Câu chuyện trớ trêu của Esports Trung Quốc, không bao giờ DOTA 2 và LMHT cùng đạt được thành công
Dù đều là những bộ môn mà người Trung Quốc cực mạnh nhưng thật trớ trêu khi đất nước tỷ dân này chưa bao giờ có thành công cùng lúc ở cả DOTA 2 và LMHT.
Thời kì vàng son của DOTA 2 Trung Quốc
Cách đây khoảng 10 năm, thời điểm mà chúng ta chỉ có mong mỏi duy nhất là đi chơi điện tử không bị bố mẹ bắt thì ở Trung Quốc, những thần tượng của DotA Allstars thời đó như Burning, Yaphets, Xiao8, 2009… đã thành danh và chinh chiến khắp các giải đấu quốc tế. Nói thế để thấy rằng thể thao điện tử ở Trung Quốc đã phát triển từ rất sớm, họ có thể không có những thứ như tổ chức, giải đấu qui củ như hiện tại nhưng việc game thủ sống bằng việc chơi game đã không còn là hiếm.
Những siêu sao Trung Quốc thời đó như 2009 hay Burning đã là thần tượng của bao nhiều người yêu DotA
Chính sự vượt trội đó đã khiến cho người Trung Quốc áp đảo DOTA 2 thế giới trong hai mùa TI đầu tiên khi một lần họ vào chung kết, một lần là những nhà vô địch khi Invictus Gaming lên ngôi tại The International 2012. Cũng trong khoảng thời gian này, LMHT Trung Quốc cũng bùng nổ và như một lẽ tự nhiên, những đội tuyển đầu tiên của đất nước tỷ dân như IG, Team WE ra đời.
Invictus Gaming của TI2 đã mở ra thời kì vàng son của DOTA 2 Trung Quốc
Tuy nhiên tại CKTG 2012, Trung Quốc là một nỗi thất vọng thực sự khi cả Invictus Gaming lẫn Team WE đều chỉ dừng chân ở Tứ Kết. Sau đó là một chuỗi ngày thất vọng của LMHT Trung Quốc khi họ chả thể vượt qua được cái bóng của người Hàn, thất bại liên tiếp tới với họ tại CKTG. Điều này trái ngược hẳn với DOTA 2 khi Trung Quốc chính là những kẻ thống trị tựa game này trong giai đoạn 2014-2016, thậm chí chính huyền thoại Xiao8 còn phải lên tiếng chỉ trích nền LMHT của nước nhà sau thất bại tại CKTG 2014:
“Việc thua kém về trình độ không phải vì Hàn Quốc chuyên nghiệp hơn, có nhiều team cũng như giải đấu lớn hơn, mà là chính ở thái độ của game thủ. Dừng ngay việc thần thánh hóa team Trung Quốc dùm. Đừng mong đợi hay xin sự tha thứ, bỏ qua cho thành tích thi đấu kém cỏi hay những lý do như môi trường luyện tập không tốt… Sự yếu kém của các người đã tạo nên một vết nhơ cho Liên Minh Huyền Thoại nước nhà nói riêng và eSports nói chung. Trở về nhà và mở của hàng bán hoa quả, đường khiến nền eSports nước nhà bị tổn hại thêm nữa”
NewBee lên ngôi vô địch TI4, năm mà các đội tuyển LMHT Trung Quốc thất bại thảm hại tại CKTG 2014
Video đang HOT
LMHT thăng hoa và sự suy tàn của DOTA 2 Trung Quốc
Năm 2018, năm đáng lẽ mà người Trung Quốc vô địch TI thì họ lại thất bại thảm hại trước đại diện của Châu Âu là Team OG. Ngược lại thì LMHT Trung Quốc năm đó đã có một năm thành công rực rỡ khi thâu tóm cả hai chức vô địch quan trọng nhất là MSI và CKTG.
