Cầu nối thúc đẩy tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Italy
Theo Giáo sư Pietro Masina thuộc trường Đại học Đông Phương Naples, Tổng biên tập Tạp chí châu Âu Nghiên cứu Đông Á, việc Italy và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao là điểm đến chứ không chỉ là điểm khởi đầu của mối quan hệ song phương tốt đẹp, ngày càng phát triển.
Ông nhấn mạnh Đại học Đông Phương Naples sẵn sàng góp phân tích cực nhằm phát triên quan hê song phương Italy – Viêt Nam khi quyết định chọn tiếng Việt làm môn học chính thức.
Giáo sư Masina trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN. Ảnh: Thanh Hải – Trường Dụy/PV TTXVN tại Rome
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Italy nhân dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (23/3/1973 – 23/3/2023), Giáo sư Masina khẳng định tình hữu nghị giữa hai dân tộc có nguồn gốc từ sâu xa.
Trong những năm chiến tranh, nhiều nhóm và hiệp hội Italy đã tích cực ủng hô cuộc đấu tranh giải phóng dân tôc của Viêt Nam bằng cách gửi viện trợ và công khai thể hiện tình đoàn kết.
Cùng với đó là những nỗ lực về sáng kiến ngoại giao nhằm chấm dứt chiến tranh, với sự tham gia của các nhân vật chính trị thuộc nhiều thành phân khác nhau, từ Đảng Cộng sản đến đảng Dân chủ Thiên chúa giáo.
Trong 50 năm qua, mối quan hệ song phương ngày càng phát triển sâu rộng, đặc biệt là trong những thập niên gần đây. Trao đổi kinh tế gia tăng rõ rêt, trong khi hợp tác khoa học, văn hóa cũng được mở rông. Việt Nam đã trở thành điểm hâp dân du khách Italy và sau đại dịch COVID-19, lượng du khách đang tăng trở lại. Nhiều trường đại học của Italy đang đây mạnh triên khai hợp tác với các đôi tác Việt Nam. Từ năm tới, tại trường Đại học Đông Phương Naples và Đại học Ca’ Foscari ở Venice, tiếng Việt sẽ trở thành một môn học chính thức.
Về tiềm năng hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới, Giáo sư Masina nhận xét mối quan hệ giữa Italy và Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa. Trong lĩnh vực kinh tế, Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVFTA) sẽ tạo thuận lợi cho hoạt đông thương mại và đầu tư. Thị trường Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn đối với công đông doanh nghiêp Italy khi sức mua nôi địa tăng lên. Hai nước cũng tham gia tích cực vào các diên đàn quốc tế với ưu tiên thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, đối thoại nhằm theo đuổi hòa bình và ổn định quốc tế. Đây là lý do tại sao Italy và Việt Nam thường thống nhất quan điểm tại Liên hợp quốc (LHQ) và tương trợ lẫn nhau.
Video đang HOT
Về những dự án với Việt Nam nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ, Giáo sư Masina cho biết trong nhiều năm qua, Đại học Đông Phương Naples đã tham gia các dự án nghiên cứu và hoạt động giáo dục với Việt Nam. Trường có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) và một số trường đại học. Trong những năm gần đây, Đại học Đông Phương Naples đã tăng cường nghiên cứu về Đông Nam Á trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Đại học Đông Phương Naples đã quyết định chọn tiếng Việt làm một môn ngôn ngữ học chính thức, qua đó sinh viên theo học có thể nghiên cứu chuyên sâu về Việt Nam thông qua việc học tiêng Viêt trong 5 năm, song song với chương trình giảng dạy về nhân văn hoặc khoa học chính trị và quan hệ quốc tế. Đên nay, ngay trong các khóa đào tạo thử nghiêm, tiếng Việt đã nhân được sự quan tâm rất lớn của sinh viên. Bên cạnh đó, trường còn tô chức các sự kiện cộng đồng nhằm giới thiệu văn hóa, văn minh Việt Nam với sự phôi hợp của Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Naples.
Theo Giáo sư Masina, mối quan hệ hợp tác giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp cũng nhờ vào đóng góp tuyệt vời của hai đại sứ quán tại Hà Nội và Rome. Trong tương lai, cân phải thu hút nhiêu hơn nữa sự tham gia của các tổ chức, thậm chí ở cấp địa phương, như thông qua viêc tăng cường kết nghĩa giữa các thành phố, hợp tác giữa các bệnh viện, trường học, viện bảo tàng… Ông khẳng định điều quan trọng là mối quan hệ giữa người dân hai nước ngày càng xuất phát từ các mối quan hệ trực tiếp giữa con người với nhau, thậm chí vượt ra ngoài phạm vi các quan hệ đơn thuần vê kinh tê. Đại học Đông Phương Naples sẵn sàng đóng góp tích cực vào sự phát triển này.
