Câu hỏi xót xa của bé gái bị ung thư máu: “Mẹ ơi hồi nhỏ mẹ cũng bị như con à? Mẹ cũng bị chọc tủy ạ? Có đau không?”
Ngày bác sĩ chẩn đoán con bị ung thư máu, chị Hiền như bị “sét đánh ngang tai”. Rồi những ngày tháng con nằm viện điều trị, mái tóc tơ thưa dần, lộ mảng da trắng hếu. Tay chân chi chít những vết tiêm, vết truyền, vết vỡ ven…
Có dịp được trải lòng trên mạng xã hội, chị Hiền Trần (đến từ Đồng Hới, Quảng Bình) đã kể về cô con gái bé bỏng của mình. Người phụ nữ gọi con – bé Nguyễn Ngọc Thiên Chi (10 tuổi) là “đóa hoa hương dương” rực rỡ. Bởi con luôn nỗ nực vì 1 tương lai tươi sáng, dù cuộc sống có nhiều chông gai thế nào!
Cô bé Thiên Chi ( 10 tuổi) từng có khoảng thời gian dài chiến đấu với căn bệnh ung thư máu.
Ngay từ lúc sinh ra, Thiên Chi đã không có cuộc sống may mắn như các bạn đồng trang lứa. Khi đó, chị Hiền đang là giáo viên dạy hợp đồng, lương 3 cọc 3 đồng. Còn cha của Thiên Chi lại ham mê cờ bạc, mê cá độ bóng đá đến mức lừa lấy sổ tiết kiệm chị Hiền dành dụm cho con, rồi bán luôn cả nhà, lấy luôn cả sổ lương của bố mẹ để nướng vào “kiếp đỏ đen”.
Chưa hết, mỗi lần về nhà, cha của Thiên Chi lại hành hạ vợ con. Chị Hiền thương mình thì ít, xót con phần nhiều. Bởi em còn quá nhỏ để chứng kiến những cảnh không hay đó từ bố mẹ. Cuối cùng, không thể chịu đựng, chị Hiền quyết định ôm con về mẹ đẻ. Khi đó Thiên Chi mới lên 5 tuổi. Năm cô bé lên 6 tuổi, cha vì vỡ nợ đã bỏ đi biền biệt. Từ đó đến giờ em không gặp lại cha mình.
Sốc không đứng vững khi nhận tin con gái bị ung thư máu
Sau khi về ở với bà ngoại, Thiên Chi được mọi người yêu thương. Chị Hiền cứ nghĩ sóng gió đã qua rồi. Cho đến 1 hôm, chị nghe tin sét đánh bên tai: Bé con của chị mắc bệnh ung thư máu!
Chị Hiền nhớ lại, khoảng năm lên 6 tuổi, Thiên Chi thường hay kêu mệt. Trong 1 tháng mà em bị sốt những 2 lần, lần nào cũng trên 38 độ C. Đến năm 7 tuổi, cô bé bắt đầu ăn kém, da dẻ xanh xao hơn. Từ đầu gối trở xuống, Thiên Chi thường xuyên xuất hiện những vết bầm tím. Ban đầu chị Hiền cứ nghĩ con đang học múa, do hiếu động nên mới va đập vào đâu đó dẫn đến bị thương. Nhưng dần dần, cứ thấy vết bầm này vừa mờ đi, thì vết bầm khác lại xuất hiện, chị Hiền cảm thấy lo lắng và đưa con đi viện khám.
Hình ảnh của Thiên Chi những ngày đầu nhập viện.
” Bác sĩ kiểm tra lâm sàng thì thấy con da xanh, môi nhợt nhạt, bụng trướng nên đề nghị mình cho Thiên Chi làm xét nghiệm máu gấp. Sau khi làm xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán con bị xuất huyết dạng ủng và khuyên nên nhập viện để điều trị.
Hôm sau mình lại đưa Thiên Chi vào Huế để kiểm tra 1 lần nữa. Tại đây các bác sĩ cũng khuyên nên nhập viện gấp. Tuy nhiên, vì đi không chuẩn bị gì nên mình xin về Quảng Bình nhập viện. Hôm sau tại bênh viện ở Quảng Bình, các bác sĩ chẩn đoán con bị ung thư máu và khuyên mình nên đưa Thiên Chi ra viện Nhi hoặc viện Huyết học Hà Nội – Truyền máu TW để chọc tủy kiểm tra chính xác.
Mình đưa cháu ra Hà Nội kiểm tra tủy, kết quả cháu bị Bạch cầu cấp thể tủy M3 (ung thư máu)” - chị Hiền nhớ lại.
Video đang HOT
Lúc nhận được tin con mắc căn bệnh quái ác, người mẹ này sốc không đứng vững. Chị cứ nghĩ những tổn thương con phải chịu trong quá khứ đã là quá đủ rồi, thật không ngờ, tai ương lại ập đến nhà chị, ập xuống bé Thiên Chi 1 cách phũ phàng như thế!
