Câu chuyện lương tăng chỉ 4 USD/năm trong gần thập kỷ của người lao động Nhật Bản
Lương thấp vẫn là một trong những vấn đề cấp bách đối với nền kinh tế Nhật Bản.
Người đi làm trên đường phố Nhật Bản. Ảnh: Gabruu
Masamitsu từ bỏ thú vui ra ngoài rạp xem phim đã nhiều năm nay. Anh cùng gia đình cũng rất ít khi ăn hàng. Tổng thu nhập của người nhân viên kế toán 50 tuổi này trong một năm là 34.000 USD (khoảng 780 triệu đồng) dành để hỗ trợ gia đình. Suốt gần 10 năm làm việc, mức lương của anh tăng hàng năm chỉ vỏn vẹn 4 USD (91.000 đồng).
“Tôi không thể tiết kiệm với mức lương như vậy. Tôi không có gì trong tay khi đã đến tuổi này. Tôi chỉ có thể làm việc. Sau khi nghỉ hưu, tôi có thể sẽ đi làm bảo vệ”, anh Masamitsu làm việc cho một công ty tổ chức sự kiện quy mô nhỏ chia sẻ với hãng tin Reuters.
Trường hợp của anh Masamitsu được cho là đồng cảnh ngộ với nhiều người làm công ăn lương tại các công ty vừa và nhỏ Nhật Bản. Mức lương trung bình tại quốc gia này trong năm 2020 là 38.515 USD, không thay đổi mấy so với những năm 1990 và thấp hơn mức trung bình 49.165 USD tại các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Video đang HOT
Masamitsu đã chuyển sang công việc mới ở tuổi 43 sau khi công ty trước thuê anh cắt giảm lương.
Sau nhiều lần phỏng vấn thất bại, Masamitsu cảm thấy may mắn vì đã được nhận vào công ty này. Anh được phòng tuyển dụng báo trước trong 10 năm đầu làm việc cho công ty, mỗi năm mức tăng lương của anh chỉ vỏn vẹn 500 yên (91.000 đồng).
“Nếu xét về độ tuổi của mình, mức lương cơ bản không quá tệ. Vẫn còn những công ty trả thấp hơn. Và tôi được thông báo sau 10 năm, lương của tôi sẽ tăng 5.000 yên mỗi năm. Tuy nhiên thật không may lương tôi tăng rất ít dù tôi làm việc chăm chỉ”, Masamitsu cho hay.
Số tiền Masamitsu kiếm được dùng để chăm lo cho gia đình. Vợ anh chỉ làm một công việc bán thời gian và cô con gái vừa hoàn thành xong chương trình cấp 3. “Chúng tôi muốn sinh thêm nhưng một đứa con đã cần tiêu rất nhiều thứ rồi”, anh ngậm ngùi chia sẻ.
Lương thấp vẫn là một trong những vấn đề cấp bách đối với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, nơi các công ty và gia đình có xu hướng tích trữ tiền mặt thay vì chi tiêu vì giảm phát trong nhiều năm.
Tại cuộc thảo luận ấn định mức lương trong năm nay giữa ban quản lý các tập đoàn, công ty lớn và công đoàn, Thủ tướng Fumio Kishida đã hối thúc các công ty có lợi nhuận tăng lương, tiên phong cho các công ty khác noi theo. Các cuộc thảo luận năm nay dự kiến kết thúc vào ngày 16/3.
Năm nay, các nhà phân tích tập trung theo dõi xem liệu các công ty có tăng lương từ 2% trở lên hay không. Năm ngoái, mức tăng lương mà các tập đoàn lớn đề ra được cho là thấp nhất trong 8 năm, ở mức 1,86%.
Thủ tướng Kishida và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda nhấn mạnh đến tính cấp thiết trong việc đạt mục tiêu tăng lương 2%.
Ngày 16/3, Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno tuyên bố chính phủ sẽ “thực hiện tất cả các biện pháp có thể” để khiến các công ty tăng lương. “Điều quan trọng là hiện thực hóa cam kết tăng lương trong bối cảnh giá cả đang tăng cao”, Chánh Văn phòng Matsuno trả lời giới phóng viên.