Thứ trưởng Ngoại giao Italy đánh giá mối quan hệ phát triển vượt bậc với Việt Nam
Năm 2023, Việt Nam và Italy kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (23/3/1973 - 23/3/2023). Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italy Maria Tripodi, vừa có chuyến thăm Việt Nam vào đầu tháng 2 vừa qua, đã trao đổi với phóng viên TTXVN tại Rome về những thành tựu hai nước đạt được và triển vọng hợp tác song phương trong thời gian tới.
Thứ trưởng Ngoại giao Italy Maria Tripodi. Ảnh: Thanh Hải/TTXVN
Thưa Thứ trưởng, bà đánh giá thế nào về những thành tựu hợp tác mà Việt Nam và Italy đạt được trong 50 năm qua? Đâu là những thế mạnh hai nước cần phát huy?
Italy là một trong những quốc gia châu Âu và phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với nước CHXHCN Việt Nam vào ngày 23/3/1973. Kể từ đó, quan hệ hai nước luôn được đánh dấu bằng tình hữu nghị và đoàn kết sâu sắc. Tình hữu nghị, đoàn kết đã thể hiện ngay trong đại dịch COVID-19, khi Chính phủ Việt Nam tặng Italy hơn 300.000 khẩu trang trong thời điểm mà chúng tôi cần nhất và Italy tặng Việt Nam hơn 2,8 triệu liều vaccine.
Đối với Italy, Việt Nam là một bên đối thoại quan trọng và một đối tác thiết yếu để đảm bảo sự cân bằng và thúc đẩy tiến bộ kinh tế bền vững tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, khu vực đang giữ vai trò trung tâm hơn bao giờ hết trong nền chính trị quốc tế và là nơi Italy cũng đang tăng cường cam kết của mình trong thực hiện Chiến lược của Liên minh châu Âu (EU).
Trong 50 năm qua, mối quan hệ giữa Italy và Việt Nam đã phát triển vượt bậc, trên cả bình diện song phương và đa phương. Một trong những điểm mạnh trong quan hệ hai nước là Ủy ban Kinh tế hỗn hợp đã giúp đạt được những kết quả nổi bật trong hợp tác kinh tế và thương mại. Chúng tôi cũng rất vui mừng khi cuối năm nay Rome sẽ là địa điểm tổ chức Ủy ban Hỗn hợp Kinh tế Italy - Việt Nam lần thứ 8.
Năm 2023 cũng là năm đánh dấu một mốc quan trọng khác: 10 năm trước, hai nước đã ký văn kiện đối tác chiến lược, tạo khuôn khổ thể chế cần thiết cho sự phát triển hơn nữa trong quan hệ song phương. Các kế hoạch hành động, một trong những thành quả của quan hệ đối tác chiến lược, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường hợp tác song phương, vượt ra ngoài phạm vi trao đổi kinh tế và mở rộng sang các lĩnh vực chiến lược mới đầy cơ hội như hợp tác quốc phòng, tư pháp và môi trường.
Bà nhận định như thế nào về tiềm năng hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới cả trong quan hệ song phương cũng như phối hợp trên trường quốc tế và tại các diễn đàn đa phương?
Quan hệ Italy - Việt Nam đang và sẽ ngày càng trở nên sâu rộng, thể hiện qua việc thường xuyên trao đổi các chuyến thăm cấp cao. Gần đây nhất là cuộc gặp quan trọng giữa Thủ tướng Giorgia Meloni và Thủ tướng Phạm Minh Chính bên lề Hội nghị cấp cao EU - ASEAN ngày 14/12/2022 tại Brussels (Bỉ). Ngoài ra, Italy sẽ vui mừng đón Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Ngài Võ Văn Thưởng thăm chính thức Rome trong năm nay. Ngay cả trên bình diện kinh tế thương mại, mối quan hệ kinh tế của hai nước cũng đang ngày càng phát triển với kim ngạch thương mại song phương đạt gần 6 tỷ euro (6,2 tỷ USD) vào năm ngoái.
Trong lĩnh vực quốc phòng, kể từ năm 2013, Bản ghi nhớ về hợp tác song phương cho phép Italy và Việt Nam tổ chức Đối thoại Chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng 2 năm/lần. Phiên thứ tư của Đối thoại Chiến lược quốc phòng sẽ được tổ chức tại Rome trong những tháng tới. Trong lĩnh vực tư pháp, hai nước chuẩn bị ký kết 3 hiệp định quan trọng về hợp tác tư pháp hình sự, chuyển giao người bị tạm giữ và dẫn độ.
Trong lĩnh vực môi trường, bên lề hội nghị cấp cao EU - ASEAN lần thứ nhất, một văn kiện quốc tế quan trọng đã được ký kết với Việt Nam - đó là Hiệp định Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng, một sáng kiến hỗ trợ tài chính cho quá trình chuyển đổi năng lượng, do các nước thành viên Nhóm các nền công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7), EU và Đan Mạch cũng như Na Uy khởi xướng. Italy sẽ tham gia với Việt Nam bằng cách cung cấp 500 triệu euro (532 triệu USD) trong 5 năm, thông qua Quỹ Khí hậu Italy và Ngân hàng Phát triển Cassa Depositi e Prestiti. Ở cấp độ song phương, Bản ghi nhớ giữa Bộ Môi trường hai nước đã có hiệu lực từ năm 2018, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác ngày càng lớn hơn.
