Câu chuyện thành công của Mark Zuckerberg: Sự nghiệp từ Facebook, Tình yêu từ Facemash
Mark Zuckerberg là nhà sáng lập, chủ tịch kiêm CEO của mạng xã hội Facebook – đây là điều mà nhiều người biết.
Nhưng cách thức mà Mark Zuckerberg xây dựng một doanh nghiệp truyền thông xã hội đạt thành công rực rỡ như hiện tại thì không nhiều người biết. Hãy đọc câu chuyện này để xem anh ấy đã làm điều đó như thế nào.
Mark Zuckerberg sinh ngày 14/05/1984 tại White Plains, New York và được nuôi dưỡng tại Dobbs Ferry. Anh sinh ra trong một gia đình có học thức, ngay từ nhỏ Zuckerberg đã có hứng thú với lập trình máy tính.
Vào năm 12 tuổi, Zuckerberg đã tạo ra một chương trình nhắn tin có tên là Zucknet. Anh sử dụng chương trình này để giữ liên lạc giữa các phòng nha khoa của cha mình. Biết được tiềm năng của Zuckerberg, bố mẹ anh đã thuê một gia sư lập trình để kèm cặp khi anh học trung học và đăng ký cho anh vào một trường học danh tiếng ở New Hampshire.
Sau khi tốt nghiệp tại trường học ở New Hampshire, Zuckerberg đã đăng ký vào trường Đại học Harvard – một ngôi trường danh tiếng có nhiều nhân tài công nghệ từng xuất thân từ đây.
Có sự nghiệp nhờ… Facebook
Tại trường Đại học Harvard, Mark Zuckerberg được biết đến như một “gã” lập trình máy tính tài năng. Vào năm học thứ hai, anh đã xây dựng được hai chương trình: CourseMatch và FaceMash. Cả hai chương trình đều nhanh chóng trở nên phổ biến, nhưng sau đó đã bị nhà trường đóng cửa vì cho rằng… không phù hợp.
Nhưng với tài năng và tiếng tăm của mình, Zuckerberg tiếp tục bắt tay với những người bạn của anh để tạo ra một trang mạng xã hội cho phép sinh viên Harvard kết nối với nhau. Trang web chính thức đi vào hoạt động từ tháng 06/2004 dưới cái tên “The Facebook”.
Điều bất ngờ xảy ra sau năm học thứ hai, Zuckerberg đã quyết quyết định mang The Facebook ra ngoài khuôn viên ký túc xá và anh quyết định bỏ học để dành toàn thời gian xây dựng The Facebook.
Vào cuối năm 2004, trang mạng xã hội này đã đạt được một triệu người dùng đăng ký sử dụng. Với lượng người dùng tham gia mạng xã hội liên tực tăng ở mức đột phá, The Facebook đã thu hút được sự chú ý của nhiều công ty đầu tư mạo hiểm.
Và cuối cùng, Zuckerberg đã chuyển đến Thung lũng Silicon vào năm 2005. The Facebook nhận được khoản đầu tư mạo hiểm đầu tiên từ công ty Accel Partners với số tiền 12.7 triệu USD (khoảng gần 300 tỷ đồng, theo tỷ giá hiện nay). Lúc này trang web vẫn chỉ mở cho sinh viên trường Ivy League sử dụng.
Đến cuối năm 2005, Facebook mới chính thức mở ra cho tất cả sinh viên của các trường khác sử dụng, từ đó đạt được con số 5.5 triệu người dùng. Cũng thời điểm này, Facebook bắt đầu nhận được lời đề nghị mua lại từ Yahoo và Microsoft, nhưng Mark Zuckerberg không quan tâm điều đó.
Quyết định sáng suốt của Zuckerberg đã đem đến những con số không tưởng cho Facebook. Ngày 30/10/2019, Facebook công bố doanh thu Q3/2019. Theo đó, công ty báo cáo số lượng người dùng hoạt động hàng ngày trung bình đạt 1.62 tỷ vào tháng 09/2019, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số người dùng hoạt động hàng tháng đạt 2.45 tỷ, tăng 8% so với năm trước.
