Cầu Pá Uôn – Cây cầu kỷ lục Việt Nam
Cách thành phố Sơn La khoảng 70 km, Cầu Pá Uôn là một cây cầu nằm trên quốc lộ 279 bắc qua sông Đà thuộc địa phận xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai. Với phần trụ cao kỷ lục, cầu Pá Uôn đã được Tổ chức Kỷ Lục Việt Nam xác nhận lập kỷ lục về chiều cao với trụ chính cao tới 98,6m.
Trước đây, khi nhắc đến Quỳnh Nhai, ai đã từng qua đây đều khó quên những chuyến đò. Để đến được trung tâm huyện Quỳnh Nhai và các bản làng người Thái nằm dọc dòng sông Đà này người dân và cán bộ chỉ có đi đò ngang. Đến năm 1979, chiến tranh biên giới nổ ra, quân đội triển khai làm quốc lộ 279 (gọi là quốc lộ 279 bởi thi công vào thời điểm lịch sử, tháng 2-1979) chạy qua Quỳnh Nhai thì lúc ấy người dân mới biết đến phà. Khi đó cũng chỉ là phà nhỏ để chở người và máy móc, nguyên vật liệu.
Cầu Pá Uôn được xây dựng năm 2010.
Mãi đến tận những năm 2000, khi có chủ trương làm thủy điện Sơn La, để chuẩn bị cho công tác di dân thì mới có phà lớn hơn xuất hiện ở Pá Uôn, gọi là lớn nhưng mỗi chuyến phà cũng chỉ chở tối đa được ba ôtô mà thôi. Vì vậy việc đi lại của người dân vẫn hết sức khó khăn.
Tháng 4-2010, khi dòng sông Đà chuẩn bị chặn dòng để tích nước cho phát điện tổ máy số 1 thủy điện Sơn La thì khi đó ngay phía trên bến phà Pá Uôn chưa đầy cây số, một cây cầu sừng sững cao vợi cũng gấp rút hoàn thành để chuẩn bị cho ngày hợp long, thông xe.
Cầu có chiều dài 900m, rộng 9m với hai làn xe, sở hữu 11 trụ, trong đó trụ chính cao nhất lên tới 98,6m. Đây là cây cầu được thiết kế và thi công bởi đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân của ngành cầu đường Việt Nam. Dự án được xếp vào cấp đặc biệt do có kết cấu trụ cầu lớn, biện pháp thi công mới cùng với tiến độ thi công gấp rút, cầu là nơi kết nối ngắn nhất giữa hai tỉnh Sơn La và Lai Châu. Cầu được tính toán rất kĩ và đảm bảo chịu được tác động của động đất cấp 8 – 9.
Video đang HOT
Cầu Pá Uôn trở thành huyết mạch giao thông vùng Tây Bắc.
Với phần trụ cao kỷ lục, tháng 2/2015, cầu Pá Uôn đã được Tổ chức Kỷ Lục Việt Nam xác nhận lập kỷ lục về chiều cao với trụ chính cao tới 98,6m. Tính từ đáy sông lên mặt cầu là 103,8m. Chính vì vậy mà ở thời điểm lúc giờ, Pá Uôn trở thành cây cầu có cột trụ cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Cầu Pá Uôn hoàn thành, đưa vào sử dụng như một món quà ân tình dành cho người dân Tây Bắc – những người sống bên bờ sông Đà đã hi sinh nhà cửa, ruộng vườn cho thủy điện Sơn La. Đồng thời, có vị trí rất quan trọng trong tuyến giao thông nối Sơn La với các tỉnh vùng Tây Bắc như: Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai…
Hiện nay, cầu Pá Uôn không chỉ tạo huyết mạch giao thông thuận lợi cho các tỉnh vùng Tây Bắc mà còn là điểm nhấn cảnh quan, là điểm đến của các tour du lịch, thu hút sự chú ý của người dân cùng du khách trong và ngoài nước, tạo đà phát triển ngành du lịch cho Sơn La nói riêng và cho cả vùng núi Tây Bắc nói chung.
Theo baodansinh.vn
Lạ: Nuôi cá khỏe, lớn nhanh bằng vôi bột, lá xoan, toàn trúng lớn
Mỗi tuần một lần chỉ rắc ít vôi bột, hoặc lấy nắm lá xoan trộn với vôi bột bọc vào túi vải treo phía trong lồng cá để sát trùng môi trường nước. Với cách làm này mà 7 năm nuôi cá lồng của ông Lò Văn La (bản Hát Xe, xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) chưa lần nào cá bị bệnh hoặc chết, trái lại đàn cá luôn phát triển tốt, lớn nhanh.
7 năm liền trúng lớn
Trò chuyện với ông La, chúng tôi được biết: Ông bắt đầu nuôi cá lồng từ năm 2012, sau khi hồ thủy điện Sơn La tích nước. Bao năm gắn bó với nương ngô, nương sắn, ruộng lúa... không hiệu quả, ông quyết định chuyển hướng làm kinh tế, từ bỏ nương rẫy chuyển sang nuôi cá lồng. Từ 2 lồng cá đầu tiên, đến nay ông đã có 30 lồng cá. Từ nuôi và bán cá, trừ chi phí mỗi năm ông lãi hàng trăm triệu đồng. Điều đặc biệt là quãng thời gian 7 năm nuôi cá lồng của ông, chưa lần nào đàn cá xảy ra dịch bệnh hay chết.
