Những ngôi làng đẹp nhất Việt Nam
Đây là những ngôi làng đẹp nhất Việt Nam, thu hút lượng khách du lịch lớn đến tham quan.
Làng Cù Lần (Lâm Đồng)
Ngôi làng nằm ở xã Lát (Lạc Dương, Lâm Đồng), cách trung tâm thành phố Đà Lạt gần 30km và lọt thỏm dưới chân núi Lang Biang. Có rất nhiều cách lí giải vì sao nơi đây gọi là Cù Lần nhưng lưu truyền của dân làng được “tin tưởng” hơn cả. Cụ thể, ngày xưa, có một chàng trai đồng bằng lên núi với ước mơ nhặt đá để xây dựng một thiên đường giữa rừng tặng cho người mình yêu.
Làng Cù Lần. (Ảnh: Dalatfriends)
Và ước mơ “nhặt đá vá trời” cùng cách làm khác người một cách khờ dại ấy khiến người đời gọi chàng trai là thằng Cù Lần. Dần dần lời đồn về thằng Cù Lần nhặt đá xây thiên đường trên núi cao tặng người mình yêu đã truyền đến tai người con gái ấy. Cô gái liền bỏ phố lặn lội lên núi vào rừng rồi choáng ngợp với vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng hoang dã đã cảm động trước tình yêu chân thành của chàng trai.
Cô gái quyết định ở lại núi rừng thăm thẳm cùng Cù Lần. Dù cặp đôi không xây dựng được thiên đường nhưng đã tạo ra một ngôi làng nhỏ bên bờ suối, giữa rừng hoa dại và đồi xanh. Từ đó, người đời gọi tên làng là làng Cù Lần.
Đến với làng Cù Lần, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, ngắm nhìn hoa kim châm vàng rực, tham gia vào những hoạt động ngoài trời như leo núi, băng rừng, cắm trại, giao lưu cồng chiêng…
Làng chài Mũi Né ( Bình Thuận)
Nằm dọc theo bờ biển thuộc khu phố 1 phường Mũi Né ( Phan Thiết, Bình Thuận) với chiều dài hơn 1km. Bãi biển nơi đây đặc biệt sóng yên gió lặng quanh năm, vị trí lý tưởng cho tàu bè trú ẩn.
Video đang HOT
Nếu đến đây vào sáng sớm, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng khung cảnh buôn bán tấp nập của ngư dân trở về sau những chuyến đi biển khuya.
Làng chài Mũi Né.
Đến làng chài Mũi Né, du khách có thể trải nghiệm cuộc sống và nghề chài lưới của ngư dân; lựa chọn những hải sản tươi sống như: mực, cá, tôm, ghẹ,… để đem về chế biến thành các món ăn hoặc có thể nhờ người dân chế biến tại chỗ với giá cực rẻ.
Làng bích họa Tam Thanh ( Quảng Nam)
Đây là ngôi làng bích họa đầu tiên tại Việt Nam, nằm ở xã Tam Thanh (Tam Kỳ, Quảng Nam). Những bức tường ở ngôi làng do bàn tay tài hoa của nghệ sĩ Việt và Hàn vẽ nên.
Làng bích họa Tam Thanh là điểm đến không thể bỏ qua khi đi du lịch Quảng Nam.
Tam Thanh thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp độc đáo, mới mẻ chưa từng có. Vì thế chỉ sau 4 tháng được báo chí khen ngợi, lượt khách du lịch đổ về đây tham quan, check – in vô cùng đông đúc. Từ đó, ngôi làng bắt đầu “thay da đổi thịt”, khoác lên mình một màu áo mới thật đẹp, không còn là làng chài nghèo ven biển.
Làng cổ Đường Lâm (Hà Nội)
Nằm ở địa phận huyện Sơn Tây và cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 44km. Đây là quê hương của Ngô Quyền và Phùng Hưng nên được gọi là “đất hai vua”.
Hiện làng Đường Lâm vẫn lưu giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng ở Bắc Bộ.
Hiện làng Đường Lâm vẫn lưu giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng ở Bắc Bộ có cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình,… với 956 ngôi nhà truyền thống. Năm 2006, Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở nước ta được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Du khách có thể đến làng cổ Đường Lâm bất cứ thời điểm nào trong năm. Nhưng mùa lễ hội (diễn ra vào tháng Giêng âm lịch hàng năm) và mùa lúa chín (tháng 5, 6 hàng năm – khi những cánh đồng lúa vào độ chín rộ) là thời điểm thích hợp hơn cả.
Làng Pơ Mu (Sơn La)
Đây là ngôi làng nhỏ nằm giữa núi đồi thuộc xã Ngọc Chiến (Mường La, Sơn La). Nó có cảnh đẹp mơ màng, ẩn chứa những nét cổ kính xa xưa tạo khung cảnh như trong truyện cổ tích. Tuy nhiên, để đến được Pơ Mu, du khách phải vượt qua những cung đường khúc khuỷu, ngọn núi cao.
