà chưa bị xử lý với các loại hóa chất. Do đó, Le nghĩ rằng đây sẽ là một “ngôi nhà hoàn hảo” cho vi khuẩn, trong thời gian 15 tháng. Le nói rằng gần như ngày nào cậu cũng mặc nó. Điều đáng ngạc nhiên ở một nơi có gắn mác trên chiếc quần trông vẫn còn rất sạch…
Khi 15 tháng kết thúc, Josh Le đã mang chiếc quần bò “ô nhiễm” tới một trong số các giáo viên ở phòng thí nghiệm của trường để kiểm tra lượng vi khuẩn. Giáo sư Rachel McQueen đã lấy mẫu, sau đó giặt chiếc quần và đề nghị Josh Le mặc tiếp tục trong 2 tuần, và sau đó ông sẽ kiểm tra lại.
Video đang HOT
Thật đáng ngạc nhiên, kết quả của 2 mẫu này rất giống nhau – 5 loại vi khuẩn trên da và từ 8.500 đến 10.000 con vi khuẩn, chủ yếu ở khu vực đũng quần! McQueen kết luận rằng thực tế mọi người có thể bảo vệ môi trường bằng cách giặt đồ jeans của họ ít thường xuyên hơn, mà không cần phải lo lắng về những vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm?
Tuy nhiên, Josh Le cũng thừa nhận rằng cậu đã gặp các vấn đề với mùi của quần jeans, được mô tả là “có mùi khá thú vị” chỉ sau một vài tháng. Cậu đã giải quyết vấn đề này bằng cách cho chiếc quần trong 3 lớp bọc và đưa nó vào tủ đá!
Liệu chúng ta có nên làm theo lời khuyên của vị giáo sư kia không nhỉ? (Ảnh minh họa)
Theo VCTV
Chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 tăng 6,5%
Thông tin mới nhất từ Bộ GD-ĐT cho biết, chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2011 tăng 6,5% so với năm 2010; tuyển mới TCCN năm 2011 tăng 10% so với năm 2010. Ưu tiên dành chỉ tiêu tăng thêm cho các trường có bổ sung đội ngũ giảng viên.
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, nguyên tắc xác định chỉ tiêu tuyển sinh: Các trường chủ động xác định chỉ tiêu tuyển sinh trên cơ sở thực hiện năm 2010, năng lực đội ngũ giảng viên, diện tích sàn xây dựng và báo cáo thực hiện 3 công khai. Bộ sẽ ưu tiên dành chỉ tiêu tăng thêm cho các trường có bổ sung đội ngũ giảng viên, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng diện tích phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành, thư viện.
Chỉ tiêu tăng thêm dành đào tạo nguồn nhân lực theo địa chỉ cho các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm, đào tạo bác sĩ, dược sĩ cho các địa phương, đào tạo giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học và giáo viên những bộ môn còn thiếu cho các vùng khó khăn, vùng dân tộc, 3 vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ; đào tạo cán bộ nông lâm ngư, theo hợp đồng của địa phương và doanh nghiệp.
Lãnh đạo bộ cho biết, chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ nằm trong tổng chỉ tiêu chính quy của các trường. Các đại học lớn, giữ ổn định quy mô đào tạo đại học chính quy, tăng chỉ tiêu đào tạo sau đại học.
Chỉ tiêu vừa học vừa làm, liên thông, bằng hai được xác định theo tỷ lệ chung bằng 60% so với chỉ tiêu chính quy. Một số ngành nghề, một số trường tự chủ tài chính chỉ tiêu có thể được tăng hơn.
Chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2011 tăng 6,5% so với năm 2010
Cụ thể: ĐH,CĐ chính quy năm 2011: 150.000 chỉ tiêu, trong đó chỉ tiêu đại học là 132.000, chỉ tiêu cao đẳng 18.000.