Mỗi lần lấy máu lại cầu cứu mẹ, quỳ ở cửa sổ mếu máo đòi về nhà…
Ngày biết mình bị bệnh, Thiên Chi vẫn còn quá nhỏ để nhận thức. Cô bé cứ nghĩ mình ốm đau cảm sốt như mọi lần. Điều này khiến chị Hiền càng xót xa. Nhìn con thơ ngây, chẳng hiểu gì hết mà tim chị như có ngàn vết cắt.
Chị Hiền kể: ” Giai đoạn đầu điều trị, 1 tuần con phải lấy máu 3 lần. Những hôm đó phải dậy rất sớm. Mỗi lần lấy máu là phải đủ 7- 8 ống nghiệm. Bị lấy nhiều máu như thế, Thiên Chi rất sợ, khóc toáng lên. Con cầu cứu mẹ. Mình ở ngoài chứng kiến vừa đau, vừa xót xa.
Rồi lúc truyền hóa chất thì con mệt, mếu máo đòi về nhà. Con cứ quỳ ở cửa sổ, nhìn ra ngoài và liên tục kêu nhớ mệ ngoại (bà ngoại). Thấy con đau khổ, mình cũng chẳng kiềm được nước mắt…”.
Khi tóc rụng gần hết vì ảnh hưởng của hóa trị, Thiên Chi tự ti lắm, không dám ra ngoài, không dám đến trường.
Khó khăn chưa dừng lại ở đó. Chỉ sau 1 thời gian điều trị, chị Hiền đau thắt khi nhìn cơ thể con chi chít những vết tiêm, vết truyền, vết vỡ ven… Rồi Thiên Chi gầy sọp đi. Sau đó con bị sốt, bị co giật, nói mê sảng… Đặc biệt là mái tóc tơ dài của con thưa thớt dần, lộ ra cả 1 mảng da trắng hếu.
“Lúc tóc rụng, mình toàn phải giấu đi không cho con nhìn thấy. Khi tóc con rụng gần hết thì mình phải cắt ngắn đến mang tai. Thiên Chi nhạy cảm lắm, không cho mình cắt. Con sợ trọc đầu như các bạn ở trong phòng, rồi mai này trở về trường sẽ bị cười chê.
Mình phải dỗ dành con, nói rằng có cắt đi thì tóc mới mọc ra đẹp được. Mãi sau con mới chịu. Nhưng mình phải móc cho con 1 cái mũ kiểu turban để bạn ấy không cảm thấy mặc cảm” - người mẹ tâm sự.
Trải qua 3 năm chiến đấu với bệnh ung thư quái ác, Thiên Chi dần dần quen với việc phải lấy máu, truyền hóa trị và uống thuốc. Con đã thôi hỏi mẹ những câu đại loại như : “Mẹ ơi hồi nhỏ mẹ cũng bị như con à? Mẹ cũng bị chọc tủy ạ? Có đau không mẹ?”.
May mắn do con còn nhỏ, chưa ý thức được sự nguy hiểm của căn bệnh, không thể nhớ hết được những đau đớn mà mình đã trải qua… nên Thiên Chi vẫn hồn nhiên như đúng lứa tuổi của mình.
Con dần dần quen với diện mạo mới, đã thôi tự tin về ngoại hình khác biệt.
” Bây giờ con cũng chưa hiểu ung thư máu là gì, cứ nghĩ mình ốm sốt như mọi bệnh khác thôi. Nhưng cũng chính vì thế mà lúc đầu con thường lén mẹ vứt thuốc đi và không chịu uống. Thể M3 của cháu có thuốc đặc trị riêng. Lúc đó trong viện không còn nên mình phải liên hệ mua ngoài, mỗi viên là 50.000 đồng. Mua 1 hộp hết 5 triệu. Mỗi ngày Thiên Chi phải uống 2 viên, thế mà lúc đầu mới uống, con thường lựa lúc mẹ không để ý rồi vứt thuốc đi.
Rồi cách ăn uống cũng thế, con thích ăn những món đồ chiên rán, mì tôm. Những món đó thường sẽ gây men gan cao nên bác sĩ không cho ăn. Con lại khóc lóc vật vã đòi mẹ. Mà hầu hết trong viện cháu nào cũng thế, đều thích ăn những món đó. Những món bổ dưỡng thì con lười ăn lắm, có khi chả động đến. Mẹ ép ăn thì phụng phịu, dỗi hờn”.
Sau 4 đợt truyền hóa trị, giờ đây tình trạng có Thiên Chi đã có tiến triển tích cực hơn. Con không phải tiếp tục truyền nữa mà uống thuốc duy trì. Mỗi tháng Thiên Chi phải ra viện Huyết học Hà Nội 1 lần để thăm khám lại và lấy thuốc.
Thời gian trị bệnh, chiến binh dũng cảm vẫn dành 3 giải karatedo
Thời gian ở viện khá dài, Thiên Chi bắt đầu làm quen với các bạn trong phòng. Cô bé là người hòa đồng, dễ chơi nên chẳng mấy mà có 1 hội bạn thân ở viện. Chị Hiền kể, để động viên các con và tạo sân chơi bổ ích cho các bé quên đi đau đớn, mệt mỏi, bệnh viện đã tổ chức các cuộc thi nhí như thi vẽ tranh, thành lập đội văn nghệ… Thiên Chi hào hứng tham gia lắm.
