Câu chuyện rửa bát khiến người vợ vừa sinh con quyết định ly hôn và bài học lớn: “Đừng ngây thơ cho rằng sau khi cưới sẽ thay đổi được tính xấu của đàn ông!”
Với hôn nhân, nếu như chỉ một trong hai phía vun vén thì thật sự khó để nó lúc nào cũng vận hành trơn tru và có được hạnh phúc thật sự.
Với hôn nhân, chuyện lông gà vỏ tỏi như ăn gì, uống gì, ai rửa bát, ai lau nhà… cũng trở thành một vấn đề phải bàn bạc. Khi đang yêu, bất cứ điều gì cũng ngọt ngào nhưng lúc cưới nhau rồi, chuyện đời thường có thể là nguyên nhân khiến tất cả tan vỡ.
01
Hải cưới Hưng sau 3 năm yêu nhau. Hải từ quê lên thành phố sinh sống, bản thân có năng lực, cô được nhận vào một công ty nước ngoài khá danh tiếng. Hưng là trai thành phố “xịn”, gia đình có điều kiện.
Hưng kiếm tiền rất khá. Anh không coi trọng chuyện phụ nữ quá giỏi giang trong công việc. Với Hưng, phụ nữ là phải đảm đang, lo toan chu toàn việc nhà cửa. Đàn ông chỉ nên đi kiếm tiền thôi, không đụng tay vào việc nhà.
Tư tưởng đó của Hưng được chính mẹ anh truyền thụ. Mẹ Hưng từ bé đã dạy con trai không được đụng tay vào chuyện bếp núc. Sau này bố mẹ Hưng vì quyết định ra nước ngoài sống cùng chị gái anh nên vợ chồng Hưng mới được ở riêng. Những tưởng cuộc sống của Hải sẽ dễ chịu hơn nhưng chẳng phải.
Ngay từ ban đầu, Hưng đã thẳng thừng tuyên bố rằng mình sẽ không làm việc nhà. Hải nên bớt chút thời gian làm việc, ở nhà nhiều hơn để lo toan. Bản thân anh chỉ có nghĩa vụ kiếm tiền mà thôi.
Với hôn nhân, nếu như chỉ một trong hai phía vun vén thì thật sự khó để nó lúc nào cũng vận hành trơn tru và có được hạnh phúc thật sự.
02
Hưng tuyên bố như vậy nhưng Hải vẫn tự tin là mình sẽ “nắn” được anh sau khi kết hôn. Khi nói chuyện này với mẹ đẻ, mẹ Hải khuyên cô nên suy nghĩ thật kỹ bởi đàn ông có tư tưởng không giúp đỡ vợ, dần dần sẽ hình thành nên suy nghĩ ỷ lại, phó mặc, vô trách nhiệm. Hải vì quá yêu nên luôn coi nhẹ việc đó, cho rằng chuyện nhà chẳng tốn mấy thời gian.
Sau này cưới nhau, cuộc sống của họ vẫn khá hạnh phúc trong thời gian đầu. Hưng làm đúng như những gì mình tuyên bố, không nhúng tay vào việc nhà. Hết giờ làm, anh về nhà, dù Hải chưa về Hưng cũng không hề đụng tay vào chuyện cơm nước dọn dẹp.
Video đang HOT
Hưng còn có tư tưởng cho rằng Hải nên cảm ơn mình vì bản thân mình không khó tính, không bao giờ đòi hỏi có cơm sớm hay đòi hỏi nhà lúc nào cũng sạch sẽ tinh tươm. Hải cảm thấy chuyện mình vừa đi làm kiếm tiền, về nhà nấu nướng dọn dẹp quá dễ dàng, chẳng tốn bao nhiêu thời gian. Bởi thế, hai vợ chồng vẫn hòa hợp, hạnh phúc.
Mọi chuyện thay đổi từ khi Hải có thai. Cô bị ốm nghén, lúc nào cũng mệt mỏi. Hải không ngủ được, chẳng ăn được chút gì và gầy rộc nhanh chóng.
Ngày nào đi làm về được đến nhà, Hải cũng đều thấy Hưng đang chơi game. Anh lúc nào cũng mải mê cầm điện thoại. Hải nén cơn buồn nôn nấu nướng xong, chẳng ăn được bao nhiêu, Hưng vẫn tiếp tục nằm dài không quan tâm đến tình trạng của vợ, chẳng thèm dọn dẹp.