Mark Zuckerberg có tài sản ròng ước tính trị giá 78 tỷ USD tính đến ngày 29/01/2020. Với tầm ảnh hưởng của mình, Zuckerberg đã ký Cam kết Giving – anh sẽ quyên góp ít nhất 50% giá trị tài sản ròng của mình cho các hoạt động từ thiện trước khi chết.
Trước đó, vào năm 2010, Zuckerberg đã tham gia quyên góp hơn 100 triệu USD để giúp đỡ trường học Newark ở New Jersey. Và khi cô con gái đầu lòng (tên Max) chào đời, Zuckerberg và người vợ Priscilla Chan đã đã viết một bức thư ngỏ cho con. Nội dung bức thư là lời cam kết sẽ cho đi 99% số cổ phiếu Facebook trong suốt thời gian còn lại của cuộc đời.
Thế nhưng nhiều người đã chỉ trích phương pháp mà Zuckerberg quyên góp tài sản của mình. Thực chất quỹ từ thiện mà Zuckerberg và Chan quyên góp là một công ty trách nhiệm hữu hạn được hai người thành lập, chứ không phải một tổ chức từ thiện. Công ty này cho phép hai người có quyền kiểm soát và điều hành linh hoạt hơn khối tài sản mình cho đi, thay vì cách quyên góp truyền thống.
Mục đích của công ty là phục vụ cho các hoạt động phi lợi nhuận, đầu tư tư nhân và tham gia vào các hoạt động chính trị. Không giống như các quỹ từ thiện khác, các tập đoàn hoặc công ty tham gia không phải báo cáo quyên góp tài chính.
Bên cạnh vụ lùm xùm về vấn đề từ thiện, Mark Zuckerberg còn phải điều trần trước Quốc hội (tháng 44/2018) về xì-căng-đan Facebook bị phát hiện chia sẻ thông tin cá nhân của người dùng với công ty Cambridge Analytica. Forbes đã trích dẫn câu chuyện Cambridge Analytica và Facebook ngày càng không có khả năng bảo vệ người dùng khỏi lạm dụng và thông tin sai lệch.
Dĩ nhiên, thuyền lớn thì sóng lớn, Mark Zuckerberg vẫn bình tĩnh lèo lái con thuyền Facebook đi đến những thành công to lớn hơn. Tính đến ngày 30/01/2020, Facebook có vốn hóa thị trường là 598 tỷ USD. Trong đó, Zuckerberg sở hữu hơn 375 triệu cổ phiếu của Facebook và nắm giữ 60% quyền biểu quyết trong công ty.
Có tình yêu nhờ… Facemash
Xuyên suốt hành trình xây dựng Facebook của Mark Zuckerberg luôn có sự xuất hiện của một người phụ nữ, đó chính là Priscilla Chan (vợ của Mark, một cô gái gốc Hoa). Dưới đây là những hình ảnh đẹp xuyên suốt cuộc đời của Zuckerberg và vợ trong hơn 17 năm qua. Cùng xem lại hành trình xây tổ ấm của họ.
Priscilla Chan và Mark Zuckerberg gặp nhau khi đang đứng xếp hàng chờ vào nhà tắm tại một bữa tiệc ở Đại học Harvard vào năm 2003. Bữa tiệc được tổ chức bởi người anh em Alpha Epsilon Pi của Zuckerberg và Chan đã được mời đến đó.
“Anh ấy là một chàng trai ngốc nghếch và ít khi ra ngoài”, Chan chia sẻ với tờ The New Yorker. “Tôi còn nhớ anh ấy có những cốc bia dán đoạn mã lập trình C . Đó giống như một trò đùa tại trường đại học, nhưng lại có một sức hấp dẫn lạ kỳ.”
