Câu chuyện tô bò kho hơn 35 năm vẫn giữ một hương vị
Thưởng thức một tô bò kho ngon trong không gian hoài niệm về một Sài Gòn xưa. Dù qua bao nhiêu năm tháng thì bò kho Cô Mai vẫn “chuẩn” một hương vị, gây thương nhớ đầycho những thực khách đã từng thưởng thức qua.
Bí quyết gia truyền qua nhiều thế hệ
Những thực khách sành ăn ở TPHCM có lẽ đã quá quen thuộc với quán bò kho Cô Mai. Theo nhận xét của nhiều người, tô bò kho nơi đây gây ấn tượng khó phai với vị bò kho nồng ấm hòa quyện cùng nước dùng loãng chứ không sền sệt như một số nơi khác.
Sở dĩ quán có một cái tên giản dị là bò kho Cô Mai bởi người mở quán và “gieo vị” là bà Tô Thị Mai, sinh năm 1965. Phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị đã cùng trò chuyện với anh Trần Văn Hân, quản lý quán và đồng thời là con trai bà Mai thì được biết, quán mở bán vào năm 1984 trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Ban đầu, mẹ anh bán bò kho chỉ với những vật dụng đơn sơ trên chiếc xe đẩy ở vỉa hè, không biển hiệu, không bàn ghế sang trọng, nhưng khiến thực khách ăn hết rồi mà vẫn còn muốn ăn nữa, có những thực khách vô tình lỡ đường ghé ngang dùng thử một lần, cũng lưu luyến quay lại và trở thành khách ruột từ đó.
Đến năm 2019, sau khi anh Hân tốt nghiệp ngành quản lý nhà hàng, khách sạn. Anh đã quyết định nối nghiệp, phát triển thương hiệu bò kho Cô Mai của mẹ mình. “Ở Việt Nam, mình thấy có rất nhiều món ăn nổi tiếng như phở bò, bún riêu quen thuộc với người Việt nhưng ghi lại dấu ấn đặc biệt với các du khách nước ngoài, nên mình muốn mở quán ăn này, vừa là món quà tặng mẹ sau chừng đó năm tâm huyết với món bò kho, bản thân mình cũng luôn tự hào với vị bò kho “đặc biệt” đã hơn 35 năm của gia đình và muốn quảng bá nó với du khách khi ghé thăm TPHCM”, anh Hân chia sẻ.
Bắt tay vào công việc, anh Hân mở chi nhánh đầu tiên tại đường Thăng Long, quận Tân Bình, TPHCM và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ thực khách. Ngoài hương vị, cách bài trí quán với ô nền gạch bông, cửa gỗ lá sách và những bức tranh về các địa điểm nổi tiếng của Sài Gòn xưa, thực khách như hòa vào dòng chảy của thời gian. Đến nay, chuỗi quán ăn bò kho Cô Mai của anh Hân đã có đến sáu chi nhánh tại TPHCM.
Video đang HOT
Không gian ấm cúng tại chi nhánh Hồ Tùng Mậu, quận 1, TPHCM.
Theo anh Hân, sở dĩ vị bò kho tại quán gây thương nhớ đến các thực khách đến ăn là vì nguyên liệu để chế biến ra một tô bò kho “chuẩn vị” sẽ là thịt bò tươi được chế biến và chỉ sử dụng trong ngày, chứ không sử dụng thịt không rõ nguồn gốc hay thịt bò đông lạnh cũng như các phẩm màu để tạo màu sắc cho món ăn.
Ngoài ra, một nồi bò kho ngon sẽ gồm có thịt bò nạm, gân tẩm ướp với các gia vị tạo mùi đặc trưng như hoa hồi, gừng, hành lá, sả và không thể thiếu công thức nêm nếm gia truyền. Anh Hân cho biết, công thức nêm nếm của mẹ anh được bà ngoại truyền lại. Cụ thể, thịt bò sẽ được hầm trong khoảng thời gian gần hai giờ với những kỹ thuật riêng lúc thì lửa phải thật lớn, khi thì phải để lửa liêu riêu.