Những lúc chưa mang thai thì không sao, bây giờ Hải cảm thấy tủi thân vô cùng. Cô đã nhiều lần nhờ chồng, khuyên nhủ chồng nhưng không thành. Hải rơi nước mắt vì bất lực và tức giận kèm nỗi tủi thân sâu sắc.
Lúc này, Hải bắt đầu nhận ra bản thân không đủ năng lực khiến Hưng thay đổi. Gần 30 năm sống với tư tưởng phụ nữ lo hết, đàn ông không nhúng tay vào bếp núc khiến Hưng hoàn toàn chẳng cảm thấy áy náy khi vợ vừa mang thai vừa cố gắng nấu nướng, làm việc nhà.
Không khuyên nổi chồng, Hải điện thoại mách mẹ chồng. Người mẹ này cũng một mực bênh vực con và cho rằng ngày xưa một mình mình vừa chăm con nhỏ, vừa mang thai sinh nở còn quán xuyến việc nhà vì bố chồng làm ăn xa. Bà khuyên Hải nên chu toàn bởi ” Hưng nó như thế gần 30 năm, lấy vợ vào để vất vả thì lấy làm gì”.
Nhiều lúc, những bà mẹ dạy hư chính con cái mình mà chẳng biết. Sự dung túng của mẹ chính là động lực khiến nhiều người sai càng thêm sai.
Sau khi Hải sinh con, hai bên nội ngoại đều chẳng thể giúp đỡ được nhiều vì ở xa. Bố mẹ Hải lên chăm con gái được nửa tháng rồi phải về vì công việc. Hưng được trao trách nhiệm chăm vợ.
Anh ta nhiều lần tỏ ra chán nản, nói những câu rằng mình làm thế này là vì “nể” con hoặc “như anh mà phải giặt tã lót”.
Đỉnh điểm là khi không thể tụ tập với bạn vào chiều thứ Bảy như xưa, Hưng tỏ ra bực bội. Khi đó, Hải nhờ chồng rửa hộ bát ăn cơm lúc trưa. Anh ta bực bội thấy rõ, quát thẳng: ” Ngày xưa mẹ một tay nuôi hai chị, tự lo khi đẻ mà không kêu ca. Giờ sinh gần tháng còn sai chồng rửa bát, em thích leo lên đầu anh mà ngồi”.
Những lời này của chồng khiến Hải tổn thương sâu sắc. Chỉ vì chuyện rửa bát, cả tuần trời ngày nào cô cũng phải nhờ vả rồi lại nghe những lời mát mẻ từ chồng. Chưa bao giờ Hải cảm thấy suy sụp như vậy. Cô cảm thấy cuộc đời mình thật sự thảm hại. Đối diện với sự vô trách nhiệm ấy, Hải lạnh lùng nhắc đến chuyện ly hôn dù mới sinh chưa được 1 tháng. Cô đã quá sức chịu đựng và muốn một lần tính toán lại cuộc đời.
03
Có nhiều cuộc hôn nhân được dự đoán tan vỡ ngay từ giây phút người phụ nữ tin chắc rằng bản thân mình sẽ thay đổi được đàn ông.
Vì tình yêu, vì sự mù quáng khi cảm xúc dâng trào mà họ bỏ qua đi những đặc điểm xấu, tệ hại từ người ấy. Sau này khi nhìn lại, nhiều người vợ mới ngao ngán nhận ra rằng đáng lẽ thay vì từ bỏ, tìm một đối tượng khác tốt hơn thì họ lại nhảy vào “vũng nước đục”.
Trong nhiều cái tệ hại, sự vô trách nhiệm của đàn ông là điều khiến người ta cảm thấy sợ hãi nhất. Với thói vô trách nhiệm, đàn ông hoàn toàn có thể nảy sinh những suy nghĩ, phát ngôn ra các câu nói và làm nên hành động không thể chấp nhận được, thậm chí gây tổn thương trực tiếp đến người vợ.
Sự vô trách nhiệm của chồng cũng khiến các bà vợ kiệt sức trong việc cố gắng giữ gìn cho hôn hân hạnh phúc. Đến cuối cùng, khi quá mệt mỏi, chuyện tình cảm tan vỡ, hôn nhân chấm dứt là điều tất yếu.
