Câu chuyện hoa hồng của những “nữ cửu vạn”
11 giờ đêm, từ các ngõ ngách tôi tăm, sâu thăm thẳm của xóm trọ lao động ngoại tỉnh dưới chân câu Chương Dương, những người phụ nữ nai nịt gọn gàng bắt đâu í ới gọi nhau, lao xao chuẩn bi đi làm.
Họ la nhưng nữ “ cửu vạn” làm nghề ganh thuê ơ chơ Long Biên, những đông tiền họ kiêm được thưc sự được đổi bằng mồ hôi, nươc măt va cả máu.
“Cứ khô mô hôi là ngơi bát cơm”
Ngày nào cũng vậy, giờ làm việc của những người phụ nữ này bắt đầu từ nửa đêm cho tới rạng sáng. Đồ nghề của họ đơn giản chi là một chiêc đòn gánh “thửa” bằng tre cật thật to và thật dẻo để có thể chịu được sức nặng lên tới cả trăm ki lô gam, cùng với một đoạn dây thừng thật to, thật chắc và hơn hết là đôi vai dẻo dai đã quen với nhọc nhằn, vất vả.
Trời se lạnh nhưng không khí trong chợ lại nồng nặc, đặc quánh hơi người, quên hết cái uể oải của cơn buồn ngủ, những người phụ nữ gánh thuê bỗng trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn, họ xăm xắn tìm cho mình một mối hàng quen hoặc nhanh nhảu mời chào, ai cũng mong được sớm bắt tay vào công việc. Mỗi gánh hàng, tùy theo cân nặng, ho được chủ hàng trả từ 7.000 – 8.000 đồng. Mỗi đêm, người khỏe lắm cũng chỉ kiếm đươc vài chục nghìn đồng, trang trải đủ thứ tiên ăn, tiền thuê trọ, số tiền con lại “bỏ lọ” cũng chẳng nhiều nhặn gì, song họ vẫn miệt mài bám trụ lây mảnh đất để tìm kế sinh nhai bởi về quê chỉ biết “nhìn nhau mà chết đói”.
Xoa xoa đôi bàn tay bầm đỏ vẫn còn hằn nguyên vết dây thừng với những ngón sưng phông, sần lên nốt chai sạn sù sì thô ráp, chị Lê Thị Hợi (34 tuổi, Phú Thọ) cười hiên lành: “Lam nghề này cực lắm, hôm nào về người cũng đau nhừ tử, không để ý bị va vào xe hàng thì sứt da, chảy máu là chuyện thường, ở quê làm nông thì sướng hơn nhiều, nhưng cả ngày chẳng kiếm đâu ra nổi 5.000 đồng”. Chị Hợi đã có “thâm niên” 2 năm làm “cửu vạn” cho biết, những người phụ nữ làm nghề này, giỏi lắm cung chi trụ được 5, 6 năm là phải bỏ nghề đi tìm việc khác, vì chỉ sau vài năm lam công viêc vất vả này, người nào cũng mắc bệnh vê cột sống, xương khớp…
Như bao chị em cùng cảnh khác, chị Hợi thuê trọ trong một căn nhà tồi tàn, sinh hoạt chỉ ở mức tối giản, tối thiểu. Mỗi ngày, chị chỉ dám ăn những bữa cơm giá chưa tới 5.000 đồng, ngủ tro giá 2.500 đồng/người/đêm. Trong thời điêm giá cả vùn vụt phi mã nên dù lao động quần quật và tằn tiện chi tiêu như vây, nhưng mỗi tháng chi cũng chỉ gửi về cho gia đình được 3-4 triệu đồng. Song với gia đinh và với mức sống ở vùng quê bán sơn địa nghèo khó của chi thì đó là một số tiền “giải quyết được vô số việc”. Với số tiền chăng thấm tháp vào đâu so với mức sống ở thành phố đó, vợ chồng chị đã dựng được căn nhà khang trang, lo cho các con ăn học đầy đủ, bởi lẽ đó mà dù phải kiếm tiền bằng mồ hôi, thậm chí là cả máu, chị Hợi vẫn quyết bám trụ.
Video đang HOT
Mỗi người phụ nữ làm cái nghề này đều giắt theo mình một lọ dầu gió hay mấy lá cao như một vật “bảo hộ” phòng những lúc ê ẩm, đau nhức. Cứ sau mỗi buổi làm việc là một ngày toàn thân rệu rã, bải hoải, song họ lại coi những nhức mỏi như vậy là một điều may mắn bởi nó báo hiệu một ngày lao động “năng suất”. Hôm nay là một đêm không “năng suất” lắm của chị Bùi Thị Trang (32 tuổi, Hưng Yên).