Trong lĩnh vực khoa học và văn hóa, năm nay Ủy ban Hợp tác khoa học và công nghệ Italy-Việt Nam sẽ nhóm họp tại Italy và dự kiến hai bên sẽ ký kết Nghị định thư văn hóa mới.
Cuối cùng, việc hợp tác của Italy với ASEAN, trong đó Việt Nam là một thành viên có ảnh hưởng và năng động, rất hiệu quả. Kể từ năm 2020, mối quan hệ đối tác phát triển đã gắn kết Italy và ASEAN, giúp quan hệ giữa Italy và ASEAN tiếp tục phát triển nhờ vào nhiều hoạt động đào tạo và xây dựng năng lực do Bộ Ngoại giao Italy điều phối và tài trợ, trong đó Việt Nam là nước tích cực tham gia.
Thưa bà, trong năm nay, hai bên đã phối hợp với nhau như thế nào để tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao?
Bộ Ngoại giao Italy đã phối hợp với Đại sứ quán Italy tại Hà Nội, Tổng lãnh sự quán Italy tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đại sứ quán Việt Nam tại Rome để xây dựng lịch trình chung về các hoạt động và sáng kiến kỷ niệm Năm Italy - Việt Nam, được chia làm 3 thời điểm quan trọng tại Italy.
Đầu tiên là Lễ khai mạc sẽ diễn ra ngày 31/3 với một buổi trình diễn thời trang của Việt Nam tại Rome, một ngày sau cuộc họp Tham vấn chính trị giữa Thứ trưởng Maria Tripodi và Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Thứ hai sẽ là lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa Italy và Việt Nam, diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm Italy của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Võ Văn Thưởng. Thứ ba sẽ là lễ bế mạc Năm Italy - Việt Nam 2023, dự kiến vào cuối năm.
Trong suốt cả năm, một loạt sáng kiến, cả ở Italy và Việt Nam, như triển lãm, lễ hội, hội thảo, gặp gỡ các nhà thiết kế đương đại, sự kiện giới thiệu văn học, điện ảnh và nghệ thuật thị giác, thời trang và ẩm thực, sẽ được tổ chức để kỷ niệm tình hữu nghị tốt đẹp giữa hai quốc gia và sẽ cho phép người dân hai nước hiểu nhau hơn.
Sự kiện văn hóa đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam đã thành công rực rỡ và thật tuyệt vời đối với tôi khi có thể tham gia vào sự kiện này trong chuyến thăm Việt Nam gần đây, đó là buổi hòa nhạc Ngày Valentine tại Nhà hát Lớn Hà Nội, do Dàn nhạc Giao hưởng Sài Gòn biểu diễn. Dàn nhạc với sự tham gia của các nghệ sĩ Italy đã trình diễn một tiết mục âm nhạc cổ điển của Italy và để tưởng nhớ nhà soạn nhạc vĩ đại Ennio Morricone. Tất cả những điều này chứng tỏ tầm quan trọng to lớn của ngày kỷ niệm đối với cả Italy và Việt Nam. Biểu tượng của cam kết chung này là logo, được thiết kế cùng nhau để đồng hành cùng tất cả sáng kiến tại Italy và Việt Nam, có giá trị biểu tượng to lớn, khẳng định tình cảm hữu nghị và hợp tác mạnh mẽ giữa hai nước.
Theo Thứ trưởng, Italy và Việt Nam cần làm gì để quan hệ song phương tiếp tục phát triển trong thời gian tới?
Tình hữu nghị và đoàn kết đặc trưng cho mối quan hệ giữa Italy và Việt Nam trong 50 năm qua là nền tảng tuyệt vời để xây dựng tương lai chung. Để phát triển hơn nữa quan hệ song phương, Italy hy vọng có thể tăng cường đối thoại chính trị và hiểu biết lẫn nhau, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp. Vào cuối năm nay, việc ký kết Kế hoạch Hành động 2024 - 2026 của Văn kiện Đối tác Chiến lược sẽ cho phép Italy và Việt Nam "đổi mới" cam kết chung và mở rộng phạm vi con đường mà hai nước đã cùng nhau đi đến thành công cho đến nay, tạo cơ sở vững chắc để tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ tốt đẹp vốn có.
Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Iran mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào các dự án dầu khí Bộ Dầu mỏ Iran đã đưa ra một tuyên bố bày tỏ sự sẵn sàng nhận các đề nghị đầu tư nước ngoài vào các dự án dầu khí trong nước. Ảnh minh họa Thông báo này được đưa ra sau khi một quan chức cấp cao của Ả Rập Xê-út tuyên bố sẵn sàng đầu tư vào các dự án phát triển...