Bánh mì bò kho truyền thống là món ăn được nhiều thực khách lựa chọn mỗi khi đến quán.
Thời gian để cho ra một nồi bò kho với nước dùng vàng ánh đẹp mắt từ mỡ bò, thịt bò thấm vị, cà rốt tươi sắc sẽ mất hàng giờ đồng hồ với tâm huyết và sự khéo léo của người nấu, khiến món ăn không thể nhầm lẫn bởi hương vị rất đặc trưng.
“Khi lần đầu đến đây ăn, mình thấy nước dùng không sệt như những nơi khác, nhưng khi thưởng thức thì cảm nhận từng sớ thịt mềm ngập vị nhưng vẫn còn nguyên từng sớ thịt chứ không bị rục quá, miếng gân bò không quá dai, nước dùng đậm đà thơm nồng”, chị Nguyễn Như Quỳnh, một thực khách cho biết.
Ngoài bò kho chấm bánh mì truyền thống, thực khách còn có thể lựa chọn hủ tiếu, mì vàng hay mì gói để thay thế và ăn kèm cùng rau ngò gai, húng quế, thêm vài miếng ớt tươi, lát chanh chấm muối ớt làm cho món ăn thêm tròn vị.
Tô đựng thân thiện với môi trường
Các thực khách đến với bò kho Cô Mai không chỉ vì hương bị bao năm vẫn vậy hay không gian hoài niệm mà còn vì xu hướng hiện đại và sự tinh tế được truyền tải trong đó. Bởi ngoài việc thưởng thức một tô bò kho “chuẩn vị xưa” trong tô sứ giữ nhiệt giúp tô bò kho luôn nóng. Quán bò kho Cô Mai còn sử dụng tô đựng thức ăn hữu cơ, được tái tạo từ bã mía, có thể hâm nóng trong lò vi sóng.
“Ngoài khách đến ăn tại quán, mình thấy có rất nhiều người đến mua về để thưởng thức, do đồ ăn nóng nếu để trong tô nhựa sẽ rất độc hại, vì một số chất gây hại trong nhựa sẽ ngấm vào thức ăn, nên mình đã quyết định sử dụng tô bã mía để bán cho khách mua về để đảm bảo sức khỏe cho khách vừa góp phần giảm thải rác nhựa và bảo vệ môi trường”, Anh Hân nói.
Tô đựng làm từ bã mía có thể hâm nóng trong lò vi sóng.
Anh Trịnh Hoài Nam, một khách hàng đang chờ mua đồ ăn cho biết: “Mình đã đến ăn tại quán rất nhiều lần, tuy nhiên, do thường xuyên phải tăng ca nên hay mua về. Mình cảm thấy rất ấn tượng với việc quán sử dụng tô bã mía cho khách và đây cũng là một điểm cộng cho quán”.
Mỗi tháng, anh Hân cho biết chỉ riêng chi nhánh trên đường Hồ Tùng Mậu, quận 1, TPHCM, đã tiêu thụ khoảng 5.000-7.000 tô bã mía. Tự hào là thế hệ tiếp nối để phát triển thương hiệu bò kho Cô Mai, anh Hân mong muốn, món bò kho truyền thống sẽ đại diện cho ẩm thực TPHCM nói riêng và ẩm thực Việt nói chung.
Bản đồ ẩm thực: Mắt cá ngừ đại dương Phú Yên
Vốn là nguyên liệu bỏ đi trong quá trình chế biến cá ngừ đại dương, mắt của chúng được các đầu bếp giữ lại và sáng tạo nên một món ăn mà sau này là định danh về văn hóa ẩm thực của xứ biển Phú Yên - mắt cá ngừ đại dương.
Mắt cá ngừ đại dương tiềm thuốc bắc là món ăn nổi tiếng tại Phú Yên.
Mùa đánh bắt cá ngừ đại dương bắt đầu từ tháng Giêng cho đến tháng Tư Âm lịch hằng năm. Sau quá trình rong ruổi trên biển khơi, ngư dân lại trở về đất liền với rất nhiều con cá ngừ đại dương tươi ngon. Sau khi vào bờ và sơ chế, mắt cá được người ta loại bỏ hết phần thừa, chỉ còn giữ lại cầu mắt.