Khung cảnh làng Pơ Mu từ trên cao là những ngôi nhà bao quanh núi rừng Pơ Mu.
Pơ Mu vốn thơ mộng và xinh đẹp bởi những ngôi nhà gỗ. Điểm đặc biệt khiến cho làng này khác so với những bản làng khác đó chính là việc ở đây dù còn rất nhiều hộ nghèo nhưng tất cả nhà đều được làm từ gỗ quý Pơ Mu.
Phát triển Sơn Tây thành khu du lịch trọng điểm của Hà Nội
Ngày 2/11, Sở Du lịch Hà Nội và UBND thị xã Sơn Tây tổ chức Hội nghị triển khai ứng xử văn minh và du lịch cộng đồng cho dân cư thị xã Sơn Tây, qua đó hướng dẫn người dân làm du lịch hiệu quả.
Hiện trên địa bàn thị xã Sơn Tây có 244 di tích và hàng trăm ngôi nhà cổ. Ngoài ra còn có rất nhiều điểm đến du lịch nổi tiếng như Đền Và, Thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.... Hiện địa phương có 2 điểm du lịch được UBND TP Hà Nội công nhận điểm du lịch là làng cổ ở Đường Lâm và Điểm du lịch thôn Lòng Hồ (xã Kim Sơn).
Theo UBND thị xã Sơn Tây, mục tiêu giai đoạn 2025 - 2030, thị xã phấn đấu trở thành một trong những địa phương trọng điểm du lịch trên địa bàn Thủ đô. Những năm qua, Sơn Tây đẩy mạnh phát triển du lịch với nhiều mô hình, điểm đến mới như phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, chùa Khai Nguyên, đền Măng Sơn (xã Sơn Đông), Văn Miếu - Sơn Tây (xã Đường Lâm); Đoài Creative, Phát Studio tại khu vực Làng cổ Đường Lâm cùng các khu nghỉ dưỡng cao cấp như Tomodachi Retreat, Glory Resort...
Khảo sát khu nghỉ dưỡng Pamela Minh Thúy xã Kim Sơn (Sơn Tây). Ảnh: Hoài Nam
Riêng xã Kim Sơn với tiềm năng du lịch sẵn có, trong đó thôn Lòng Hồ đang nổi lên là một điểm du lịch nông thôn độc đáo, hấp dẫn. Hiện nay, điểm du lịch Lòng Hồ đang khai thác các sản phẩm du lịch tham quan, trải nghiệm, nghỉ dưỡng, thưởng thức ẩm thực, chăm sóc sức khỏe ...
Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Lê Đại Thăng cho biết, cùng với việc phát triển, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch sẵn có, thị xã Sơn Tây đã phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội, cùng các đơn vị du lịch triển khai nhiều sản phẩm mới, hấp dẫn như xe điện phục vụ khách tham quan du lịch trên địa bàn thị xã; du lịch Đường Lâm mùa lúa chín; mô hình trồng hoa phục vụ du khách đến chụp ảnh; cafe làng cổ và một số dự án bảo tồn và phục hồi giống gà Mía, chè Cam Lâm, làm tương và các sản phẩm bánh kẹo truyền thống...
Thăm quan trang trại cây ăn quả Tây Nguyên tại xã Kim Sơn. Ảnh: Hoài Nam
Để đẩy mạnh phát triển du lịch thị xã Sơn Tây hiệu quả hơn, tiến tới hoàn thành mục tiêu của mà UBND TP Hà Nội đặt ra, Phó Chánh Văn phòng Sở Du lịch Hà Nội Bùi Đức Thuận cho biết, thời gian tới Sở Du lịch phối hợp cùng UBND thị xã Sơn Tây định hướng quy hoạch phát triển, hình thành 3 khu du lịch chính.
Cụ thể, khu du lịch Đồng Mô là khu du lịch sinh thái kết hợp vui chơi, thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng; khu Trung tâm thị xã - Thành cổ - đền Và - Làng cổ Đường Lâm sẽ trở thành khu du lịch về di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, tín ngưỡng; Xây dựng khu du lịch Xuân Khanh trở thành khu vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, du lịch sinh thái.
Đồng thời, Sở sẽ phối hợp với địa phương hoàn thiện hệ thống quy hoạch theo hướng dành quỹ đất phát triển cơ sở lưu trú. Đồng thời hướng dẫn các khu, điểm du lịch thị xã Sơn Tây đầu tư, phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; nghiên cứu phát triển một số nhóm sản phẩm du lịch mới có tiềm năng như sản phẩm du lịch đường sông.
Vì sao làng Cù Lần ở Lâm Đồng thu hút rất đông khách du lịch? Tọa lạc dưới chân núi Lang Biang cách Đà Lạt hơn 20km, làng Cù Lần là điểm du lịch thu hút rất đông du khách trong nước và quốc tế bởi nơi đây được ví như một thiên đường xanh với tiếng suối chảy, tiếng thông reo, tiếng hót réo rắt của chim rừng. Đây là một ngôi làng nhỏ rộng khoảng 30...