Phụ nữ hãy suy nghĩ thật kỹ càng chuyện dùng năng lực bản thân thay đổi đi những tính xấu của người đàn ông họ chọn. Hôn nhân đừng bao giờ dùng đến phép thử, cái nhận về đôi lúc chỉ toàn nỗi đau thôi.
Tưởng đã có cuộc sống đề huề, chỉ việc ở nhà ôm con - vợ bỗng đòi ly hôn khiến cả nhà chồng hoang mang
Ai cũng bất ngờ khi Lan nộp đơn ly hôn, bởi mọi người nghĩ 1 người vợ có cuộc sống tốt như cô thì còn đòi hỏi cái gì nữa?
Mấy ngày nay, gia đình Lan loạn hết cả lên, ai nấy đều căng thẳng bởi 1 tờ đơn ly hôn. Người nộp đơn không ai khác chính là Lan.
Sự việc bắt đầu từ một dòng status của Lan trên Facebook. Cô viết: "Cái gì đã nên buông bỏ thì không cần níu giữ lâu. 5 năm, 10 năm hay 20 năm cũng thu lại bằng 1 từ nhạt nhẽo". Và buổi tối hôm đó, Lan mời mọi người nhà chồng đến. Trước mặt bọn họ, cô đưa ra tờ đơn, xin được chấm dứt quan hệ vợ chồng với Chiến (chồng Lan).
Mọi người đều bàn tán rằng, ai xin ly dị thì bình thường chứ trường hợp của Lan đã khiến họ sốc. Bởi ai cũng nói số cô sướng.
Chồng thì hiền lành, làm giám đốc 1 công ty xây dựng có tiếng tăm trong nước, lương tháng cả trăm triệu đều về đưa vợ. Lan không phải sống chung với mẹ chồng. Thế là mâu thuẫn muôn thuở của 2 người phụ nữ trong gia đình, cô cũng tránh được. Lan sinh 3 đứa con, 2 gái 1 trai. Đứa nào cũng kháu khỉnh, đáng yêu như những thiên thần. Từ ngày sinh bé thứ nhất, cô đã không phải đi làm, chỉ việc ở nhà ôm con.
Chuyện chỗ ăn chỗ ở, cô cũng không phải lo nghĩ. Chiến đi làm có tiền, chỉ mấy năm cày cuốc, anh đã cho vợ con sống trong căn nhà khang trang, rộng rãi, đầy đủ tiện nghi. Cách đây hơn 1 năm, Chiến đã mua ô tô. Thế là đi đâu, Lan cũng chẳng sợ nắng mưa nữa. Cứ ngồi lên xe, ngủ 1 giấc là đến điểm hẹn rồi!
Mẹ chồng vừa thấy tờ đơn ly hôn đã đùng đùng nổi giận. Bà mắng cô không ngớt lời: "Sao chị xốc nổi vậy? Suy nghĩ cũng không chín chắn gì cả. Chị xem ở cái nhà này có ai sướng như chị không? Rảnh quá không có việc gì làm thì đi xin việc đi. Thằng Chiến con tôi đi làm nuôi 5 miệng ăn đã đủ mệt rồi. Cô đừng sinh sự nữa". Mấy người ở nhà chồng dù không trực tiếp nói ra, nhưng họ cũng đồng tình với ý nghĩ của mẹ chồng Lan.
(Ảnh minh họa)
Trước những ánh mắt chẳng mấy thiện cảm của người nhà chồng, Lan bắt đầu nói: "Chồng con đi làm nuôi 5 người thật, nhưng anh ấy chỉ việc dành toàn tâm toàn trí cho công việc, còn mọi thứ ở nhà đều là con. Chăm 3 đứa trẻ cùng lúc có dễ không mẹ?
5 giờ sáng, con đã thức dậy, mau mắn chuẩn bị bữa sáng và cơm trưa cho chồng. Khi anh ấy vừa ra khỏi nhà, thì con lại lo làm đồ ăn cho 2 đứa lớn. Gửi chúng đến trường xong, còn chưa kịp thở thì quay ra thay bỉm, cho đứa út bú sữa và chơi với nó. Hôm nào con ngoan, chịu chơi 1 mình thì mẹ có thể tranh thủ dọn nhà, giặt giũ và được nghỉ ngơi 1 tý... Hôm nào nó quấy khóc thì phải vừa bế vừa làm. Việc nhà ùn lên trước mặt, con không làm thì cũng chẳng ai làm cho.