Chan tiết lộ trong lần đầu tiên gặp Zuckerberg, cô nghĩ anh có thể thể bị đuổi khỏi trường vì trò chơi mà anh tạo ra: Trang web đánh giá độ hấp dẫn của các sinh viên trong trường, có tên là “Facemash”. Đây là trò đùa mà Zuckerberg làm khi anh học năm hai tại trường Harvard và cũng là trò giúp anh trở lên nổi tiếng.
Video đang HOT
Bản thân Zuckerberg cũng mong muốn bị đuổi khỏi Harvard khi gặp Chan. Trong buổi lễ trao bằng đại học của trường Harvard vào năm 2017, Zuckerberg cho biết: “Tôi sẽ bị đuổi học sau ba ngày nữa, vì vậy chúng tôi cần nhanh chóng hẹn hò.”
“Nếu không không có Facemash, tôi đã không gặp được Priscilla”, Zuckerberg phát biểu trong buổi lễ trao bằng của trường Harvard. Cô ấy là người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi, do vậy có thể nói Facemash là thứ quan trọng nhất mà tôi đã tạo ra trong xuốt thời gian tôi theo học tại Harvard.
Trong buổi hẹn hò đầu tiên, Zuckerberg đã nói với Chan: “Thà đi hẹn hò với tôi còn hơn anh về nhà ôn thi kết thúc kỳ”, Chan chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Today Show năm 2014.
Chan là một trong những người dùng đầu tiên tham gia Facebook, vào ngày 05/02/2004.
Zuckerberg chính thức bỏ học tại Harvard vào mùa thu năm 2005 sau hai năm theo học để tập trung xây dựng Facebook. Anh chuyển đến Palo Alto, California, đây cũng là nơi Facebook mở văn phòng làm việc đầu tiên.
Năm 2007, Chan tốt nghiệp Harvard, sau đó theo Zuckerberg đến California theo học ngành Y tại trường Đại học California, San Francisco vào năm 2008. Cô thuê một căn hộ gần nơi Zuckerberg làm việc để anh có thể đến thăm cô vào dịp cuối tuần.
Ngay từ những ngày đầu trong mối quan hệ, Chan đã đặt ra một số quy tắc nghiêm ngặt vì Zuckerberg quá chú tâm vào Facebook. Chan yêu cầu một tuần anh phải bỏ ra một ngày, tối thiểu 100 phút để “cách ly” Facebook.
Chan đã ở bên Zuckerberg trong những thời khắc quan trọng nhất, thời điểm mà Yahoo! gửi lời đề nghị mua lại Facebook với giá 1 tỷ USD vào năm 2006. Chan nói với The New Yorker rằng đó là khoảng thời gian căng thẳng nhất của Zuckerberg: “Chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện quan trọng về thỏa thuận của Yahoo!. Chúng tôi cố gắng bám sát những mục tiêu của mình và những gì chúng tôi thích làm trong cuộc sống, đó là những điều đơn giản.”
Khi còn là sinh viên Y khoa tại Đại học California, Chan đã chuyển vào ở chung cùng Zuckerberg tại khu phố College Terrace của Palo Alto vào tháng 09/2010. Zuckerberg đã chia sẻ trên Facebook: “Priscilla Chan sẽ chuyển đến vào cuối tuần này. Bây giờ chúng tôi có gấp đôi mọi thứ, nếu bạn cần bất kỳ thiết bị gia dụng, bát đĩa, ly… hãy đến và lấy chúng trước khi chúng tôi cho hết chúng đi.”
Zuckerberg và Chan sau đó đã mua một căn hộ 5 phòng ngủ với giá 7 triệu USD tại thành phố Palo Alto vào tháng 05/2011. Zuckerberg sau đó đã mua thêm bốn căn nhà xung quanh với giá 43 triệu USD để mở rộng nơi cư trú.
Vào tháng 03/2011, Chan và Zuckerberg đã nhận nuôi một chú chó Puli lông cừu mà họ đặt tên là Beast.
Vào cùng khoảng thời gian trên, cặp đôi Chan và Zuckerberg đã chính thức tạo mối quan hệ trên Facebook.
