“Cậu nhỏ” cương lâu quá làm giãn tĩnh mạch thừng tinh?
Từ lúc dậy thì đến giờ đêm ngủ dương vật em cứ cương từ đêm đến sáng. Có phải vì thế mà em bị giãn tĩnh mạch thừng tinh?
ảnh minh họa
Em lập gia đình gần 4 năm. Lúc đầu có tránh thai bằng bao cao su khoảng 2 năm. Sau đó để có tự nhiên gần 2 năm mà chưa có em bé.
Gần đây em có đi khám tại BV Bình Dân, siêu âm bị giãn tĩnh mạch thừng tinh trái nên tinh dịch đồ kém. Đủ số lượng tinh trùng nhưng tỉ lệ sống có 25%,A là 3%, B là 10%. Em không bị viêm nhiễm gì hết.
AloBacsi cho em hỏi có phải do dương vật của mình cương lâu quá trong thời gian dài mà gây giãn tĩnh mạch không? Vì từ lúc dậy thì đến giờ đêm ngủ thì dương vật em cứ cương từ đêm đến sáng thôi. Em còn bị xuất tinh sớm nữa (khoảng 30-40 giây).
Xin hỏi em có cần phẫu thuật tĩnh mạch không? Vợ chồng em thả tự nhiên gần 2 năm nhưng tần suất quan hệ cũng không đều lắm (10 ngày, nửa tháng mới gần gũi 1 lần). AloBacsi cho em hỏi tần suất bao lâu nên quan hệ 1 lần để dễ có em bé?
Chào bạn,
Đọc phần câu hỏi của bạn thì bác sĩ thấy có 2 vấn đề lớn bao gồm giãn tĩnh mạch thừng tinh và khả năng thụ tinh.
Video đang HOT
Thứ nhất, giãn tĩnh mạch thừng tinh do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng tổn thương van tĩnh mạch thừng tinh làm máu ứ ở tĩnh mạch thừng tinh, từ đó làm giãn tĩnh mạch. Nếu để lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của tinh trùng. Chưa có tài liệu nào chỉ ra sự liên hệ giữa việc cương cứng lâu của dương vật với giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể dùng thuốc hoặc dùng phương pháp phẫu thuật. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp tùy thuộc vào mức độ của giãn tĩnh mạch và nhu cầu của bệnh nhân cũng như điều kiện phẫu thuật của bệnh viện.
Thứ hai, về vấn đề thụ tinh, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, để có xác suất thụ thai cao nhất thì vợ chồng nên quan hệ đều đặn, liên tục tùy theo sức khỏe của bạn. Quan hệ vợ chồng càng gần ngày rụng trứng (trước và sau) thì càng dễ có em bé.
Theo VNE
4 cách phòng bệnh trĩ đơn giản dân văn phòng nên biết
BSCK II Hoàng Đình Lân, Phó Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng Việt Nam đã đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp bạn chủ động phòng ngừa bệnh trĩ
Người xưa có câu "Thập nhân cửu trĩ" - 10 người thì có đến 9 người mắc trĩ cho thấy bệnh trĩ có thể gặp ở bất cứ ai.
Theo BSCK II Hoàng Đình Lân, bệnh trĩ là tình trạng giãn quá mức đám tĩnh mạch ở vùng hậu môn- trực tràng. Chỉ cần có chèn ép, cản trở lâu dài sự lưu thông mạch máu ở đây là bệnh trĩ có thể xuất hiện. Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng như đau rát, chảy máu, sa búi trĩ và ngứa hậu môn.
Một số triệu chứng thường gặp và gây khó chịu cho người bị bệnh trĩ như:
- Đại tiện ra máu đỏ tươi. Đây là triệu chứng sớm nhất và cũng là triệu chứng thường gặp. Lúc đầu chảy máu kín đáo, về sau máu chảy thành giọt hoặc phun thành tia như cắt tiết gà.
- Đau vùng hậu môn, cũng có thể không đau hoặc đau nhẹ. Đau nhiều khi có tắc mạch hoặc nứt hậu môn.
- Sưng nề vùng hậu môn: Khi có đợt cấp hoặc khi trĩ sa ra ngoài, có thể búi trĩ sưng khá to.
- Rỉ nước và ngứa vùng hậu môn do viêm ống hậu môn.
Do đó, khi thấy các triệu chứng như mô tả ở trên, bạn cần khám chuyên khoa hậu môn - trực tràng hoặc ngoại tiêu hóa để có thông tin chính xác bệnh tình và có hướng điều trị thích hợp.
Theo BS. Lân, nguyên nhân gây bệnh thường do tư thế làm việc đứng hoặc ngồi quá lâu, rối loạn nhu động ruột (táo bón, ỉa chảy, mót rặn), bệnh có tính chất gia đình, có những bệnh phối hợp như tăng áp lực tĩnh mạch trĩ, bệnh đường sinh dục, tiết niệu, hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt.
Trong số đó, táo bón là tác nhân gây bệnh trĩ nhiều nhất và cũng mang lại nhiều phiền toái nhất làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.
Chính vì thế, với người chưa mắc bệnh hoặc với bệnh nhân đã điều trị trĩ, cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh trĩ, phòng trĩ tái phát như:
1 - Chế độ ăn nhiều rau xanh quả tươi, uống đủ nước (>1.5 lít nước/ngày), hạn chế đồ ăn cay, nóng như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu để tránh táo bón và suy mạch.
2 - Vận động cơ thể hàng ngày khoảng 30 phút như đi bộ, bơi lội,.... Tránh đứng nhiều, ngồi lâu hoặc ngồi xổm.
3 - Tập thói quen đi cầu hàng ngày bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào một giờ nhất định.
4 - Vệ sinh bằng nước ấm hoặc sau mỗi lần đi cầu.
Để chữa trĩ, BS. Lân khuyến cáo nên kết hợp bằng YHCT kết hợp y học hiện đại.
Ngoài ra, có thể lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược có tác dụng hỗ trợ chống táo bón, bền tĩnh mạch trĩ, phòng trĩ tái phát hiệu quả... nhưng phải có tư vấn của thầy thuốc chuyên khoa hậu môn trực tràng.
Không nên dùng thuốc theo mách bảo, không rõ nguồn gốc tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Theo Sức khỏe đời sống
Nỗi lo táo bón và bệnh trĩ Trĩ là bệnh được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch. Bệnh này rất hay gặp ở những người đứng nhiều, ngồi nhiều, ít đi lại, táo bón kinh niên, hội chứng lị và các nguyên nhân làm tăng áp lực ở ổ bụng. Ảnh minh họa Táo bón là nguyên nhân chính gây bệnh trĩ - Khi bị...