Cầu gỗ lợp mái lá có lịch sử hơn 700 năm ở Nam Định
Được xây dựng từ thời Lý, cầu lợp làng Kênh ở huyện Trực Ninh, Nam Định là cầu mái lợp lá duy nhất còn lại tại Việt Nam, có lịch sử hơn 700 năm tuổi.
Theo TTXVN, “ Thượng gia hạ kiều” (trên là nhà, dưới là cầu), hay còn gọi là cầu ngói, đình kiều (trên cầu có đình), là loại hình kiến trúc khá phổ biến ở các nước châu Á nhiệt đới. Thuật ngữ này dùng để chỉ những cây cầu gỗ có lợp mái che phía trên.
Được xây dựng từ thời Lý, cầu lợp làng Kênh ở huyện Trực Ninh, Nam Định là cầu mái lợp lá duy nhất còn lại tại Việt Nam, có lịch sử hơn 700 năm tuổi. Ảnh: Bảo Ân
Kiến trúc nhà – dưới cầu xuất hiện ở Việt Nam từ giữa thế kỷ 15, khi người Nhật xây dựng Chùa Cầu tại Quảng Nam. Hiện nay, số lượng cầu được xây dựng theo phong cách này tại Việt Nam không còn nhiều.
Hầu hết những cây cầu còn lại đều đã được công nhận là các Di tích văn hóa, như Chùa Cầu (Quảng Nam), cầu ngói Thanh Toàn (Thừa Thiên Huế), cầu Nhật Nguyệt tại chùa Thầy (Hà Nội) và cầu ngói Phát Diệm (Ninh Bình).
Trải qua nhiều thế kỷ, cầu vẫn giữ được kết cấu kiến trúc cổ kính và độc đáo.
Riêng tỉnh Nam Định vẫn bảo tồn được ba cây cầu “thượng gia hạ kiều”, đó là cầu ngói Hải Anh (huyện Hải Hậu), cầu ngói Chợ Thượng (huyện Nam Trực) và cầu lợp làng Kênh. Trong đó, cầu lợp làng Kênh là cây cầu gỗ lợp mái lá duy nhất của Việt Nam.
Cây cầu độc đáo này tọa lạc tại làng Kênh, thị trấn Cổ Lễ (huyện Trực Ninh), được xây dựng vào đời Lý, cách đây khoảng 700 năm, sau khi triều đình cho đào một con kênh dẫn nước từ sông Hồng vào để tưới tiêu. Trải qua nhiều thế kỷ, cầu vẫn giữ được kết cấu kiến trúc cổ kính và độc đáo.
Video đang HOT
Bên trong lòng cầu, hai dãy bục gỗ được uốn cong theo thành cầu. Ảnh: Bảo Ân
Toàn bộ cầu có 28 cột, trong đó 4 cột chính được cắm sâu dưới lòng sông, mỗi cột có đường kính trên 50 cm. Theo thời gian, các cột chính bị bào mòn nên đã được thay thế bằng gỗ mới.
Cầu có năm nhịp, mỗi nhịp dài từ 1,45-1,65m, tạo thành một công trình dài 10m, rộng 4m, cao 3m tính từ mặt sàn lên. Toàn bộ cột, xà, và sàn cầu đều được làm bằng gỗ lim, với sàn cầu ghép từ những tấm gỗ dày, rộng hơn 40cm.
Bên trong lòng cầu, hai dãy bục gỗ được uốn cong theo thành cầu, giống như những dãy ghế dài để lữ khách dừng chân nghỉ ngơi. Vào những buổi trưa hè hoặc lúc rảnh rỗi, người dân thường chọn cầu làm nơi nghỉ ngơi, hóng gió, hoặc câu cá thư giãn.
Ngay từ khi xây dựng, mái cầu được lợp bằng cây bổi (cây cói), một loại cây trồng ở vùng đất bãi mặn, lợ ven biển. Mái bổi nhẹ, xốp, chịu được gió bão. Khi lớp bổi mục, người dân lại lợp thêm lá mới. Sau nhiều lần trùng tu, mái cầu hiện nay đã được thay bằng lá cọ. Các bẹ cọ được buộc chặt với vì kèo và gia cố bằng sợi mây, giúp mái cầu chắc chắn, chống chịu tốt trước gió bão.