Vào tháng 05/2012, Zuckerberg và Chan làm lễ kết hôn, chỉ vài vài ngày sau khi Chan tốt nghiệp trường Y và đây cũng là lần đầu Facebook phát hành cổ phiếu ra công chúng. Cặp đôi mời 100 vị khách và tổ chức một cách đơn giản ở phía sân sau căn hộ của Zuckerberg.
Cặp đôi mới cưới đã thưởng thức tuần trăng mật tại Rome và Ý, kỳ nghỉ khá giản dị. Họ bị phát hiện khi đang dùng bữa tại McDonald.
Không lâu sau khi thưởng thức tuần trăng mật, Zuckerberg đã mua thêm một ngôi nhà tại khu phố Dolores Heights, San Francisco với giá 10 triệu USD. Anh đã chi thêm 1.6 triệu USD để sửa sang lại căn hộ này.
Zuckerberg và Chan đã tận hưởng một số chuyến đi du lịch đến Hawaii. Vào tháng 10/2014, cặp đôi đã chi hơn 100 triệu USD để mua hai mảnh đất rộng trên đảo Kauai để bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên nơi đây.
Vào tháng 07/2015, Zuckerberg đã chia sẻ trên Facebook rằng Chan đang mang thai. Trước đó, Chan đã từng bị sảy thai đến ba lần.
Chan đã hạ sinh một bé gái vào tháng 12/2015, Zuckerberg và Chan đã quyết định đặt tên cho cô bé là Max (viết tắt của Maxima).
Để chào mừng cô con gái ra đời, cặp vợ chồng tuyên bố thành lập một công ty mới có tên Chan Zuckerberg Initiative, với sứ mệnh “thúc đẩy tiềm năng và bình đẳng của con người”. Chan và Zuckerberg cam kết sẽ quyên góp 99% cổ phần Facebook của họ cho công ty trên. Lúc này Chan đã nghỉ làm bác sĩ để có toàn thời gian điều hành công ty mới.
Vào năm 2016, cặp đôi tuyên bố sẽ đầu tư 3 tỷ USD vào công ty Chan Zuckerberg với mục đích chữa trị tất cả các bệnh trên toàn thế giới. Họ mong muốn chữa tất cả các bệnh mà cô con gái có thể mắc trong tương lai.
Cùng nhau, cặp đôi đã trao tặng hàng trăm triệu USD cho quỹ từ thiện. Họ cũng đã ký vào Cam kết Giving, trao tặng một nửa số tài sản trong suốt cuộc đời: “Chúng tôi sẽ dành cả đời mình để bảo đảm thế hệ tương lai sẽ có những cơ hội lớn để phát triển.”
Giám đốc điều hành Facebook cũng đầu tư 100 triệu USD giúp đỡ trường học gặp khó khăn tại Newark, New Jersey. Vào năm 2015, Chan và Zuckerberg đã tạo dựng một ngôi trường tiểu học tại Palo Alto, một ngôi trường dành cho học sinh ở các khu vực có thu nhập thấp.
Vào năm 2015, cặp đôi cũng đã quyên góp 75 triệu USD cho một bệnh viện tại San Francisco. Sau đó, bệnh viện này đã đổi tên thành Bệnh viện đa khoa Zuckerberg San Francisco và Trung tâm chấn thương Zuckerberg.
Vào tháng 08/2017, Chan và Zuckerberg chào đón cô con gái thứ hai, được đặt tên là August (mang nghĩa tháng Tám). Zuckerberg đã nghỉ làm hai tháng để giúp vợ chăm con.
Zuckerberg và Chan đã cùng nhau đi du lịch qua khắp thế giới, họ quyết định nghỉ hai tuần mỗi năm để đi du lịch. Cặp vợ chồng đã đi đến Dubai, Mumbai và Trung Quốc, cũng là nơi sinh sống của gia đình Chan. Zuckerberg đã dành nhiều thời gian để học tiếng mẹ đẻ của Chan.
