Cầu đáy kính dài nhất tỉnh Lâm Đồng đón khách tham quan
Cầu kính Ngàn Thông – cây cầu đáy kính dài nhất Lâm Đồng, nối đồi Mộng Mơ với thung lũng Tình Yêu ở Đà Lạt – vừa đưa vào phục vụ du khách tham quan.
Ngày 20/8, Khu du lịch Thung lũng Tình Yêu (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã khai trương cầu đáy kính 7D mang tên Ngàn Thông để phục vụ du khách.
Ngàn Thông là cầu đáy kính thứ 6 tại Việt Nam và là cầu kính đầu tiên ở miền Trung – Tây Nguyên (5 cầu kính còn lại đều ở miền Bắc).
Cầu kính Ngàn Thông nằm tại Thung lũng tình yêu Đà Lạt (Ảnh: Vũ Linh).
Khi đưa vào sử dụng, công trình này hứa hẹn mang lại cho du khách những cảm nhận đặc biệt khi khám phá không gian Đà Lạt, đặc biệt là cánh rừng thông và hồ Đa Thiện.
Cầu kính Ngàn Thông là cầu treo dây võng, chiều dài toàn cầu là 325m, khổ cầu rộng 3m, mặt cầu là kính cường lực công nghệ 7D.
Cầu Ngàn Thông nối liền đồi Mộng mơ với Thung lũng Tình yêu, ở độ cao hơn 1.500m so với mực nước biển. Điểm sâu nhất từ mặt cầu kính đến mặt đất là 90m.
Video đang HOT
Theo chủ đầu tư, cầu kính có thể đón cùng lúc hơn 200 du khách tham quan 1 chiều trên cầu, đồng thời mang đến những trải nghiệm đặc biệt cho du khách và vẫn đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế, an toàn tải trọng và yếu tố thẩm mỹ.
Lái đò khu du lịch Tam Cốc không dám chở khách vì sợ bị "tẩy chay"
Hàng chục lái đò ở khu du lịch Tam Cốc dù đã ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp chủ quản nhưng không dám chèo đò chở khách du lịch vì sợ bị dân làng "tẩy chay".
Chuyện thật tưởng như đùa trên đang diễn ra tại khu du lịch Tam Cốc (thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).
Khu du lịch Tam Cốc dù đã mở cửa nhưng chưa bán vé trở lại do không có người chèo đò chở khách (Ảnh: Thanh Bình).
Sau hơn 1 tháng đóng cửa, mới đây khu du lịch Tam Cốc đã dỡ bỏ thông báo ngừng hoạt động và bán vé đón khách trở lại. Tuy nhiên, sau gần 10 ngày mở cửa, khu du lịch này mới chỉ có hơn 30 chuyến đò phục vụ khách. Cụ thể, ngày đầu mở cửa (21/8) có 30 chuyến, ngày thứ 2 có 4 chuyến đò.
Kể từ đó, khu du lịch buộc phải ngừng bán vé vì không có người chèo đò chở du khách tham quan. Đại diện Ban quản lý Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động cho biết, du khách chưa thể mua vé tham quan Tam Cốc là do những vướng mắc trong việc ký hợp đồng lao động giữa người chèo đò và doanh nghiệp chủ quản chưa được tháo gỡ.
"Đại đa số những người làm nghề chèo đò không đồng tình với việc ký hợp đồng lao động. Vì thế họ phản đối bằng cách không chèo đò. Những người đã ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp rồi cũng không dám chèo đò phục vụ du khách vì sợ bị dân làng "tẩy chay"", đại diện khu du lịch cho hay.
Người dân làm nghề chèo đò vẫn chưa ký hợp đồng với doanh nghiệp chủ quản do chưa tìm được tiếng nói chung (Ảnh: Thanh Bình).
Trước đó, như Dân trí phản ánh, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động đóng cửa, có khoảng 600 người dân (thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) làm nghề chèo đò phục vụ du khách tại khu du lịch được yêu cầu kí hợp đồng với doanh nghiệp chủ quản.
Tuy nhiên, những lái đò đã không ký hợp đồng với nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể, người dân đưa ra các lý do như: quá tuổi, không muốn sự ràng buộc, hương ước của làng không có điều khoản ký hợp đồng...
Giữa người dân và doanh nghiệp quản lý khu du lịch Tam Cốc đã có những bất đồng không thể giải quyết dứt điểm. Vì thế, khu du lịch phải đóng cửa tạm dừng hoạt động trong thời gian dài.
Du khách nước ngoài phải "quay xe" ra về vì không thể tham quan khu du lịch Tam Cốc (Ảnh: Thanh Bình).
Sau hơn 1 tháng tuyên truyền, đối thoại, có gần 100 người dân đồng ý ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp để tiếp tục chèo đò chở khách. Vì thế, ngày 21/8, khu du lịch Tam Cốc đã mở cửa đón khách trở lại.
Tuy nhiên, sau khi mở cửa, khi những lái đò đã ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp xuống chèo đò để phục vụ du khách, thì những người khác (cùng làm nghề chèo đò) trong thôn kéo ra gây áp lực, thậm chí "tẩy chay" với những người này.
Một người dân giấu tên chia sẻ, những ai ký hợp đồng với doanh nghiệp và thực hiện việc chèo đò phục vụ du khách sẽ bị dân làng "tẩy chay".
Du khách ngồi ngắm bến thuyền Tam Cốc từ trên bờ, chưa biết khi nào mới được tham quan thắng cảnh này trở lại (Ảnh: Thanh Bình).
"Trong nhà khi có việc dân làng họ không đến. Có nhà làm nghề cho thuê bàn ghế, rạp đám cưới, do không theo ý dân trong làng, họ cũng "tẩy chay" không thuê nữa", một người làm nghề chèo đò cho hay.
Ghi nhận của phóng viên Dân trí, những ngày cận kề dịp nghỉ lễ 2/9, khu du lịch Tam Cốc vẫn vắng lặng, im lìm. Hàng trăm chiếc đò nằm phơi mình trên sông Ngô Đồng, không một bóng du khách.
Tại quầy bán vé, dù mở cửa đón khách, nhưng nhiều người khi đến đây đều được nhân viên hướng dẫn trở lại sau, hoặc mua vé tham quan các khu du lịch gần Tam Cốc như vườn chim Thung Nham, Hang Múa, Tràng An, Thung Nắng...
Hàng trăm chiếc đò nằm phơi mình trên sông Ngô Đồng ở khu du lịch Tam Cốc (Ảnh: Thanh Bình).
Khu du lịch Tam Cốc chính thức đón khách trở lại Sau hơn một tháng đóng cửa, khu du lịch Tam Cốc ở Ninh Bình đã chính thức bán vé, đón khách tham quan trở lại. Sở Du lịch Ninh Bình có thông báo, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động đã hoạt động bình thường từ ngày 2/9. Du khách xếp hàng mua vé tham quan khu du lịch Tam Cốc (Ảnh:...