Trong tổng 132.000 chỉ tiêu đại học chính quy, dự kiến dành 13.200 chỉ tiêu (10%) đào tạo theo địa chỉ và đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
Trung cấp chuyên nghiệp 19.000 chỉ tiêu, chủ yếu đào tạo sư phạm mẫu giáo, đào tạo trung cấp điều dưỡng, trung cấp dược, trung cấp luật và trung cấp nông lâm nghiệp.
Chỉ tiêu vừa làm vừa học, liên thông, bằng hai khoảng 100.000 chỉ tiêu.
Dự bị đại học, cao đẳng 4.150 chỉ tiêu (tăng 10% so với năm 2010) để phân bổ cho 5 trường dự bị trung ương và 3 khoa dự bị ở 3 trường ĐH Tây Bắc, ĐH Tây Nguyên và ĐH Cần Thơ.
Đào tạo phổ thông dân tộc nội trú 900 chỉ tiêu cho 3 trường phổ thông vùng cao Việt Bắc, Hữu Nghị T80 và Hữu Nghị T78.
Đào tạo học sinh phổ thông năng khiếu 1.100 chỉ tiêu cho 4 trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH VInh, ĐH Huế và ĐH Sư phạm TP.HCM.
Đối với đào tạo sau đại học, Bộ GD-ĐT đẩy mạnh đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ để nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng, dự kiến tuyển mới đào tạo tiến sĩ 1.050 chỉ tiêu, đào tạo thạc sĩ 22.000 chỉ tiêu, tăng 20% so với năm 2010. Đào tạo chuyên khoa cấp 1, cấp 2, bác sĩ nội trú khoảng 1.250 chỉ tiêu tăng 10% so với năm 2010. Đào tạo từ xa tăng 10% là 74.000 chỉ tiêu so với năm 2010.
Năm 2010 không tuyển đủ chỉ tiêu
Được biết, tuyển sinh 2010, về đại học chính quy, Bộ giao cho các trường là 123.750 chỉ tiêu, đã tuyển được 118.035 chỉ tiêu đạt 95,8%. Hệ Cao đẳng Bộ giao 14.550 chỉ tiêu, tuyển được 16.035 chỉ tiêu đạt 110,2%. Như vậy, cả hệ đại học, cao đẳng chính quy thuộc các trường trực thuộc Bộ đã tuyển 134.605/138.300 chỉ tiêu, đạt tỷ lệ 97,3%. TCCN, Bộ giao cho các trường là 17.100 chỉ tiêu, theo báo cáo của các trường mới thực hiện được 7.041 chỉ tiêu. Hiện nay, các trường đang tiếp tục tuyển sinh.
Với kết quả tuyển sinh trên, quy mô hệ đại học chính quy ĐH, CĐ, TCCN của các trường trực thuộc Bộ hiện nay là: Đại học: 460.148 sinh viên. Trong đó, nhóm ngành kỹ thuật công nghệ chiếm tỷ lệ cao nhất là 32,78%; tiếp theo là nhóm ngành kinh tế chiếm 27,72%; sư phạm 17,68%; nông lâm như 8,67%; xã hội nhân văn 7,15%; khoa học tự nhiên 2,72%; nhóm ngành y 2,02% và nhóm ngành nghệ thuật, thể dục thể thao 1,26%.
Quy mô đào tạo TCCN trong các trường trực thuộc bộ, tính đến thời điểm này là 27,347 học sinh, trong đó nhóm ngành kinh tế 9.390 hs (34,34%); kỹ thuật công nghệ 8.471 hs (30,98%), sư phạm 7.313 hs (26,74%); y dược 1.443 hs (5,28%); nông lâm ngư 670 ( 2,45%).
24H.COM.VN (Theo Dân trí)
Sẽ đầu tư xây dựng thư viện điện tử tại một số trường ĐH Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận vừa chỉ đạo Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị đào tạo phối hợp với các đơn vị, trong thời gian trước mắt, cần đầu tư xây dựng ngay một số thư viện điện tử cho một số trường đại học. Theo đó, các trường đại học khác có cơ hội cùng chia sẻ, dùng...