Ông La đang kiểm tra 1 ô lồng nuôi cá. Ảnh: NGỌC MAI
Ông La chia sẻ: "Tôi bắt đầu nuôi cá lồng từ năm 2012, mới đầu tôi nuôi thử 2 lồng, thấy hiệu quả nên đến năm 2013 tôi làm thêm 5 lồng. Sau đó, năm 2014 tôi tiếp tục làm tăng lên 30 lồng. Đồng thời, tôi đứng ra thành lập Hợp tác xã thủy sản Hồ Quỳnh, với 7 thành viên tham gia. Trong tổng số 30 lồng cá (có 9 lồng nuôi cá lăng, 3 lồng nuôi cá trắm, còn lại nuôi cá chép và rô phi), hầu hết cá đều phát triển tốt, lớn nhanh. Hiện trong mỗi lồng nuôi của ông La trung bình chứa từ 6 tạ - 1 tấn cá, trọng lượng từ 2 - 3kg/con trở lên.
Nhờ phòng bệnh tốt, đàn cá của ông La luôn phát triển tốt, lớn nhanh. Ảnh: p.v
Với kinh nghiệm 7 năm nuôi cá của mình, ông La nói rằng: Muốn cá nuôi khỏe mạnh, phát triển tốt thì phải chú ý ngay từ khâu chọn con giống và thường xuyên chú ý phòng dịch bệnh cho cá trong quá trình nuôi. Đặc biệt là khi thả cá giống không được dùng lưới mua mới ngoài thị trường, vì cá giống rất nhạy cảm.
Ông La giải thích: Thông thường các loại lưới mua ngoài thị trường phần lớn đều nhuộm và tẩm thuốc bảo quản chống gỉ, mọt. Nên khi lắp lưới vào lồng phải ngâm nước trước một tháng, để lưới nhả hết thuốc, như thế cá sẽ không chết.
Hạn chế thức ăn công nghiệp
Theo ôn La, lồng nuôi thường bị một số loại vi khuẩn, ký sinh trùng bệnh bám vào khiến cho môi trường nước hay bị ô nhiễm, gây ra một số bệnh cho cá như: Bệnh nấm da, bong vảy, mắt lồi... Đối với các loại bệnh này, hơn hết là chỉ nên phòng hơn chữa, phần lớn nếu bệnh đã xảy ra rồi thì rất khó chữa...
"Theo đó, cách làm hiệu quả nhất là làm sạch môi trường trong nước: Thứ nhất là mỗi tuần một lần rắc một ít vôi bột với tỷ lệ hợp lý vào nước trong lồng nuôi; thứ hai là lấy một nắm lá xoan trộn với ít vôi bột bọc kín trong túi vải treo vào trong lồng cá, mực nước sâu khoảng 1m, khi treo phải chú ý hướng nước chảy, nước chảy hướng nào treo vào đầu dòng chảy hướng đó. Chỉ với cách làm này, mà 7 năm nay tôi nuôi cá chưa lần nào cá bị bệnh hay chết"- ông La chia sẻ.
Ngoài phòng bệnh tốt cho cá thì ông La còn thường xuyên chú ý khâu cho cá ăn đầy đủ phù hợp. Theo ông La, muốn cá ngon thịt không nên dùng quá nhiều thức ăn công nghiệp, chỉ nên cho ăn những loại thức ăn như: Cỏ voi, lá chuối, sắn nghiền hoặc cá tép dầu, tép sông. Những loại thức ăn này đều có thể tự làm ra hay đánh bắt được. Cây chuối, cỏ voi, sắn có thể trồng trên nương, cá tép dầu, tép sông có thể đánh bắt bằng vó bè, bởi loại cá này rất phong phú có thể dùng vó bè để bắt.
Ôông La đầu tư làm 8 chiếc vó bè với mắt lưới đúng quy định để đánh bắt tép trên sông làm thức ăn cho cá. Trung bình mỗi ngày ông đánh được từ 2 - 3 tạ tép, một phần ông sử dụng làm thức ăn cho cá, thừa bao nhiêu ông đem bán cũng kiếm được thêm chút tiền tiêu. Từ nuôi cá lồng, trừ chi phí mỗi năm ông lãi 200 - 300 triệu đồng.
Theo Danviet
Phụ nữ Thái ở Sơn La gìn giữ nghề dệt thổ cẩm Những thước vải thổ cẩm sặc sỡ với nhiều họa tiết cầu kì, tỉ mỉ đang được những người phụ nữ Thái ở phường Chiềng Cơi, Thành phố Sơn La dệt mỗi ngày. Với tình yêu tha thiết dành cho nghề dệt thổ cẩm, một số bà, mẹ người Thái nơi đây vẫn miệt mài ngày, đêm làm bạn với từng đường kim,...