Cầu cổ 205 năm tuổi được xây mới
Sáng nay 5/4, dự án xây mới cầu cổ Đông Ba vượt sông Bạch Đằng (một chi lưu phụ của sông Hương), nối đường Nguyễn Chí Thanh với đường Đào Duy Từ (TP Huế) bắt đầu đi vào khởi công.
Cầu Đông Ba được xây dựng bằng gỗ cách đây 205 năm, được xem là 1 trong những cây cầu cổ nhất Huế hiện nay. Năm 1892, cầu được xây lại bằng sắt, trên lát ván gỗ. Trong suốt nhiều năm qua, cầu thường xuyên được sửa chữa, tu bổ nhưng vẫn nhỏ, hẹp, thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe.
Những người cuối cùng còn được qua cầu cổ Đông Ba sáng 5/4
Cầu Đông Ba nối với cửa Đông Ba dẫn vào nội thành. Dù diện tích nhỏ hẹp nhưng hàng ngày, cầu phải đón hàng chục ngàn lượt xe lưu thông. Đây là cây cầu khá quan trọng đối với cư dân vùng phía Đông Kinh Thành Huế.
Video đang HOT
Dự án xây mới cầu có tổng mức đầu tư hơn 61 tỷ đồng nhằm phục vụ giao thông, chỉnh trang cảnh quan đô thị, góp phần phát triển du lịch. Dự án kéo dài trong 1 năm, không chỉ xây mới hoàn toàn cầu Đông Ba bằng bê tông cốt thép mà còn mở rộng các nút giao thông đường Đào Duy Từ với đường Mai Thúc Loan đường Đào Duy Từ với đường lên cầu đường Nguyễn Chí Thanh với đường Nguyễn Du.
Phối cảnh tổng thể cầu Đông Ba mới với thiết kế hiện đại
Số vật liệu thu hồi từ việc tháo dỡ cầu Đông Ba sẽ được chuyển về để nâng cấp cầu Phú Lưu, bắc qua Cồn Hến hiện nay. Nhiều người dân gần đó cho biết, cầu Đông Ba có thể được xem là một chứng nhân lịch sử vì nó gắn liền với sự phát triển đô thị Huế. Nhiều người cảm thấy tiếc nuối khi cầu được xây mới hoàn toàn. Cách đây 1 năm trong Festival Huế 2012, một nhóm bản trẻ khi làm phim ngắn về Huế đã đưa hình ảnh cầu Đông Ba để quảng bá cho du lịch TP Huế.
Cầu Đông Ba cổ trên bưu ảnh
Hà Nội chuẩn bị xây đường vành đai nghìn tỷ
Tuyến đường vành đai 2 Hà Nội (đoạn từ Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng) với tổng mức đầu tư khoảng 2.560 tỷ đồng sắp được khởi công xây dựng.
Theo Ban Quản lý các dự án trọng điểm phát triển giao thông đô thị Hà Nội, tuyến đường vành đai 2 Hà Nội (đoạn từ Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng) dài 2.000m, rộng từ 53.5-57.5m hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước, canh xanh, chiếu sáng... sẽ được khởi công trong quý 3 năm nay.
Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 2.560 tỷ đồng trong đó phần bồi thường giải phóng mặt bằng là hơn 2.000 tỷ đồng, còn lại khoảng 312 tỷ đồng tiền xây dựng.
Để xây dựng tuyến đường, đơn vị này sẽ phải thu hồi đất của 31 cơ quan và 637 hộ dân, với diện tích khoảng gần 117.000m2.
Trong năm 2013, Hà Nội sẽ xây dựng cầu vượt tại nút giao thông Ô Chợ Dừa. Ảnh: Xuân Tùng
Đến thời điểm hiện tại, đã hoàn thành lập dự thảo khoảng 100 phương án và trình phương án giải phóng mặt bằng của 4 cơ quan và 45 hộ dân thuộc quận Thanh Xuân và 5 cơ quan thuộc quận Đống Đa.
Hiện dự án đang được lập kế hoạch đấu thầu dự kiến trình thành phố phê duyệt trong tháng 3 để có cơ sở bố trí kế hoạch vốn và cho phép khởi công công trình trong năm 2013.
Việc Hà Nội xây dựng tuyến đường này vào quý III năm nay, sẽ góp phần từng bước giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô.
Xây cầu vượt tại ngã 5 Ô chợ dừa
Theo kế hoạch trong năm 2013, Hà Nội sẽ xây dựng cầu vượt chạy qua Đàn Xã Tắc, tại nút giao thông Ô Chợ Dừa. Tổng mức đầu tư dự kiến 766 tỷ đồng, trong đó phần xây dựng khoảng 451 tỷ đồng.
Để xây dựng nút giao thông này, Ban Quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội sẽ thu hồi đất của 51 chủ sử dụng với diện tích thu hồi, giải phóng mặt bằng 549 m2, với mức kinh phí đền bù khoảng 34 tỷ đồng.
Hiện đơn vị này đang trình lãnh đạo UBND Hà Nội 3 phương án xây cầu vượt tại nút này. Dự kiến một trong 3 phương án này sẽ được lãnh đạo thành phố Hà Nội phê duyệt trong tháng 4. Dự án sẽ được khởi công trong năm 2013 và hoàn thành vào năm 2015.
Theo chủ đầu tư, cầu vượt tại nút giao Ô Chợ Dừa bằng bê tông theo hướng vành đai 1 dài khoảng 510 mét, mặt cắt ngang rộng 14 mét gồm 4 làn xe. Ngoài ra, còn có hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước, tổ chức giao thông...
Tuyến vành đai 1, đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu cũng đang được các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng vào quý 2, để có thể thông xe kỹ thuật trong năm nay.
Theo vietbao
Sống thấp thỏm trong nhà chờ sập vì xây chung cư Hàng chục hộ dân phường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang sống trong ngôi nhà chờ sập từng ngày khi dự án chung cư khởi công. Tuy nhiên, sau khi làm sập 5 ngôi nhà và khiến hàng chục ngôi nhà tường nứt toác thì dự án vẫn tiếp tục thi công... Nhà sập vì thi công ẩu Từ hơn...