Cậu sinh viên dùng AI để tạo bài viết fake, lên top trang tin Hacker News
Mục đích của cậu sinh viên này là muốn chứng minh AI hoàn toàn đủ khả năng để vượt mặt con người ngay cả trong lĩnh vực khó khăn như viết lách.
Một sinh viên tên Liam Porr mới đây đã sử dụng công cụ AI có chức năng phát sinh ngôn ngữ mang tên GPT-3 để viết một bài blog fake, và điều không tưởng đã xảy ra khi bài viết này đã chiếm luôn vị trí số 1 trên trang Hacker News. Porr tiết lộ anh chỉ muốn cho mọi người thấy rằng những nội dung do GPT-3 tạo ra có thể đánh lừa khiến chúng ta tin rằng nó được viết bởi một con người thực thụ. Và anh cũng nói rằng “ thực ra việc đó cực kỳ dễ dàng, quả là đáng sợ“.
Nếu bạn chưa biết GPT-3 là gì, thì nó là phiên bản mới nhất của loạt công cụ AI được thiết kế bởi công ty OpenAI (trụ sở tại San Francisco), và đã trong quá trình phát triển suốt nhiều năm trời. Đây là AI dạng autocomplete với chức năng cơ bản là tự động hoàn thành đoạn văn của bạn dựa trên những gợi ý từ một con người. GPT-3 là viết tắt của “ Generative Pre-Trained Transformer“.
Cách hoạt động của GPT-3, theo lời James Vincent của TheVerge, như sau:
“ Giống mọi hệ thống học sâu, GPT-3 sẽ tìm các khuôn mẫu trong dữ liệu. Nói đơn giản, chương trình này đã được huấn luyện bằng một lượng lớn văn bản mà nó sử dụng để rút ra được những quy tắc thống kê. Những quy tắc này con người không biết được, nhưng chúng được lưu trữ dưới dàng hàng tỷ kết nối đã được đánh giá giữa các node khác nhau trong mạng thần kinh của GPT-3. Quan trọng là, trong quy trình này không hề có con người can thiệp vào: chương trình tìm kiếm các khuôn mẫu mà không cần bất kỳ hướng dẫn nào, sau đó dùng các khuôn mẫu đó để hoàn thành các văn bản gợi ý. Nếu bạn nhập từ ‘lửa’ vào GPT-3, chương trình sẽ biết – nhờ vào những đánh giá trong mạng lưới của nó – rằng những từ như ‘ xe cứu hoả’ và ‘còi báo động’ có khả năng cao sẽ đi chung được với nó hơn là các từ như ’sáng suốt’ hay ‘tinh ranh’. Đown giản vậy thôi“
Dưới đây là một ví dụ trích từ bài blog fake của Porr, với tiêu đề “ Feeling unproductive? Maybe you should stop overthinking” (Cảm thấy không năng suất? Có lẽ bạn nên ngừng suy nghĩ thái quá)
“ Định nghĩa #2: Suy nghĩ thái quá (OT) là hành động tìm cách đưa ra những ý tưởng đã được nghĩ đến bởi một người nào đó khác. OT thường dẫn đến các ý tưởng phi thực tế, bất khả thi, hoặc thậm chí là ngu ngốc“
Video đang HOT
Rõ ràng bạn chẳng thể nhận ra nó được viết bởi AI đúng không?
OpenAI đã quyết định trao quyền truy cập đến API của GPT-3 cho các nhà nghiên cứu trong chương trình beta giới hạn của nó, thay vì tung AI này ra cho cộng đồng. Porr, một sinh viên khoa học máy tính tại Đại học California, có lẽ đã gặp được một nghiên cứu sinh tiến sỹ nào đó tiếp cận được API, và đồng ý tham gia vào thử nghiệm của anh. Porr viết một đoạn mã nhằm trao cho GPT-3 một tiêu đề và đoạn giới thiệu ban đầu của một bài blog. Nó liền tạo ra một vài phiên bản của bài viết đó, và Porr chọn ra một bài để đăng tải sau khi thực hiện một vài chỉnh sửa rất nhỏ.
Một bình luận nói rằng: “Đây hoặc là được viết bởi GPT-3, hoặc một con người với khả năng viết lách tương đương. Nội dung vô nghĩa, lặp lại”
Porr nói rằng chỉ sau vài giờ, bài viết đã nổi như cồn, và blog đã có hơn 26.000 lượt ghé thăm. Anh cho biết chỉ có đúng một người liên hệ với anh để hỏi có phải bài viết do AI tạo ra hay không, và có khá nhiều người đưa ra bình luận dự đoán rằng GPT-3 là tác giả bài viết. Điều lạ lùng là cộng đồng người đọc đã downvote những bình luận như vậy.
Anonymous: 'Hãy xóa TikTok ngay'
Tổ chức tin tặc này cũng dẫn lại bài viết cho rằng TikTok như mã độc, người dùng không nên sử dụng.
"Hãy xóa TikTok ngay bây giờ. Nếu bạn biết ai đó sử dụng ứng dụng này, hãy giải thích với họ đây là phần mềm theo dõi do chính phủ Trung Quốc tạo ra", nội dung đoạn tweet ngày 1/7 của nhóm tin tặc ẩn danh.