Trước đây, cầu được đặt theo hướng Bắc – Nam. Sau đó, do hệ thống sông ngòi chỉnh trang lại, cầu đổi sang hướng Đông – Tây để phù hợp hơn với sinh hoạt của người dân. Cầu Lợp làng Kênh đã được trùng tu nhiều lần với quy mô lớn vào các năm 1883, 1904, và 2014. Trong quá trình trùng tu, thợ đều khắc chữ Hán trên hệ thống vỉ cột để ghi lại dấu ấn lịch sử.
Khám phá làng cổ nghìn năm tuổi ở Nam Định
Sở hữu không gian yên bình với cây cầu đá bắc qua dòng sông thơ mộng, những ngôi nhà hàng trăm năm tuổi, ao làng, giếng nước..., làng cổ Dịch Diệp (Nam Định) mang vẻ đẹp cổ kính của một làng quê Bắc Bộ.
Khung cảnh bình yên ở làng cổ Dịch Diệp
Cách Hà Nội khoảng 110 km và cách trung tâm TP Nam Định hơn 20 km, làng Dịch Diệp (thuộc địa phận xã Trực Chính, huyện Trực Ninh) là một trong những ngôi làng cổ ở miền Bắc.
Theo người dân địa phương, làng Dịch Diệp được hình thành vào khoảng đầu thế kỷ XI, với tên gọi ban đầu là Dịch Diệp Trang.
Nơi đây hiện vẫn còn giữ được những nét đẹp cổ kính của một ngôi làng Việt truyền thống với cây đa, đền, chùa, giếng nước..., trở thành điểm đến "chữa lành" cho những du khách muốn tìm chốn bình yên.
Làng hiện còn lưu giữ được 6 cổng nhà cổ, 1 cổng làng cổ, 2 nhà gỗ (1 nhà hơn 100 năm tuổi và 1 nhà hơn 200 năm lợp ngói mũi nam), 1 cây cầu cuốn bắc qua sông và 3 giếng nước ở cuối làng.
Cây cầu cuốn bắc qua sông, cạnh cổng làng phía Nam
Trong đó, nơi dễ nhận thấy nhất ở làng Dịch Diệp, thu hút sự chú ý của du khách khi tới đây chính là chiếc cổng phía Nam, nối liền với cây cầu cuốn bằng đá được xây dựng từ năm 1864.
Khi dạo bộ trong làng, du khách còn bắt gặp những chiếc cổng cổ chủ yếu được xây theo kiểu cuốn mái vòm parabol, thiết kế uốn lượn, mềm mại.
Mái cổng lợp ngói, liên kết với vòm cổng là hai trụ thẳng đứng, được đắp vẽ kỳ công. Mặt cổng cũng được trang trí cầu kỳ, đắp nổi đại tự thể hiện phương châm xử thế hay cốt cách của chủ nhà.
Cổng nhà (phải) ở làng Dịch Diệp
Tùy vị trí, địa thế, điều kiện của mỗi nhà mà vòm cổng có quy mô, bề thế khác nhau.
Điều thú vị khác là ở làng Dịch Diệp còn có một "báu vật xanh" hơn 900 năm tuổi. Đó là cây bồ đề cổ thụ cao hơn 20m, phần thân có kích thước "khủng", khoảng 5 người lớn ôm mới xuể.
Xung quanh thân cây có những chiếc rễ to khoảng 40cm, mọc dài và bám chặt xuống đất.
Cây bồ đề hơn 900 năm tuổi ở làng Dịch Diệp
Với những giá trị gắn liền với lịch sử, tháng 4/2021, cây bồ đề cổ thụ ở làng Dịch Diệp đã chính thức được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam trao quyết định công nhận là cây di sản Việt Nam.
Dấu xưa Hồn phố: Về Nam Định thăm 'nhà thờ đổ' nằm sát bờ biển Tọa lạc tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, nhà thờ đổ Hải Lý (hay còn được gọi là nhà thờ họ Trái tim của Chúa) mang vẻ cổ kính, lối kiến trúc độc đáo và được biết đến như một 'chứng tích' về hệ quả của biến đổi khí hậu. Theo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà thờ đổ...