Câu chuyện vợ đột nhiên bị hắt hủi 1 cách kì lạ và “phép toán” thách đố sự thông minh của phụ nữ: Duy trì hôn nhân hay ly hôn sẽ “lãi” hơn?
Sự thật là đấu tranh để duy trì 1 cuộc hôn nhân sẽ ít tốn kém hơn việc cố sống thoải mái sau một cuộc ly hôn.
Vợ tôi thay đổi thật rồi. Cô ấy càng ngày càng làm tôi chán nản. Cô ấy hay quên, làm gì cũng sai cái này, sót cái kia. Cô ấy lại còn nóng giận, tính khí thất thường, chồng nói lại càu nhàu. Mỗi lần chúng tôi tranh luận hay cãi nhau tôi lại bỏ đi vì cô ấy nói quá nhiều. Mà đàn ông rời tay vợ ra sẽ luôn có những cô gái khác sẵn sàng quan tâm, chia sẻ. Tôi sợ nếu vợ cứ thế này, một ngày tôi sẽ không chịu được cám dỗ. Nhưng tôi lại không muốn cô ấy tổn thương nếu chồng đi cặp bồ. Vì đã có ý định thay lòng, tôi sẽ ly hôn…
Đoạn tâm sự của một anh chồng trong diễn đàn mạng thật sự khiến những người làm vợ bàng hoàng đau xót. Dù chẳng biết câu chuyện sâu xa bên trong là gì nhưng phụ nữ chúng ta luôn là người thiệt thòi nhất. Để sau ngày tháng thanh xuân, những hi sinh, vất vả lo toan cho chồng vẫn có nguy cơ lĩnh về 1 “vé mất lượt”.
01
Hai vợ chồng Đào làm cùng 1 công ty và đã kết hôn được 3 năm. Đào là quản lý trong khi đó chồng cô chỉ là nhân viên cấp dưới. Rất nhiều người nói anh không xứng đáng với cô vì vị trí, xuất thân, hoàn cảnh. Nhưng bỏ qua tất cả khoảng cách, cô vẫn quyết định kết hôn với người đàn ông mà cô cho là có độ tin cậy và an toàn.
Thế nhưng, mới sau vài tháng đám cưới, Đào nhận ra khoảng cách giữa họ vẫn tồn tại, thậm chí là rất lớn. Cô tâm sự với bạn bè, lên mạng đọc những bài báo tích cực nhưng tâm lý của cô cũng chẳng được cải thiện nhiều.
Đối với nhiều người, anh ấy là ông chồng tốt, chăm chỉ, hiền lành, chịu khó làm việc nhà, đỡ đần cho vợ nhưng đối với Đào, chồng càng ngày càng giống cái gai trong mắt.
Anh cứ lầm lũi như cái bóng trong nhà, phục vụ cô vô điều kiện nhưng hễ Đào có muốn tâm sự hay chia sẻ gì thì anh lại tỏ ra lạnh nhạt, không quan tâm. Dù cô có cố tình gây sự hay to tiếng thì cơm anh vẫn nấu, con anh vẫn chăm với 1 gương mặt vô cảm và thái độ bất biến.
Gần đây Đào hay bị đau bụng, rối loạn kinh nguyệt. Chồng cũng chăm sóc, hỏi han nhưng tất cả dừng lại ở mức độ như bạn bè, không hề có cử chỉ vuốt ve hay an ủi. Ngày cô đi khám lại anh cũng chẳng đưa cô đi, chỉ đứng ngoài bệnh viện chờ kết quả rồi lại quay về nấu cháo để sẵn đấy cho vợ. Đào thấy tuyệt vọng thật sự.
Cô đã nghĩ đến việc ly hôn nhưng vừa mới đề cập với gia đình họ đã mắng cô là điên rồ, là “có phúc mà không biết hưởng”.
02
Video đang HOT
Trước khi kết hôn, chồng Đào đã nói với vợ mình rằng: Tình yêu rồi cuối cùng sẽ biến thành tình cảm. Nó sẽ bớt đi những lãng mạn, ngọt ngào của riêng 2 người nhưng không phải tất cả sẽ biến mất khi bạn đặt bút kí vào tờ hôn thú kia.