Vào năm 2016, Zuckerberg và Chan đã có một chuyến đi đến Rome, nơi họ gặp Đức giáo hoàng Phanxico tại Vatican. Zuckerberg đã trao tặng cho giáo hoàng một mô hình máy bay không người lái thu nhỏ của Facebook.
Zuckerberg đã tiêu hơn 1 triệu USD tiền quỹ của Facebook cho mục đích du lịch cá nhân vào năm 2018. Vào tháng 05/2018 khi đi du lịch tại Châu Âu, anh đã đăng tải bài viết với nội dung kỷ niệm 7 năm ngày cưới với Chan.
Vào năm 2018, Zuckerberg đã tiêu tốn 20 triệu USD cho mục đích thuê vệ sĩ và an ninh cá nhân, số tiền này được Facebook chi trả.
Theo Thế Giới Di Động
Facebook kiếm tiền như thế nào?
Để vận hành thông suốt một mạng xã hội có quy mô đến 2,4 tỉ người dùng, Facebook đã phải chi rất nhiều tiền để mở rộng và xây dựng thêm các trung tâm xử lý dữ liệu, mua sắm máy móc thiết bị...
Nhiều Thượng nghị sĩ Mỹ cũng không biết cụ thể là Facebook kiếm tiền như thế nào nên đã hỏi CEO Mark Zuckerberg trong lần điều trần trước Thượng viện Mỹ hồi tháng 4.2018
Để vận hành thông suốt một mạng xã hội có quy mô đến 2,4 tỉ người dùng, Facebook đã phải chi rất nhiều tiền để mở rộng và xây dựng thêm các trung tâm xử lý dữ liệu, mua sắm máy móc thiết bị, hệ thống cáp quang kết nối từ trung tâm dữ liệu ra ngoài, tiền điện, tiền lương nhân viên, nói chung là rất nhiều chi phí, có những khoản lên đến hàng chục tỉ USD.
Vậy Facebook lấy đâu ra tiền để hoạt động và phát triển, trong khi người dùng được xài hoàn toàn miễn phí?
Theo Fossbytes, doanh thu về bán chỗ quảng cáo năm 2019 cuả Facebook là 69,4 tỉ USD
Nhiều người chỉ biết mang máng rằng Facebook sống nhờ quảng cáo, nhưng ít ai biết cụ thể là mạng xã hội này kiếm tiền như thế nào. Hồi tháng 4.2018, Thượng viện Mỹ đã triệu tập CEO Mark Zuckerberg ra điều trần về việc đối tác của Facebook là Cambridge Analytica đã thu thập thông tin trái phép của 87 triệu người dùng mạng xã hội này. Qua truy vấn Zuckerberg, các vị dân biểu cao tuổi đã cho thấy họ cũng chẳng biết gì về cách kiếm tiền của Facebook.
Chẳng hạn Thượng nghị sĩ Orrin Hatch đã hỏi:
- Làm sao ông có thể duy trì mô hình hoạt động của Facebook trong khi không thu phí từ người dùng?
Zuckerberg đáp:
- Thưa, chúng tôi bán quảng cáo!
Với sức phổ biến cực kỳ rộng khắp, Facebook có lợi thế cực lớn là thu thập được một lượng dữ liệu khổng lồ của người dùng toàn thế giới. Và lượng dữ liệu đó sẽ được Facebook khai thác để bán quảng cáo thu tiền. (Xin tham khảo bài Facebook theo dõi người dùng như thế nào? đã đăng tại đường dẫn này: https://thanhnien.vn/cong-nghe/facebook-theo-doi-nguoi-dung-nhu-the-nao-1160309.html).
Facebook sử dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo AI để sàng lọc, phân tích về người dùng: họ thích xem phim gì, đọc báo nào, xem tivi kênh nào, mua sắm những gì, khuynh hướng chính trị ra sao?... Qua đó, Facebook sẽ cung cấp những thông tin về "phân khúc người dùng" - chứ không phải cung cấp thông tin cá nhân của họ - cho các doanh nghiệp, báo chí, đài truyền hình để đặt mua chỗ đăng quảng cáo trên Facebook, Instagram, Messenger, WhatsApp (đều là các ứng dụng thuộc sở hữu của mạng xã hội này). Các quảng cáo này thuộc dạng tinh chỉnh, hướng đến đúng đối tượng người dùng, không dàn trải như trên báo giấy, radio, tivi rất lãng phí mà hiệu quả thì không cao.
