Câu nói của bà bán hương ở Huế khiến chàng trai nán lại, chuyện phía sau còn cảm động hơn
Dù công việc bán hương khá vất vả với cụ bà đã ngoài 70, thu nhập lại bấp bênh nhưng những việc cụ làm được khiến nhiều người ngưỡng mộ.
“Con không mua mệ (bà) vẫn cho mượn…”
Đó là câu nói của cụ bà bán hương ở làng Thuỷ Xuân – Huế khiến cho Nhất Nam (23 tuổi, đến từ Hải Phòng) ấn tượng và quyết định nán lại trò chuyện với bà.
Nhất Nam vốn là một chàng trai đam mê du lịch, khám phá các địa điểm nổi tiếng trong nước. Dịp Tết vừa qua, Nhất Nam chọn dừng chân ở cố đô Huế, và đã có chuyến đi 4 ngày 3 đêm để khám phá vẻ đẹp cổ kính của kinh đô xưa.
Đến với Huế, 9x Hải Phòng không quên ghé thăm làng hương Thủy Xuân, nằm cách thành phố Huế khoảng 7 km về hướng tây nam, đây là làng hương truyền thống lớn nhất xứ Huế nổi tiếng hàng trăm năm nay.
Nhất Nam chọn Huế là điểm đến cho chuyến đi đầu năm của mình
” Đến làng hương, mình đi một vòng ngắm nhìn và ấn tượng nhất với quán của bà Tuyết nên ghé vào. Câu đầu tiên khi nhìn thấy mình là bà niềm nở giới thiệu, bảo mình chụp hình đi và cầm chiếc nón lá ra nói: “Con không mua hương mệ vẫn cho mượn nón để chụp hình.”
Mình có thiện cảm ngay lập tức và yêu mến giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp của bà cực kỳ. Mình có ngồi xuống nói chuyện thì được biết bà năm nay đã ngoài 70 tuổi, bà theo ông ngoại làm hương trầm từ năm lên 9 và gắn bó đến nay.
Những người làm hương như bà có thêm công việc bán hàng lưu niệm, đón khách tham quan. Với bà, khi có nhiều người quan tâm, lan tỏa nghề truyền thống của làng, đó là điều vui nhất.” - Nhất Nam kể.
Cuộc gặp tình cờ với cụ bà ở làng hương xứ Huế để lại cho Nhất Nam nhiều cảm xúc
Hằng ngày cứ đều đặn vào sáng sớm, bà Tuyết tất bật dọn hàng, xòe những bó chân hương rực rỡ sắc màu lên kệ, treo những chiếc nón lá lên trên cao. Hễ có khách đi qua, bà niềm nở mời bằng chất giọng Huế ấm áp: “Con ơi, chụp ảnh đi con”.
Cái duyên đến với việc thiện nguyện
Không chỉ niềm nở, nhiệt tình với du khách bằng nụ cười hiền hoà và giọng nói ấm áp, cụ bà Tôn Nữ Ánh Tuyết còn khiến nhiều người yêu mến khi chia sẻ về việc thiện nguyện mà mình đang làm.
Theo đoạn clip mà chàng trai đến từ Hải Phòng chia sẻ, trong cuộc trò chuyện với bà Tuyết, anh chàng may mắn được nghe bà kể về cơ duyên khiến bà gắn bó với các bệnh nhi ung thư.
“Một lần vào viện thăm bạn thân bị ung thư, bà gặp một bệnh nhi bị ung thư giác mạc. Thương em bé mới 5 tuổi đã mắc phải bạo bệnh, bà dồn hết tất cả được 100.000 đồng tặng cho em. Xem lần gặp đó như một cái duyên, từ đó cứ mỗi tháng bà lại trích ra một khoản tiền từ việc buôn bán và ít bánh kẹo mang vào viện, động viên các bệnh nhi mắc bệnh hiểm nghèo.