Thực chất người như Đào ngay từ đầu đã có đầy đủ mọi thứ ngoại trừ tình yêu. Và vì thế, cô ấy bước vào cuộc hôn nhân với tâm thế cần rất rất nhiều tình yêu. Và chồng Đào cũng là 1 sản phẩm trong trí tưởng tượng của chính cô. Đến việc yêu cô thế nào cho đúng anh ấy cũng phải trải qua một cách khắc nghiệt.
Trên thực tế, những cặp đôi không cùng chung 1 vạch xuất phát sẽ khó mà đồng cảm, thấu hiểu được với nhau về sau này. Không có 1 quy luật nào quy định cách yêu, chỉ là mỗi người trong chúng ta đang đặt ra những tiêu chuẩn bất hợp lý cho người bạn đời.
Không có 1 tình yêu nào là hoàn hảo nhưng sự hoàn hảo nằm ở mức độ chân thành. Ví như ông chồng kia, anh ta có thể yêu vợ 1 cách vụng về, bình dân như chính cái vị trí mà anh ta đang đứng. Mỗi người đều có lý do riêng cho cách yêu của mình nhưng cho dù thế nào, họ vẫn cần sự hướng dẫn, khuyến khích và thậm chí là kỷ luật hay khen thưởng. Có thế cả hai mới cùng tiến bộ, mới hoàn thiện hơn trong mắt nhau.
Tình yêu giống như ngọn lửa, không tiếp thêm nhiên liệu rồi nó cũng lụi tàn. Đừng nhìn vào những gì mình được nhận, hãy xem những thứ đối phương đã làm. Không có sự giao tiếp thì chẳng ai tự hiểu được nhau. Chỉ đắm chìm trong những dằn vặt, u uất, áp đặt suy nghĩ xấu về nhau không thể khiến vấn đề được giải quyết. Bạn khác hẳn những cô gái ngoài kia 1 điều, bạn chính là vợ anh ấy, được anh ấy lựa chọn và cưới về.
03
Sự lo lắng và bức bối chỉ là trạng thái không hài lòng trong cuộc sống hiện tại. Vậy nên, quyết định ly hôn lúc này sẽ khiến bạn hối hận mãi về sau.
Có những người luôn nghĩ hôn nhân như một cửa hàng bách hóa, thích gì cũng có thể chọn. Lúc được hưởng khuyến mại, lúc lại nhận chế độ hậu mãi hấp dẫn rồi nhiều sản phẩm được đổi trả, hoàn tiền sau bao nhiêu ngày. Và rồi bạn lại chạy sang cửa hàng khác và chọn món đồ vừa ý mình hơn ư?
Hôn nhân không phải mì ăn liền, không phải những món fastfood hấp dẫn tiềm ẩn đầy nguy cơ gây ung thư. Khi tầm nhìn của bạn chỉ dừng lại ở sự mất mát của bản thân, thiếu sót của đối phương thì mãi mãi bạn không thể nhận về những điều tốt đẹp trọn vẹn. Cái gì cũng cần quá trình, sự cố gắng. Hỏng thì sửa, đừng có chút khó khăn là nghĩ đến buông tay. Khi gặp rắc rối 1 lần nếu không chủ động giải quyết dứt điểm, dù là có bắt đầu lại với ai, chẳng có gì chắc chắn bạn không lặp lại rắc rối ấy 1 lần nữa, hay nó còn tồi tệ hơn thế!
Sự thật là đấu tranh để duy trì 1 cuộc hôn nhân sẽ ít tốn kém hơn việc cố sống thoải mái sau một cuộc ly hôn. Phụ nữ hiện đại không ngại ly hôn nhưng không nên ly hôn một cách dễ dàng. Hãy sử dụng tất cả nguồn “ tài nguyên” của cuộc hôn nhân ấy khi nó chưa đến mức rơi vào vực thẳm.
Cảm xúc là thứ luôn luôn thay đổi nhưng mối quan hệ vợ chồng là 2 chiều, đừng quên cho đi và nhận lại. 1 miếng vải được dệt từ bàn tay của người thợ đơn sơ vẫn có thể được mặc lên bởi 1 cô Hoa hậu xinh đẹp thướt tha trong các cuộc thi quốc tế đấy thôi. Con người cũng vậy, xuất phát điểm không thể quan trọng bằng quá trình chung sống, biết chia sẻ, khai thác, bù đắp và nâng cao giá trị của nhau.
Một người phụ nữ thông minh sẽ biết cách biến sỏi đá thành vàng, biến chàng thành thiên sứ!