Nhóm hacker lớn nhất thế giới kêu gọi xóa TikTok
Đoạn tweet cũng dẫn lại bài viết của một người dùng tự nhận là kỹ sư, chia sẻ trên Reddit cho rằng không chỉ nội dung từ clipboard, TikTok còn ăn cắp nhiều thứ hơn thế. Tiktok lấy nhiều dữ liệu hơn Facebook, YouTube, Instagram hay bất kỳ ứng dụng nào mà bạn biết.
Bangolor gọi TikTok là malware (mã độc) chứ không phải mạng xã hội.
"Công việc của tôi là đảo ngược công nghệ bên trong các ứng dụng di động, phân tích cách chúng hoạt động và xây dựng thêm chức năng của bên thứ 3 xung quanh ứng dụng đó... Và tôi khuyến nghị mọi người không nên dùng ứng dụng này nữa", Bangolor chia sẻ.
"Phần lớn chúng ta đã bình thường hóa việc cung cấp thông tin cá nhân của mình. Nhiều người không còn kỳ vọng nhiều vào quyền riêng tư hay bảo mật thông tin cá nhân nữa. Vì vậy, việc cấp cho TikTok dữ liệu của bản thân họ, vốn là tiền, cũng là điều không mấy ngạc nhiên".
"Những người này cho rằng họ quá bình thường để ai đó chọn làm mục tiêu tấn công. Nói cách khác, họ cho rằng bản thân không có gì để che giấu. Sự thờ ơ này xuất phát từ việc nhiều người không hiểu ý nghĩa của việc bảo mật ở mọi cấp độ", Bangolor viết.
Bangolor cho rằng có lý do chính đáng để một vài quốc gia cấm TikTok, "Đừng sử dụng nó nữa. Đừng để con cái bạn dùng nó. Nói với bạn bè xóa ngay ứng dụng này. Bạn có thể giải trí những nội dung tương tự ở những nền tảng khác mà không phải giao nộp thông tin của mình cho chính phủ Trung Quốc".
TikTok hiện vẫn chưa lên tiếng xác minh những cáo buộc này.
Anonymous khuyên người dùng xóa TikTok ngay từ bây giờ.
TikTok đang trở thành nỗi lo ngại ở nhiều quốc gia
Theo Bored Panda, một kỹ sư máy tính giấu tên với 15 năm kinh nghiệm nhận định dù Facebook vướng phải bê bối bảo mật Cambridge Analytica, Instagram thừa nhận làm lộ số điện thoại và tài khoản người dùng, "dù vậy, những ứng dụng này vẫn là thiên đường bảo mật so với TikTok". Nói cách khác, Tiktok còn nguy hại hơn Facebook.
Đây quả là khoảng thời gian khó khăn cho ứng dụng Trung Quốc. Sau khi đạt lượng người dùng kỷ lục trong thời gian Covid-19 diễn ra, TikTok liên tiếp chịu những cáo buộc về việc ăn cắp thông tin riêng tư của người dùng.
Ngày 29/6, Bộ Công nghệ thông tin Ấn Độ cho rằng ứng dụng này "gây tổn hại cho chủ quyền và toàn vẹn, quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự công của Ấn Độ".
Sau đó, TikTok cùng 58 ứng dụng khác đã bị quan chức nước này cấm cửa. Chính phủ Ấn Độ cho rằng các ứng dụng bị cấm đặt ra mối đe dọa đối với chủ quyền và an ninh của nước này. Một số báo cáo cho rằng những ứng dụng trong danh sách đã ăn cắp, sau đó lén lút truyền dữ liệu người dùng nước này đến máy chủ bên ngoài Ấn Độ. Công ty chủ quản vì thế đánh mất luôn thị trường béo bở còn chưa kịp khai thác hết.
Theo Forbes, động cơ đằng sau quyết định trên của nhà nước Ấn Độ còn xuất phát từ căng thẳng quân sự leo thang với Trung Quốc. Trong khi đó, TikTok tất nhiên bác bỏ cáo buộc trên. Công ty chủ quản ByteDance cũng cam kết hợp tác với nhà chức trách về vấn đề bảo mật thông tin người dùng, đồng thời tuân thủ luật pháp nước này.
Tại Mỹ, TikTok gây nỗi ám ảnh cho giới chức nước này về vấn đề an ninh mạng, thậm chí bị quân đội Mỹ cấm sử dụng. Vài tháng trước, một số quốc gia cấm cửa ứng dụng này vì lo ngại các vấn đề an toàn cho trẻ em.
AI có thể tự viết văn GPT-3 là công cụ tự động tạo văn bản dựa trên AI, có thể soạn thảo nội dung tự nhiên như người viết. GPT-3 được công ty OpenAI trình làng từ tháng 5 và vừa có mặt dưới dạng giao diện lập trình ứng dụng (API) cho các nhà phát triển vào tuần trước. Tại sự kiện ra mắt, các chuyên gia và...