Mỗi lần người dùng nào đó nhấp chuột xem một cái quảng cáo trên Facebook thì doanh nghiệp thuê chỗ quảng cáo đó sẽ phải trả 1,72 USD (giá bình quân). Cao nhất là giá quảng cáo trong lĩnh vực tài chính, lên đến 3,77 USD cho mỗi cái nhấp chuột.
Thêm vào đó, Facebook còn dành chỗ lập trang kinh doanh (business page) cho bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào muốn kinh doanh hay quảng bá về mình. Facebook cung cấp luôn công cụ Ad Manager để doanh nghiệp tự lập trang rất tiện lợi, tất cả đều miễn phí. Đổi lại, doanh nghiệp phải chấp nhận để Facebook đăng quảng cáo trên trang nhà của mình, và nếu muốn Facebook đăng quảng cáo về trang của mình đến những người dùng khác thì phải trả tiền.
Theo phân tích của trang công nghệ SproutSocial, một doanh nghiệp đăng quảng cáo sẽ phải thanh toán cho Facebook 1,72 USD cho mỗi cái nhấp chuột của người dùng mở xem cái quảng cáo đó. Năm 2018 đã có đến 65 triệu trang kinh doanh của các doanh nghiệp đặt trên Facebook và năm 2019 thì có đến 90 triệu doanh nghiệp quy mô nhỏ trên khắp thế giới sử dụng Facebook và cả Messenger để phục vụ việc kinh doanh.
Có thể nói, dù mang loại hình mạng xã hội, thực chất Facebook chính là một doanh nghiệp quảng cáo khổng lồ không có đối thủ. Theo trang công nghệ Fossbytes, quảng cáo chiếm 98% tổng doanh thu của Facebook và doanh thu về quảng cáo năm 2019 của họ là 69,4 tỉ USD, tăng 14,4 tỉ USD so với năm 2018 (55 tỉ USD và lãi ròng là 22 tỉ USD) và sẽ tăng lên 84,5 tỉ vào năm 2020 này. Một con số cực 'khủng' đối với một doanh nghiệp công nghệ có 43.000 nhân viên làm việc toàn thời gian (số liệu 2019). Để hình dung, theo số liệu của trang tin Nga Sputnik, năm 2019 GDP của Việt Nam ước tính khoảng 260 tỉ USD (trên dân số 97 triệu người).
Thu nhập của Facebook đến từ các nguồn sau:
1. Quảng cáo định hướng
Loại hình quảng cáo này là nguồn thu nhập lớn thứ hai của Facebook, tất cả là nhờ vào khả năng thu thập và xử lý dữ liệu người dùng của mạng xã hội này.
Facebook thu thập được dữ liệu khổng lồ từ người dùng như: độ tuổi, giới tính, sở thích cá nhân, nghề nghiệp, khuynh hướng chính trị, thói quen mua sắm, thậm chí biết cả đội bóng mà họ yêu thích. Nhờ vậy, Facebook sẽ bán chỗ đặt quảng cáo cho các doanh nghiệp, tổ chức muốn nhắm đến một tầng lớp đối tượng nhất định nào đó sẽ chú ý đến các quảng cáo này. Bằng vào công cụ Dynamic Ads do Facebook cung cấp, một doanh nghiệp có thể cùng lúc gửi nhiều quảng cáo về loại sản phẩm phù hợp nhất với điều kiện kinh tế (mức thu nhập) và sở thích của từng tầng lớp người dùng, nhờ vậy tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.