Theo Nhịp Sống Việt
7 gợi ý giúp các cặp vợ chồng chung sống hòa hợp
Theo các chuyên gia tâm lý, trong khoảng 5 năm đầu của hôn nhân, các cặp đôi thường rất khó tránh được những mâu thuẫn xung đột.
Để tránh việc "va đập" gây ra những tổn thương, đổ vỡ đáng tiếc thì các cặp vợ chồng cần học cách sống hòa hợp.
Ảnh minh họa
Mâu thuẫn triền miên chỉ sau hai tháng lấy nhau
Anh Dũng (ở Hà Nội) cho biết: "Vợ chồng yêu nhau từ thời là sinh viên. Chúng tôi quen biết nhau khi cùng ở chung xóm trọ. Yêu nhau được hơn 4 năm thì xin gia đình hai bên cưới. Trước đó cả hai chưa từng một lần sống thử. Trong khoảng thời gian yêu nhau, hai người có khá nhiều lần cãi vã nhưng không lần nào quá nghiêm trọng vì có lẽ cả hai người còn có tính trẻ con. Tôi là người sống vui vẻ với mọi người và ít khi chia sẻ nỗi buồn cùng ai, kể cả vợ. Vợ tôi thời còn yêu là người hiền lành và ngoan ngoãn, lễ phép, biết ăn nói.
Sau khi làm đám cưới được khoảng 2 tháng thì vợ chồng tôi bắt đầu nảy sinh cãi vã. Mặc dù hiểu cảnh vợ đi làm dâu có nhiều điều khó khăn, mặc dù đã hiểu và quan tâm chia sẻ tâm tư cùng vợ, luôn nhường nhịn và chiều vợ nhưng rồi vợ chồng tôi vẫn không tránh được việc cãi vã".
Khi yêu, những lần cãi nhau anh Dũng luôn là người nín nhịn, chủ động làm hoà. Về làm dâu, chị vợ cũng như nhiều phụ nữ khó tránh khỏi chuyện không hài lòng giữa mẹ chồng nàng dâu. Vợ chê mẹ, anh Dũng là người hứng trọn. Rồi mẹ cũng có ý kiến về con dâu là người đứng tôi chỉ biết nhắc nhở nhẹ vợ.
Con ra đời chưa đầy một tháng, vợ chồng anh Dũng cãi nhau và chị vợ nằng nặc đòi về ngoại mà không được sự đồng ý của phía gia đình nhà chồng. Vợ tự gọi xe ở quê ngoại lên đón về, rồi trước tết 8 ngày vợ mới cho con quay về và ở đến Rằm tháng Giêng.
Trong một lần cãi vã, vì quá bât bình và không kiềm chê đươc, anh Dũng đã tát vợ một cái. Vợ anh Dũng vội vàng ôm con chạy ra sân như muôn bỏ đi, anh Dũng giữ lai nhưng vợ anh tiếp tục nói láo. Mâu thuẫn vợ chồng anh Dũng vì thế càng ngày càng trở nên căng thẳng mà nguyên nhân chỉ từ những việc không đâu. Bản thân anh Dũng thấy mình đã nhún nhường, đã nhịn nhiều nhưng dường như mọi việc càng ngày càng trở nên căng thẳng. Anh cảm thấy mối quan hệ vợ chồng luôn bị bật căng như dây đàn. Vì vậy việc dung hòa mối quan hệ vợ chồng quả thật là điều vô cùng khó khăn.
7 gợi ý của chuyên gia về sự hòa hợp vợ chồng
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Diệu Hoa, Tổng đài Tư vấn tâm lý tình cảm 1088 cho rằng, chuyện mâu thuẫn vợ chồng như câu chuyện của vợ chồng anh Dũng ở trên không phải là cá biệt. Đặc biệt những cặp vợ chồng sống trong những năm đầu đời, hai cái "tôi" khác biệt, việc "va đập" giữa hai cái "tôi" là việc khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để tránh việc "va đập" gây ra những tổn thương, đổ vỡ thì các cặp vợ chồng cần học cách chung sống hòa hợp cùng nhau.