Dù hàng ngày vẫn phải tiêm, uống thuốc, có những hôm con đau đớn, mệt mỏi vì phải truyền hóa chất, chọc tủy… nhưng Thiên Chi vẫn tham gia hết mình. Khoảnh khắc hòa mình vào cuộc vui, cô bé hướng dương như quên đi mọi muộn phiền. Con nở nụ cười toe, tươi rói. Điều đó khiến chị Hiền vui lây và an ủi 1 phần nào…
Thiên Chi rất thích các hoạt động văn nghệ, các cuộc thi vẽ tranh…
Sau 4 đợt hóa trị, Thiên Chi trở về quê hương để học tập. Thời gian đầu con ngại ngùng vì ngoại hình đặc biệt của mình. Song dần dần có cô giáo, mẹ và các bạn động viên, cô bé lại vui vẻ trở lại. Ở trường con cũng tham gia đội văn nghệ. Đặc biệt Thiên Chi còn là thành viên của CLB karatedo. Thậm chí cô bé nhỏ nhắn này còn giật được giải 3 huy chương đồng cấp tỉnh về môn võ thuật này ngay trong khoảng thời gian điều trị bệnh.
Cô bé còn tham gia CLB Karate-do và giành được giải 3 huy chương đồng cấp tỉnh.
Ngoài ra con cũng hăng hái tham gia các hoạt động văn nghệ ở trường.
Thấy con mạnh mẽ, chị Hiền cũng mạnh mẽ theo. Với chị con đúng là 1 chiến binh dũng cảm. Điều chị Hiền mong ước nhất bây giờ là con gái có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Thiên Chi có rất nhiều hoài bão. Cô bé có thể kể về ước mơ của mình cho mẹ nghe cả ngày không chán. Chị Hiền mong rằng, những mong ước của con có thể thành hiện thực. Chị sẽ làm tất cả mọi thứ vì con!
Tình hình sức khỏe của bé 18 tháng nghi bị cô giáo bạo hành bầm tím khắp mặt phải nhập viện điều trị
Ngay khi nắm được thông tin sự việc, cơ quan chức năng đã vào cuộc xác minh.
Mới đây, ông Nguyễn Trung Trực, Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong (Bình Thuận) đã chính thức thông tin về vụ việc cô giáo giữ trẻ H (thị trấn Liên Hương) bị tố đánh bé 18 tháng tuổi đến nhập viện. Trong đó, có phần chia sẻ về tình hình sức khỏe của em bé sau khi điều trị.
Theo ông Trực, đến chiều ngày 17/4, bé D (tên cháu bé) đã được xuất viện, sức khỏe cơ bản ổn định. Phụ huynh của cháu và cô giáo là bạn bè thân thiết nên sau khi sự việc xảy ra, hai bên đã tự thỏa thuận, không yêu cầu bồi thường hay điều tra.
Ảnh minh họa
Bài đăng đang chia sẻ trên mạng xã hội là do một người thân của cháu D, khi thấy có dấu hiệu bạo hành đã chụp ảnh và chia sẻ thông tin.
Về phần cô giáo H, người này phủ nhận việc đánh trẻ như lời đồn thổi. Theo báo Người lao động, khi làm việc với đoàn kiểm tra về nguyên nhân xảy ra nhiều vết bầm thâm tím trên mặt, mũi, miệng của cháu V.Đ.D., bà H. cho rằng: Do cháu chạy vì sợ té ngã nên bà đưa tay cản lại dẫn đến mặt cháu đập xuống nền nhà, dẫn đến có nhiều vết thâm. Vì lo sợ phụ huynh đón con thấy quở trách nên bà H. dùng nước đá cục để chườm và có mua thuốc tây về cho cháu uống dẫn đến vết bầm thâm nhiều hơn(?!).
Những vết thương trên mặt trẻ mà bà H cho là bị ngã té...
Đáng chú ý, điểm giữ trẻ của bà H chỉ mới hoạt động được 15 ngày. Khi sự việc xảy ra, thị trấn Liên Hương đã cho đóng cửa điểm giữ trẻ này.
Hiện tại, bà H đã khóa tài khoản cá nhân và số điện thoại di động. Tuy nhiên, bài viết việc và H bị tố đánh trẻ 18 tháng nhập viện vẫn đang được chia sẻ và nhận về rất nhiều phẫn nộ.
Con gái kể chuyện về "hai người kỳ lạ", chỉ vài dòng tin nhắn cũng đủ diễn tả tình yêu lớn Đúng là trên đời chẳng ai yêu và quan tâm con nhiều bằng cha mẹ! "Một người nhắn tin chẳng bao giờ đủ dấu, đôi lúc lại sai chính tả loạn lên, nhưng cứ giữa tuần là lại ngồi gõ gõ, xem cuối tuần con gái có về được không. Một người thì rõ là nhớ con đấy, nhưng chẳng bao giờ thấy...