Dù nắng hay mưa, bệnh dịch khiến làng hương vắng khách, bà vẫn bán hàng để có tiền giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. T hu nhập bấp bênh nên số tiền bà giúp đỡ các em mỗi tháng cũng không nhiều, nhưng mình biết nó chứa đựng tất cả tấm lòng của bà”.
Câu chuyện của người phụ nữ bán hương khiến chàng Tiktoker cảm động.
Chủ nhân đoạn clip cho hay anh chàng rất vui vì câu chuyện về mệ Tuyết ở làng hương Thuỷ Xuân ngay sau khi được chia sẻ đã nhận về nhiều sự quan tâm của cộng đồng.
5 địa điểm lập dị các YouTuber từng can đảm đặt chân đến
Một số Youtuber đã đưa niềm đam mê du lịch của họ lên một bước xa hơn, và thậm chí đã liều mạng khám phá những nơi nguy hiểm để đăng tải trải nghiệm của mình.
Kurt Caz, một Youtuber người Nam Phi đã liều mạng khi quay video. Anh bị bỏ lại một mình trên đỉnh đồi trong khu ổ chuột Rimac ở Lima, Peru.
Anh ta đi lang thang trên những con phố gần như vắng vẻ, mặc cho mọi người cảnh báo anh ta không được đi lang thang xung quanh khu vực nếu không anh ta sẽ bị cướp hoặc giết.
Shiey, một Youtuber tại Mỹ được biết đến với nhiều lần ghé thăm Chernobyl. Anh ta đã đi đến khu vực nguy hiểm này, khám phá các tòa nhà tồi tàn, và dành một đêm trong một căn hộ trống. Anh ta thậm chí còn leo lên radar Duga, một thiết bị khổng lồ từ thời Liên Xô.
Các video của anh ấy đã bị chỉ trích vì đến thăm Chernobyl, nhưng chúng ta không thể bỏ qua bản lĩnh phiêu lưu thực sự của anh ấy.
Jacob Laukaitis, một Youtuber người Litva đã đến thăm Syria để khám phá đất nước này. Anh đã phỏng vấn người dân địa phương, cho thấy những cảnh quan siêu thực của Syria, quay video các tòa nhà bị đánh bom và những con đường vỏ chai, ghé thăm các cửa hàng cà phê sang trọng và thậm chí là một trung tâm mua sắm quy mô lớn.
Anh ấy đã miêu tả người dân Syria dưới ánh sáng tích cực bất chấp những tiêu cực mà họ đang nhận được.
Mike Corey, một vlogger du lịch người Canada đã đến thăm Miệng núi lửa khí Darvaza, nổi tiếng với tên gọi "Cánh cửa địa ngục", ở Turkmenistan. Đó là một hố lửa lớn đã bùng cháy từ những năm 1970. Trong chuyến đi đến Cánh cửa địa ngục, Mike đã liều mạng nướng kẹo dẻo gần miệng hố.
Những người dẫn chương trình của kênh YouTube có tên "Yes Theory", gồm Thomas Brag, Ammar Kandil và Matt Dajer đã đi đến con đường nguy hiểm nhất trên thế giới, "Con đường tử thần". Con đường này ở Bolivia nổi tiếng với những người thích cảm giác mạnh vì độ nguy hiểm của nó. Nhóm chỉ ra cách họ đã lái xe trên con đường đầy rủi ro nơi có 300 người chết mỗi năm.
Travel blogger Trang Olive: Mắc kẹt ở Nhật 6 tháng giúp mình có thêm nhiều kinh nghiệm sống quý báu! Khác với những người làm du lịch buộc phải "stay at home" bất đắc dĩ trong suốt 2 năm trời vì dịch bệnh, Trang Olive lại may mắn hơn một chút vì bên cạnh công việc của một travel blogger, cô bạn này còn đang làm việc tại một công ty đa quốc gia. Với những người đam mê du lịch, đặc biệt...