Theo đó, có nhiều cách để giúp các cặp vợ chồng sống với nhau hòa hợp, trong đó có những gợi ý sau:
Ngừng cố gắng thay đổi đối tác: Mong đợi bạn đời thay đổi hành vi suốt đời sẽ đưa bạn vào ngõ cụt. Tuy nhiên bạn có thể giúp người bạn đời của mình thay đổi khi bạn cho cô ấy động lực. Thay vì yêu cầu hay đòi hỏi thì bạn là người cho bạn đời những động lực để giúp cô ấy hoặc anh ấy hoàn thiện mình. Nếu bạn cho cô ấy hoặc anh ấy biết rằng bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc, gắn bó hơn và sẵn sàng đáp lại, điều đó có thể khiến bạn đời của bạn có thể "dời núi, lấp sông".
Đừng cho rằng bạn biết nhiều về vợ: Hãy ngồi xuống và nói về cả mục tiêu 10 năm, 20 năm của vợ bạn và của chính bạn. Nhận thấy cả hai vợ chồng cùng có một mục tiêu như muốn đến một nơi mà bạn muốn ở trong mười hoặc hai mươi năm chẳng hạn. Khi vợ bạn biết bạn đang làm việc hướng tới những điều tương tự, họ sẽ cảm thấy hạnh phúc và an toàn hơn.
Hãy chắc chắn rằng bạn tôn trọng giá trị của cô ấy: Đây là một lĩnh vực mà sự khác biệt có thể tạo ra vấn đề cho một mối quan hệ. Bạn có thể có những ý kiến chính trị hoặc niềm tin tôn giáo khác nhau, nhưng không có gì sẽ đẩy bạn ra xa hơn ngoài cảm giác như giá trị của cô ấy không được tôn vinh.
Đừng thờ ơ với những oán giận nhỏ nhặt: Nếu cô ấy có những lúc lộn xộn hoặc để cho tủ đồ ăn trống rỗng, bạn hãy nhìn vào mình và suy nghĩ về nó. Ngay cả ở những người hoàn hảo nhất, đôi khi chúng ta cũng có thể tìm thấy những điều chưa tốt và thiếu sót ở họ. Ngay cả với bạn cũng vậy. Do đó, chúng ta hãy cố gắng xóa bỏ những điều khó chịu về những thiếu sót của người bạn đời và để cho cảm xúc đó đi qua. Điều đó sẽ làm cho cuộc sống của bạn trở nên dễ thở hơn.
Nghiên cứu phong cách giao tiếp của đối tác: Nếu vợ bạn là một người giao tiếp trực quan, hãy chắc chắn rằng bạn nói chuyện trực tiếp khi có điều gì đó quan trọng để nói với cô ấy. Nếu vợ hoặc chồng bạn là một người thích nói chuyện, bạn hãy học cách lắng nghe tốt hơn. Nếu người bạn đời của bạn là một người giao tiếp cảm xúc, bạn hãy nắm tay cô ấy và nói chuyện nhẹ nhàng. Diễn giải những gì bạn đã nói với nhau để đảm bảo rằng bạn đã nghe thấy nhau một cách chính xác.
Tin tưởng rằng bạn đã lựa chọn đúng: Nếu bạn không hòa thuận vào lúc này, hãy nhớ rằng bạn đã làm điều đó trước đây và bạn sẽ làm lại. Bạn đã trưởng thành với người bạn đời của mình. Đôi khi những khó khăn lớn nhất của chúng ta mang chúng ta lại gần nhau hơn. Đó là bởi vì chúng ta có nghĩa vụ phải giúp chữa lành lẫn nhau.
Chịu trách nhiệm cho hành vi của mình: Nếu bạn sai, hãy thừa nhận nó. Nếu bạn đã nói điều gì đó tổn thương, hãy xin lỗi cô ấy. Những hành động này sẽ giữ mối quan hệ hôn nhân của bạn trên nền tảng vững chắc, giúp tháo gỡ xung đột và giải tỏa những căng thẳng ưu phiền trong đời sống hôn nhân.
Ngân Khánh
Theo giadinh.net.vn
Chồng chết lặng với lý do khiến vợ lăng nhăng với cả chục người đàn ông Tôi là con trưởng trong dòng họ lớn, bố mẹ cũng chỉ sinh mỗi mình tôi nên ngay từ thời chưa lấy vợ, gia đình đã đặt lên vai tôi trách nhiệm sinh con nối dõi. Đến khi lập gia đình, những kỳ vọng đó càng mạnh mẽ hơn. Thậm chí mẹ tôi còn đi cầu cúng, xem ngày giờ động phòng để...