Cậu học trò mồ côi vừa đỗ ĐH Bách khoa Hà Nội: ‘Em xin nhường sự giúp đỡ cho người khác’
Vượt qua những mất mát, đau thương của hoàn cảnh gia đình, Đinh Minh Triều (SN 2003) ở xóm 8 thôn Trình Nhất Đông, xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình vẫn cố gắng học tốt để trở thành tân sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội.
Với nhiều người, Đinh Minh Triều là một nam sinh có hoàn cảnh rất đặc biệt. Không có bố từ nhỏ, mình mẹ nuôi Triều ăn học đến năm cậu học lớp 8 thì mẹ mất đột ngột. Thương cháu nên cô Đinh Thị Nụ (dì của Triều) đưa em về nhà nuôi dưỡng.
“Lúc mẹ mất cũng là lúc em lên đường đi thi học sinh giỏi toán cấp huyện. 10 giờ sáng cùng ngày em về chịu tang mẹ. Từ đó em được dì – người mẹ thứ hai nuôi dưỡng”, Triều kể.
Không phụ lòng mong mỏi của mẹ và mọi người, sau kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Thái Bình, Triều xuất sắc đỗ vào trường THPT Chuyên Thái Bình.
Suốt những năm tháng học cấp 3, Triều cũng may mắn được nhà trường tạo điều kiện để ở ký túc xá, cứ chiều thứ 7 thì em lại về nhà thắp hương cho mẹ và chiều chủ nhật thì quay lại trường bắt đầu công việc học tập.
Đinh Minh Triều – cậu học trò Thái Bình mồ côi cả cha lẫn mẹ (Ảnh: Chu Bá Định)
Video đang HOT
Ý thức được hoàn cảnh của bản thân, Triều rất nỗ lực để đạt thành tích cao trong học tập. Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 Triều đạt số điểm 27,15 khối A và trúng tuyến vào ngành Toán – Tin của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Với nhiều học sinh khác, đỗ đại học là niềm vui chẳng thể nào tả hết nhưng với Triều thì cầm tờ giấy báo trúng tuyển đại học trên tay mà trong lòng ngổn ngang bao mối lo vì em không biết chú dì của em còn vất vả thế nào nữa mới đủ sức lo cho em ăn học hết những năm tháng tiếp theo.
Đạt thành tích học tập như thế với một cậu bé mồ côi nghèo khó chẳng dễ chút nào, nhưng để vượt qua được cả chặng đường dài phía trước khi trở thành sinh viên ĐH Bách khoa quả không dễ dàng khi mà “cơm, áo, gạo, tiền” luôn là gánh nặng rất lớn với cậu học trò nghèo.
Giấy xác nhận trúng tuyển ĐH Bách Khoa Hà Nội của Triều
Biết đến hoàn cảnh đặc biệt của Triều nên những ngày qua cũng có nhiều người giúp đỡ cho em. Cảm kích về điều này Triều nói: “Nhận được sự giúp đỡ của mọi người em rất xúc động, nhưng em nghĩ mọi người giúp đỡ em đến đây là quá tốt với em rồi còn con đường phía trước em sẽ phải tự đi bằng đôi chân của mình. Vậy nên nếu ai muốn giúp đỡ nữa thì em xin nhường cho những bạn kém may mắn khác như em”.
Nói về đứa trẻ mà mình thay chị gái nuôi dưỡng mấy năm nay, cô Đinh Thị Nụ cho hay: “Triều là một cậu bé ngoan, chưa khi nào để tôi phải phiền lòng về chuyện học hành của cháu. Ngay cả khi cuối tuần về nhà cháu cũng tranh thủ giúp tôi chăm em, làm việc nhà.
Cháu chưa từng đòi hỏi tôi phải mua cái nọ, cái kia cho cháu như bạn bè khác. Lúc nào cũng giản dị với mấy bộ quần áo cũ. Triều thiệt thòi nhiều nên cháu cũng ít nói, khá khép kín nhất là với người lạ.
Điều tôi mong mỏi nhất lúc này là vợ chồng tôi đủ sức lo cho cháu hết những năm tháng đại học để cháu không phải bỏ ngang vì hoàn cảnh”.