2. Quảng cáo trên phiên bản Facebook chạy trên smartphone
Smartphone hiện nay là thứ không thể thiếu trong cuộc sống con người. Phiên bản Facebook Mobile chạy trên smartphone ra mắt năm 2007 và được công chúng nồng nhiệt chào đón. Năm 2018, hàng ngày có đến 1,74 tỉ người dùng Facebook Mobile trên smartphone của họ. Và, dĩ nhiên Facebook không bỏ lỡ cơ hội để khai thác. Năm 2019, có đến 93% thu nhập của Facebook là từ quảng cáo trên phiên bản Mobile và đây là nguồn thu chủ lực của mạng xã hội này.
3. Tự quảng cáo của người dùng
Loại hình quảng cáo này rất phổ biến trên Facebook, cho phép người dùng cá nhân, các nhóm, tạo nên các mẩu quảng cáo và sẽ xuất hiện ở phía phải màn hình (sidebar) trên trang nhà của họ cũng như các trang của bên thứ ba. Công cụ Ad Manager của Facebook sẽ giúp người tạo nên nội dung quảng cáo theo ý muốn và định hướng đối tượng nào sẽ là mục tiêu của quảng cáo đó. Người dùng tự quảng cáo sẽ phải trả tiền khi có người dùng nhấp chuột xem quảng cáo của họ.
4. Quảng cáo trên ứng dụng Facebook Messenger
Các đại gia trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, sản xuất công nghiệp, công nghệ thông tin, tiêu dùng,... đều có đặt quảng cáo trên Facebook.
Ứng dụng Messenger của Facebook giúp cho người dùng có thể trao đổi tin nhắn, đàm thoại trực tiếp đến từng cá nhân có dùng mạng xã hội này. Trước đây, Facebook không đăng quảng cáo trên Messenger, nhưng nay thì khác khi có hàng tỉ người dùng ứng dụng này. Ngày nay, các mẩu quảng cáo của các doanh nghiệp đã bắt đầu xuất hiện trên Messenger dù với tần suất ít hơn so với trên Facebook.
5. Quảng cáo trên video Facebook Live
Chức năng Facebook Live được người dùng rất ưa chuộng, nhờ nó mà bạn bè, người thân dù ở cách xa hàng ngàn cây số có thể giao tiếp trực tuyến, nhìn thấy nhau qua video. Số lượng người sử dụng Facebook Live ngày càng tăng, và với sự nhạy bén vốn có, Facebook lập tức đăng các quảng cáo trên video để tăng nguồn thu.
Theo trang công nghệ Newsfeed, nhờ khai thác dữ liệu người dùng để phục vụ cho quảng cáo, Facebook đã kiếm được 84 USD trên mỗi đầu người dùng ở Bắc Mỹ (247 triệu người dùng hàng tháng năm 2019) và 27 USD mỗi đầu người dùng ở các nước châu Âu (307 triệu người).
Trên danh nghĩa thì Facebook là hoàn toàn miễn phí, nhưng thật ra khi xài Facebook, người dùng đã góp phần tạo nên doanh thu cho mạng xã hội này. Bởi lẽ, muốn đăng ký một tài khoản trên Facebook, người dùng phải chấp nhận để Facebook sử dụng thông tin cá nhân của họ ở phần "Điều khoản sử dụng" (Terms of Service) mà ít người chú ý đọc kỹ. Như vậy, dùng miễn phí thật ra cũng phải trả một cái giá nhất định, đúng như câu châm ngôn "There's no free lunch" (Không có gì là miễn phí).
Theo Thanh Niên
Hiếm lắm mới thấy vợ chồng Mark Zuckerberg công khai cà khịa nhau, chỉ những người "não to" đọc mới hiểu Đúng là toàn những người nổi tiếng và lãnh đạo tỷ phú có khác, trêu nhau cũng phải theo cách thâm sâu mới chịu. Mark Zuckerberg đang là một trong những vị CEO công nghệ kiêm tỷ phú có sức ảnh hưởng hàng đầu thế giới, đảm nhận trong tay nhiều thương hiệu khổng lồ. Vợ anh - Priscilla Chan - cũng là...