Buổi tối anh Chiến đi làm về là phải có cơm ngon canh ngọt dọn sẵn trên bàn. Mẹ biết rồi đó, chồng con có chịu được đói đâu? Anh chẳng thèm để ý lúc đó vợ phải cho 3 đứa con ăn, tắm rửa... Anh chỉ thấy chưa có đồ ăn là trách vợ rồi. Ăn xong anh được ngồi xem phim, hoặc đi cà phê, đá bóng với bạn... còn con vẫn "đánh vật" với 3 đứa ở nhà. Khi anh ấy về nhà, chỉ việc đặt lưng lên giường là ngủ ngon. Còn con ru 3 đứa nhỏ ngủ, đến khi được nghỉ ngơi cũng là 12 giờ đêm rồi.
Đó, ngày qua ngày con chỉ quanh quẩn trong nhà, làm những việc không tên như 1 cái máy được lập trình. Ai nhìn vào cũng cho rằng sướng. Nhưng tiền anh đưa, con cũng chẳng được tiêu cho riêng mình cái gì, tất cả đều vun vén cho gia đình".
Chồng Lan cũng đứng lên phản pháo vợ: "Anh đi làm đã mệt rồi thì phải cho anh có không gian riêng với bạn bè chứ. Anh đâu có như người ta cặp bồ hết cô này cô kia".
Lan lại nói tiếp: "1 tuần anh đi với bạn bè 4-5 tối. Hôm nào về sớm thì anh say bí tỉ, người dọn sau cũng lại là em. Hôm nào không say thì anh la cà đến 2-3 giờ sáng. Thử hỏi xem có cô vợ nào ngủ ngon khi chồng vẫn đang ngoài đường. Thời gian anh dành cho những người bạn của mình còn nhiều hơn vợ, thế có khác gì kẻ ngoại tình không?
Bạn bè anh đều biết anh thăng chức, tăng lương. Nhưng em là người biết sau cùng, thậm chí biết qua bạn anh, chứ chồng lại giấu vợ. Từ ngày em ở nhà, chưa bao giờ anh hỏi em có mệt không, có muốn ăn gì không anh mua... Tiền không phải tất cả. Thứ em cần là sự quan tâm chứ không phải cầm mớ tiền anh đưa là xong.
Dần dần em nhận ra mình giống như cái máy đẻ, thỏa mãn nhu cầu của anh. Em giống như con osin, lo hết việc nhà rồi đến chồng con. Nhưng không 1 ai ghi nhận. Cứ vài hôm mẹ lại sang, phàn nàn em lười, hỏi em sao không đi làm đi. Em muốn đi lắm chứ, nhưng anh có cho không, hay ép em ở nhà. Chính vì vậy em nghĩ kĩ rồi, em muốn tự giải thoát cho mình".
Lan nói ra nỗi lòng khiến mọi người trong nhà chồng đều im bặt. Không ai nghĩ 1 người vợ tưởng chừng như có cuộc sống hôn nhân viên mãn lại chất chứa nhiều tâm sự như vậy. Chồng cô cũng sốc. Bởi thời gian qua anh cứ nghĩ vợ sung sướng, cứ nghĩ đưa tiền là cô vui rồi. Từ hôm đó đến nay, nhà Lan vẫn rối ren. Lan chưa rút lá đơn ly hôn lại. Mọi chuyện khiến nhiều người phải suy nghĩ.
Biệt tích sau 4 năm ly hôn, chồng cũ bỗng dưng mang nhẫn tới xin hàn gắn vì con, song vừa nhìn thấy thứ trên tay đứa trẻ, anh tái mặt quay về "Gần 4 năm liền anh ta sống thờ ơ, bỏ bê con đẻ của mình như vậy. Cho tới cuối năm ngoái, vì vợ mới ngoại tình nên anh ta ly hôn...", người vợ kể. Ly hôn là con đường cuối cùng vợ chồng buộc phải lựa chọn khi đôi bên không thể tìm ra được tiếng nói chung. Song cư xử làm...