Nói về dự định của mình, Triều cho biết: “Gia đình em còn nhiều khó khăn nên sau khi nhập học, em sẽ kiếm việc làm để kiếm thêm thu nhập trang trải việc học hành, không để gánh nặng tiền bạc càng đè nặng lên chú dì”.
Vóc dáng nhỏ nhắn, hiền lành, chăm học cùng với nghị lực phi thường chắc chắn Triều sẽ học tập tốt và đạt được ước mơ của mình.
Ưu tiên để trẻ em mồ côi vì COVID-19 sống trong môi trường gia đình
Ngày 23-9, Bộ Lao động, thương binh và xã hội và Ủy ban quốc gia về trẻ em có công văn đề nghị 63 tỉnh thành hỗ trợ kịp thời cho trẻ em có cha, mẹ mất do dịch COVID-19.
Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các địa phương chủ động trao đổi với Cục Trẻ em khi có vướng mắc phát sinh hoặc trường hợp khẩn cấp liên quan đến nhóm trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19 để có giải pháp xử lý, hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời - Ảnh: HÀ QUÂN
Bộ Lao động, thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) nhận định tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại TP.HCM và một số tỉnh, thành phố. Hiện đã có hơn 1.000 trẻ em rơi vào tình trạng mồ côi.
Do vậy, Ủy ban quốc gia về trẻ em và Bộ LĐ-TB&XH đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện các biện pháp để kịp thời chăm sóc, nuôi dưỡng, giảm nhẹ nỗi đau thương, mất mát của các em.
Theo đó, các đơn vị chuyên môn cập nhật số lượng, danh sách, hoàn cảnh cụ thể, điều kiện chăm sóc từng trẻ em có cha, mẹ mất do dịch COVID-19 và nguyện vọng của trẻ em, người giám hộ của trẻ để có biện pháp trợ giúp kịp thời, phù hợp.`
Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các địa phương thực hiện đầy đủ chính sách trợ giúp xã hội đối với nhóm trẻ em này theo nghị định 20 về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; chính sách hỗ trợ cho trẻ em tại nghị quyết 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Các tỉnh thành cần phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH để hỗ trợ trẻ em là con của sản phụ bị nhiễm COVID-19; trẻ em có cả cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ tử vong vì nhiễm COVID-19 có hoàn cảnh khó khăn từ nguồn Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam.
Với trường hợp cần chăm sóc thay thế cho các em thì áp dụng quy định của Luật trẻ em và Nghị định 56.
Trong đó, cơ quan chuyên môn ưu tiên bố trí, hỗ trợ để trẻ được chăm sóc, thay thế bởi người thân, cá nhân hoặc gia đình nhận chăm sóc. Mục đích để trẻ sống trong môi trường gia đình và bảo đảm lợi ích tốt nhất. Việc trẻ em được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội chỉ là biện pháp sau cùng.
Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các địa phương ban hành chính sách, kế hoạch hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng trước mắt và lâu dài đối với nhóm trẻ em trên. Việc trợ giúp pháp lý cho các em cũng cần chú trọng bảo đảm quyền, lợi ích của trẻ, nhất là không để trẻ bị xâm hại do không có sự giám hộ của cha, mẹ.
Các tỉnh thành cũng cần hướng dẫn doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nguyện vọng thành lập cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi theo nghị định 103. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng, bao gồm cả việc bảo đảm quyền học tập của các em theo quy định của pháp luật về trẻ em, về giáo dục, trong đó có quy định về giáo dục hòa nhập.
Nuôi dạy hơn 1.000 trẻ mồ côi vì Covid-19: Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu 6 vấn đề Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa gửi văn bản tới UBND các tỉnh thành về việc nuôi dạy hơn 1.000 trẻ em mồ côi do dịch Covid-19, nêu ưu tiên để trẻ được sống trong môi trường gia đình. Cụ thể, Bộ LĐ-TB&XH đưa ra 6 đề nghị để các địa phương có kế hoạch giải quyết nơi ăn,...