Dù cá ngừ có dọc ở các tỉnh, thành ven biển miền Trung thế nhưng khi nhắc đến cá ngừ nhiều người lại nghĩ ngay đến Phú Yên. Có dịp ghé thăm Tuy Hòa, Phú Yên trong một lần công tác cách đây không lâu, người viết được bạn bè bắt phải thử qua món mắt cá ngừ đại dương. Họ còn nói vui rằng đến Phú Yên mà chưa thử qua món này thì xem như chưa đặt chân đến xứ Nẫu.
Bên cạnh các phương pháp chế biến như nấu cháo, nấu lẩu, om dưa chua... thì mắt cá ngừ đại dương tiềm thuốc bắc có lẽ là món ăn phổ biến nhất tại Phú Yên. Trò chuyện cùng anh bạn đầu bếp Phú Yên, mới hay ngoài nguyên liệu tiềm làm giảm bớt mùi tanh thì cách sơ chế của đầu bếp cũng là yếu tố quyết định món ăn có thơm ngon, hoàn toàn không hề bị tanh hay không? Và theo đó, cách đơn giản nhất là mắt cá tươi mang về sẽ chần sơ qua nước muối nấu sôi. Tiếp đến rửa sạch, loại bỏ gân máu rồi hấp cùng hỗn hợp gia vị sả, gừng, lá dứa. Có như thế mắt cá mới đạt chuẩn để đem đi tiềm.
Thố tiềm phải là loại làm từ đất sét để giữ nhiệt và bảo đảm đúng độ lửa cho món ăn. Sau khi xếp đều các nguyên liệu vào thố, thợ nấu sẽ đem đi hầm đến khi mắt cá mềm và hỗn hợp tiềm thuốc bắc hòa quyện lại với nhau.
Khi có thực khách gọi món, người bán sẽ dọn ra một phần mắt cá ngừ đại dương gồm một thổ và đĩa bánh tráng cũng như rau sống ăn kèm. Để tránh món ăn mau nguội, dễ bị tanh, một số nơi còn lót thêm đĩa cồn bên dưới nên lúc nào lửa cũng cháy ngùn ngụt, kích thích vị giác của thực khách hơn.
Bỏ qua sự rụt rè ban đầu, người viết quyết định trải nghiệm món ăn có phần hơi "ghê" này. Gắp nhẹ chiếc đũa để khều lấy phần mắt cá, thưởng thức và húp nhẹ ít nước tiềm thì mới hiểu vì sao mắt cá ngừ đại dương Phú Yên lại là món ăn được nhiều người yêu thích. Cảm giác hòa quyện giữa vị béo ngậy của mắt cá, vị thơm nồng của gia vị thuốc tiềm cứ đọng mãi cổ họng. Cứ thế, chỉ muốn gắp đũa dùng thêm mà quên hẳn luôn nỗi sợ về mắt cá lúc ban đầu.
Một món ăn khác từ cá ngừ Phú Yên.
Ngoài mắt cá ngừ, thịt cá ngừ còn có thể ăn sống theo phương thức sashimi của người Nhật Bản hay mang xuất khẩu sang nước ngoài. Qua thông tin báo đài, cá ngừ là thực phẩm có lợi cho sức khỏe người dùng như hỗ trợ giảm cân, bổ mắt, ngăn ngừa thiếu sắt, thiếu máu, tốt cho trí não. Thế nên, trong chuyến hành trình chinh phục vùng đất biển Phú Yên, du khách không nên bỏ qua trải nghiệm thưởng thức mắt cá ngừ và những món ăn từ cá ngừ nhé.
Cách nấu phở bò viên đơn giản thơm ngon nước dùng thanh ngọt tại nhà Phở bò là món nước từ lâu đã trở nên quen thuộc và phổ biến, được ưa thích lựa chọn trong rất nhiều bữa ăn của người Việt, nhất là bữa sáng. Hôm nay, cùng vào bếp để khám phá cách làm phở bò viên thơm ngon đơn giản tại nhà nhé! Nguyên liệu làm Phở bò viên Xương bò 2.5 kg Thịt...