Khởi đầu cho sự thăng hoa của LMHT Trung Quốc là thời điểm Uzi và RNG vô địch MSI 2018
Khởi đầu cho sự thống trị này là việc Royal Never Giveup và Uzi phá bỏ được lời nguyền không thể vô địch và chiến thắng tại MSI 2018. Sau đó là hành trình kì diệu và đầy thuyết phục của Invictus Gaming tại CKTG 2018, họ đánh gục đội tuyển mạnh nhất Hàn Quốc năm đó là KT Rolster ở Tứ Kết và cả niềm hi vọng Châu Âu mang tên Fnatic ở trận đấu cuối cùng.
Invictus Gaming đã có một CKTG 2018 đầy thành công, trong khi đó thì PSG.LGD lại thất bại thảm hại trước OG tại TI8
Tới năm nay thì thậm chí DOTA 2 Trung Quốc còn chả có nổi đại diện nào tới với trận chung kết TI9, trong khi đó thì một đội tuyển Trung Quốc khác là Funplus Phoenix lại lên ngôi vô địch CKTG 2019. LMHT Trung Quốc đã từng bước phát triển để có được thành công như hiện tại, họ đầu tư vào những tài năng trẻ, mang những mầm non từ Hàn Quốc sang để đào tạo và những Doinb, Tian hay Crisp là những tuyển thủ trưởng thành từ quá trình này.
Một lần nữa LMHT Trung Quốc lên đỉnh thế giới, lần này thì không còn đại diện nào của DOTA 2 nước này tới trận chung kết TI9
Trong khi đó thì DOTA 2 Trung Quốc lại đang bóp nghẹt chính những tài năng của họ, điển hình nhất là thế hệ xuất sắc nhất họ từng sản sinh ra là Wings Gaming. Trung Quốc hiện tại không còn là những kẻ mạnh nhất trong DOTA 2 nữa, họ không có chiến thuật vượt trội, không có những con người xuất sắc hơn phương Tây, tất cả những gì họ có chỉ là một quá khứ huy hoàng mà thôi.
Kết
Có lẽ sẽ tới lúc thành công của LMHT Trung Quốc thoái trào và DOTA 2 sẽ đi lên. Tuy nhiên không biết nó tới sớm hay muộn trong tình trạng DOTA 2 Trung Quốc khan hiếm tài năng như hiện tại.
Theo Gamek
LMHT: G2 Esports quyết chiến Funplus Phoenix cho ngôi vị cao nhất của CKTG 2019
Vậy là CKTG 2019 cuối cùng cũng đi tới hồi kết, G2 Esports và Funplus Phoenix sẽ có một trận đấu quan trọng cuối cùng để quyết định ngôi vô địch.
Funplus Phoenix vs G2 Esports (19h00 ngày 10 tháng 11)
Funplus Phoenix khẳng định sự thống trị của LPL
Bên cạnh một Royal Never Giveup đáng thất vọng, 2 đại diện còn lại của LPL là Funplus Phoenix và Invictus Gaming đều cho thấy sức mạnh hủy diệt của họ tại CKTG 2019. Việc FPX dập tắt niềm hi vọng Fnatic và biến IG thành cựu vương cho thấy họ đã chuẩn bị rất kỹ trước khi vào giải đấu khi có nhiều phương án với các đối thủ. Nếu đối thủ muốn chơi macro thì FPX cũng tỏ ra di chuyển cực kì tinh quái, kẻ địch thích giao tranh thì họ sẵn sàng chơi đôi công ngược lại.
Doinb chính là hiện thân của sự biến hóa khi anh chàng này có thể chơi mọi loại tướng ở đường giữa
Tinh hoa của Funplus Phoenix nằm ở sợi dây liên kết chặt chẽ giữa Tian và Doinb khi hai vị trí này là những người kiến tạo giao tranh chủ yếu cho đội. Doinb thì có bể tướng cực rộng, sẵn sàng chơi bất kì thứ gì ở đường giữa miễn là phục vụ ý đồ của team, anh chàng này đã dùng Nautilus quá đỗi thành công tại trận Bán Kết. Tian thì quả thật là sát thủ vô cùng nguy hiểm khi Qiyana của anh quá đáng sợ.
