“Cậu nhỏ” cương lên không thẳng, phải làm sao?
“Cậu nhỏ” của tôi khi “lên” không được cứng và hơi vòng xuống dưới. Lấy tay đẩy từ ngoài vào thì gấp khúc ở đoạn 2/3.
Tôi không thể quan hệ được với bạn khác giới. Cho hỏi có chữa được không?
Ảnh minh họa
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới, rối loạn cương là tình trạng không duy trì độ cương cứng của dương vật để duy trì hoạt động tình dục.
Qua những mô tả của bạn, có thể nghĩ đến rối loạn cương. Tuy nhiên bạn cần cung cấp thêm những thông tin như: tuổi, thời gian bắt đầu khởi phát bệnh, bạn có bệnh tim mạch hay tiểu đường không, mức độ ham muốn tình dục…
Video đang HOT
Qua mô tả hình dáng dương vật của bạn cũng cho một gợi ý về bệnh cong dương vật. Đối với vấn đề rối loạn cương, điều trị đạt hiệu quả cao với các thuốc uống. Còn cong dương vật thì có thể phẫu thuật chỉnh thẳng. Bạn nên đi khám ở các bệnh viện có chuyên ngành nam học để các bác sĩ có thể tư vấn và đưa ra hướng điều trị cụ thể hơn.
Theo VNE
Bạn có nguy cơ bị rối loạn cương?
Bạn có biến chứng sức khỏe khác không (ví dụ, tiểu đường, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, cholesterol cao)?
Bạn có thể bị rối loạn cương mà đôi khi không hay biết? Thậm chí cả những người đàn ông khỏe mạnh nhất cũng có thể bị các vấn đề về "hiệu suất" mà không biết phải làm gì với nó, và cảm thấy bị cô lập khi cố gắng tìm hiểu nguyên nhân. Thực tế, một cuộc khảo sát gần đây được tiến hành tại Đại học Y khoa Chicago cho thấy hơn một nửa số bác sĩ không thường xuyên hỏi bệnh nhân của mình xem họ có đang gặp vấn đề tình dục hay không.
Vì vậy, nếu bạn chưa có (hoặc không muốn có) cuộc "hội ý"với bác sĩ, bạn có thể tự thiết lập sự tham khảo ý kiến với một chuyên gia: J. Stephen Jones, MD, bác sĩ tiết niệu từ Cleveland Clinic. Một số câu hỏi phổ biến phỏng vấn từ bác sĩ sẽ giúp bạn giải mã bạn đang có nguy cơ rối loạn cương hay không.
Bạn có thường xuyên không đạt được sự cương cứng không?
Điều này nghe thì có vẻ như không có gì lạ, nhưng có một sự khác biệt lớn giữa đôi khi có khó khăn trong việc cương dương và rối loạn chức năng cương dương. Đôi khi hoàn cảnh cuộc sống cụ thể có thể ảnh hưởng đến khả năng của một người đàn ông để thực hiện chức năng cương dương (thiếu ham muốn, uống rượu quá mức, lo lắng, v.v...), nhưng nếu "cái ấy" của bạn thường xuyên "im lìm", đó có thể là một chẩn đoán rõ ràng nhất về rối loạn cương dương, bác sĩ Jones cho biết.
Bạn có biến chứng sức khỏe khác không (ví dụ, tiểu đường, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, cholesterol cao)?
Theo bác sĩ Jones: "Bất kỳ tình trạng sức khỏe nào là nguyên nhân gây xơ cứng động mạch sẽ ảnh hưởng đến số lượng của lưu lượng máu đến dương vật". Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ loại bệnh thần kinh hoặc một bệnh nào làm thay đổi hiệu quả của sự lưu thông máu, điều này có thể làm giảm cơ hội để bạn có khả năng cương dương.
Bạn có thừa cân không?
Sức khỏe tổng thể của bạn đóng một vai trò đáng kể trong việc bạn có thể đạt sự cương cứng hay không; và người đàn ông thừa cân có nguy cơ có rối loạn cương cao. Trong thực tế, một nghiên cứu đăng trên The Journal of Sexual Medicine cho thấy rằng một số trạng thái nhất định liên quan với béo phì, đặc biệt là tăng huyết áp (huyết áp cao), là yếu tố quyết định quan trọng của rối loạn cương liên quan đến béo phì.
Bạn có duy trì lối sống ít vận động không?
Trong khi béo phì là một dấu hiệu cảnh báo rõ ràng và hữu hiệu, nhưng một số đàn ông không ưa hoạt động dường như lại không hiểu rõ về điều này. "Thành thật mà nói, không quan tâm đến các bài tập thể dục sẽ ảnh hưởng đến khả năng cương dương của bạn", ông Jones nói. Tuy nhiên, có một cách để giúp bạn cải thiện tình trạng nhanh chóng.
Nghiên cứu thực hiện tại trường Harvard School of Public Health cho thấy rằng những người đàn ông có hoạt động thể dục tích cực trong 20-30 phút mỗi ngày sẽ giảm một nửa khả năng phát sinh các vấn đề về cương dương so với những người đàn ông ít vận động.
Bạn có hút thuốc không?
Hút thuốc lá, rượu và các loại thuốc kích thích đều có thể góp phần trong việc gây tổn hại các mạch máu của bạn, một nguyên nhân hàng đầu của rối loạn cương. Không có gì bất ngờ khi từ bỏ những thói quen khó chịu có thể giúp bạn tránh được những phiền não. Trong thực tế, một nghiên cứu đăng trong Tạp chí American Journal of Preventive Medicine đã phát hiện ra rằng bệnh nhân rối loạn chức năng cương dương bỏ hút thuốc lá đã có một cơ hội cải thiện rối loạn cương tốt hơn nhiều (91,5%) so với những người không bỏ thuốc lá.
Nếu bạn cho câu trả lời "Có" cho tất cả những câu hỏi này, tình hình cũng chưa phải là tồi tệ nhất như bạn thấy. Với một số thay đổi đơn giản và lành mạnh, bạn đã có thể cải thiện cuộc sống của mình. Bác sĩ Jones khuyến cáo nên đến gặp bác sĩ để thảo luận về phương pháp điều trị thay thế.
Theo VNE
Khi quý ông mắc chứng "Gà rót" "Gà rót" là từ lóng của giới chọi gà, chỉ con gà đã thua một lần, hễ gặp lại đối thủ là bỏ chạy. Trong chuyện chăn gối, cũng có những trường hợp tương tự. Tôi từng tiếp một bệnh nhân bị chứng "gà rót" rất nặng. Anh đại bại trong lần đầu tiên với vợ do vợ than đau, trầy trật mãi...