Kinh tế Nhật Bản gặp khó khi giá hàng hóa tăng mạnh
Việc Nga duy trì lực lượng quân đội xung quanh biên giới với Ukraine làm gia tăng lo ngại về tác động tiềm tàng của các căng thẳng giữa Nga và Ukraine đối với nền kinh tế phụ thuộc lớn vào nhập khẩu của Nhật Bản, giữa bối cảnh đồn đoán về khả năng Nga tấn công Ukraine có thể tiếp tục gây áp lực tăng giá dầu thô và các nguyên liệu.
Bốc dỡ container hàng hóa tại cảng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 16/2/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Cuộc khủng hoảng Ukraine cũng gây ra nhiều bất ổn cho thị trường chứng khoán Tokyo, với nhiều công ty môi giới dự báo nếu xảy ra cuộc tấn công của Nga chỉ số chứng khoán Nikkei 225 sẽ giảm xuống dưới ngưỡng 26.000 điểm từ mức khoảng 27.000 điểm gần đây.
Mỹ và các đồng minh cảnh báo Nga rằng họ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt nếu Nga tấn công Ukraine. Điều này có thể khiến Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt, dầu và năng lượng khai thác để trả đũa, qua đó thúc đẩy lạm phát tại Nhật Bản.
Chuyên gia đầu tư cấp cao Norihiro Fujito thuộc tổ chức tài chinh Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities Co., Ltd cho biết căng thẳng địa chính trị khiến giá hàng hóa và lạm phát tăng gần đây. Ông nói: "Biên độ lợi nhuận của các công ty Nhật Bản có thể thu hẹp, điều này sẽ buộc các công ty tăng giá để bù đắp chi phí tăng cao. Cuộc khủng hoảng Ukraine có thể buộc một số doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm triển vọng lợi nhuận năm tài chính 2022 (bắt đầu từ tháng 4/2022)".
Căng thẳng giữa Nga và Phương Tây do cuộc khủng hoảng tại Ukraine khiến giá dầu thô Trung Đông giao kỳ hạn tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo đạt 62.920 yen (550 USD) cho 1.000 lít trong phiên ngày 14/2, mức cao nhất kể từ tháng 10/2014. Giá xăng dầu tại Nhật Bản cũng tăng liên tiếp trong sáu tuần khi căng thẳng địa chính trị leo thang.
Trong nỗ lực giữ giá xăng dầu diesel, dầu hỏa và dầu mazut không tăng mạnh, Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida lần đầu tiên đưa ra chương trình trợ cấp cho ngành dầu mỏ vào tháng trước.
Tuy nhiên, Hiệp hội Dầu mỏ Nhật Bản (PAJ) tin rằng giá dầu mỏ sẽ tăng cao hơn nữa trong trường hợp Nga tấn công Ukraine. Đồng thời, PAJ kêu gọi chính phủ đưa ra các biện pháp bổ sung thêm để giảm bớt tác động tiềm tàng lên thị trường và nền kinh tế lớn thứ hai châu Á.
Bà Maki Sawada, chiến lược gia tại công ty chứng khoán Nomura Securities Co., cho biết khi các công ty tiến hành tăng giá kể từ tài khóa trước, giá tăng cũng có thể dẫn đến giảm chi tiêu hộ gia đình. Tuy nhiên, chuyên gia Sawada cho rằng bất chấp nguy cơ tác động của cuộc khủng hoảng Ukraine đối với nền kinh tế Nhật Bản, người dân có thể thúc đẩy chi tiêu trong vài tháng tới khi số ca lây nhiễm COVID-19 dường như đã lên tới đỉnh điểm.
Nhật Bản xem xét sớm cấp phép sử dụng thuốc điều trị COVID-19 dạng uống Ngày 7/2, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết chính phủ nước này sẽ xem xét sớm cấp phép có điều kiện đối với thuốc điều trị COVID-19 dạng uống có tên S-217622 do công ty dược phẩm trong nước Shionogi & Co bào chế. Biểu tượng của công ty dược phẩm Shionogi & Co. Ảnh: Shionogi Phát biểu tại cuộc họp...