Nói không quá thì Tian là người sử dụng Qiyana hay nhất tại CKTG 2019
Có một điểm khá lạ lùng là trong hành trình của Funplus Phoenix, họ không phải đối đầu với một đội tuyển Hàn Quốc nào. Vì thế mà nhiều ý kiến cho rằng phượng hoàng của LPL vẫn chưa gặp phải thuốc thử nào đó thực sự đủ lớn, việc đánh bại G2 Esports, kẻ đã loại 2 team Hàn Quốc liên tiếp, ở trận chung kết sắp tới là lời khẳng định sức mạnh đanh thép nhất của FPX.
G2 Esports - Kẻ nắm giữ hi vọng của Châu Âu
Châu Âu vẫn luôn bị coi là khu vực hạng 3 của thế giới khi luôn xếp sau Hàn Quốc và Trung Quốc khi nhiều năm vừa qua các đội tuyển Châu Á quá áp đảo. Tuy nhiên khi G2 Esports vô địch MSI 2019, người ta đã dần cảm nhận được đội tuyển này không chỉ tới các giải đấu để hi vọng một điều kì diệu, họ tới để chinh phục đỉnh cao. Và hành trình của G2 Esports năm nay là hành trình sụp đổ của người Hàn khi tới Faker cũng bị hạ gục bởi những gã samurai Châu Âu.
G2 Esports đã loại liên tiếp 2 đội Hàn Quốc để tới với trận Chung Kết
Để tới với trận Chung Kết này, kỹ năng hay khả năng phối hợp của G2 Esports đương nhiên là vô cùng xuất sắc, tuy nhiên vũ khí tinh thần mới là thứ đáng sợ nhất của họ. Chúng ta thường xuyên nhìn thấy việc họ cười nói khi thi đấu, chơi mà như đùa trên sân khấu nhưng kết quả vẫn chỉ có một là chiến thắng cho G2 Esports. Chính tinh thần thoải mái, không sợ bất kì thứ gì cùng "sức mạnh tình bạn" đã giúp G2 quật ngã cả những kẻ mạnh nhất.
"Sức mạnh tình bạn" là thứ tưởng vô lý nhưng cực kì thuyết phục khi giải thích cho thành công của G2 Esports
Năm nay CKTG được tổ chức tại Châu Âu, sân nhà của G2 Esports và họ nhận được lợi thế tinh thần khổng lồ. G2 Esports hiện tại là đội hình xuất sắc nhất mà lục địa già từng giới thiệu, có lẽ rất lâu rồi mà hi vọng vô địch thế giới của người Châu Âu mới lớn như thế.
Kết
Nếu như năm ngoái Invictus Gaming hạ gục Fnatic trong sự áp đảo hoàn toàn thì năm nay G2 Esports và Funplus Phoenix ở trạng thái vô cùng cân bằng từ lực lượng tới độ "tấu hài". Cả hai đều có những tuyển thủ xuất sắc, lối chơi biến hóa, đây hứa hẹn sẽ là kèo đấu vô cùng căng thẳng và phải kéo nhau tới ván 5 để quyết định ai mới là nhà vua mới của LMHT thế giới.
Dự đoán: Funplus Phoenix 3-2 G2 Esports
Theo GameK
LMHT: Duke chia tay Invictus Gaming sau thất bại tại CKTG Người đi đường trên người Hàn Quốc, Duke đã quyết định chia tay Invictus Gaming, đội tuyển anh đã gắn bó từ năm 2016. Động thái này xảy ra ngay sau khi IG phải dừng bước ở Bán kết CKTG 2019. Theo Duke, anh rời IG do thất vọng về màn trình diễn của bản thân cũng như đội tuyển tại CKTG 2019...