Chị Trang mới theo chân một người bà con lên chợ Long Biên làm nghề gánh thuê được một tuần nay. Ngày đầu tiên ra chơ, đặt lên vai gánh hàng nặng 60kg mà chân chị như muốn khuỵu xuống, hai mắt tối sầm lại, chị phải loạng quang một lúc mới đứng vững nổi. Đêm ây vê phòng trọ, lưng chị tưởng như gãy sụn, mỗi lần trở mình lại nghe tiếng những đốt sống kêu răng rắc, toàn thân đau như vừa bị tra tấn, thế nhưng chỉ ngay hôm sau, khi nghĩ tới những đồng tiền kiếm được, chị lại hăng hái ra chợ để bắt đầu ngày làm việc mới. Chị Trang thà chịu đau còn hơn được nghi ngơi trong cảnh ế ẩm rồi ra về với hai bàn tay trắng. Gánh áo cơm còn nặng hơn những gánh hàng.
Vừa thoăn thoắt cuộn lại đám dây thừng, chị Phùng Thanh Liên (28 tuổi, Thái Bình) vừa xởi lởi chuyện trò, chia se về cái nghề cực nhọc của mình. Chị kể về một người “đồng nghiệp” vừa phải “giải nghệ” sớm vì một tai nạn xe cộ lúc gánh hàng băng qua đường, sau tai nạn ấy, người bạn chị bị tật vĩnh viễn ở chân, đi lại khập khiễng nên đành bỏ nghề về quê. Cũng theo lời kể của chị, chuyện tai nạn ở đây không phải hiếm, đã có những người bị những thùng hàng đè gãy tay, gãy chân, lại có người va quệt vào ô tô, bị xe máy đâm trong khi đang gánh gồng… hầu hết những người phụ nữ ây đều không thể tiếp tục hành nghê.
Vả lại, cái nghề này không chỉ có những đe dọa trước mắt mà còn tiềm tàng những hậu quả nặng nề về sau, đó là những chân thương dai dẳng mà mỗi khi trái gió trở trời lai nhức nhối, ê ẩm. Biết là vậy, nhưng vì miếng cơm, manh áo mà những người phụ nữ này vẫn phải gồng mình, oằn vai gánh những gánh hàng còn nặng hơn cả trọng lương cơ thể, bất chấp những thớ thit phải căng lên vì gắng gượng, bất chấp làn da bên dưới manh áo sờn bạc đang rớm máu.
Nhưng phụ nữ không có hoa hông
Sau ngày 8/3, những bông hồng héo rũ, được gom thành đống vứt lẫn lộn với rác rươi, nom buồn rầu, ủ rũ. Không xa bên đống phế thải ấy là những người phụ nữ gánh gồng đang nhấp nhổm chờ vào ngày lao động mới. Họ nhìn những bông hông ấy với ánh mắt thờ ơ, hờ hững như thể chúng chẳng bao giờ dành cho họ, chúng chỉ dành cho những người phụ nữ ăn vận sang trọng, làm công việc nhẹ nhàng và không phải ăn bữa nay, lo bữa mai. Đối với những người phụ nữ đang đeo bên mình chiếc quang gánh đã trơn nhẵn, lên nước bóng nhẫy vì mồ hôi này, 8/3 và hoa hồng là những điều xa xỉ và xa lạ.
Trệu trạo nhai chiếc bánh mì khô khốc để lót dạ cho bữa đêm, chị Trang cố nơ một nụ cười méo xệch: “Không mang được tiền về còn bị chồng đánh chửi chứ hoa hoét gì!”. Rồi ngân ngấn nước mắt chị lại kể về số phận éo le của mình: chị Trang có một người chồng mê rượu chè, cờ bạc và hai đứa con còn đang học tiểu học. Khi chưa lên đây làm, gia đình chị chỉ trông vào mấy sào ruộng, những ngay nông nhàn, chẳng có việc gì làm, chông chị lại đi uống rượu rồi dầm mình trong những trò đỏ đen. Cái nghèo khó đã khiến không khí gia đình chị trở nên ngột ngạt, vợ chông dằn vặt, đay đả nhau chỉ vì không lo nôi 40.000 đồng góp giỗ họ, nghĩ lại cái ngày ấy, chị ngượng ngùng kéo ống tay áo đã sờn rách lên lau hai hàng nước mắt.
Những người phụ nữ làm nghề gánh thuê ở chợ đêm Long Biên hầu hết đều “cực chẳng đã” mới cât công từ các miền quê xa xôi, lặn lội lên bám trụ lấy mảnh đất Ke Chợ nhộn nhạo, nhiều hứa hẹn mà cũng chẳng thiếu cạm bẫy, hiểm nguy để mưu sinh bằng cái nghề nặng nhọc sánh ngang với các đấng mày râu này. Các chị đa số đều có hoàn cảnh khó khăn, không có nghề phu, không vốn liếng kinh doanh nên đành căn răng bán sức lao động với cái giá rẻ mạt, họ chẳng trông mong gì hơn là “chân cứng đá mềm”, vì cứ nghỉ bữa nào là “đói” bữa ấy.
Chị Hợi xuề xòa: “Chúng tôi lên đây đều một thân một mình, lúc khỏe mạnh không sao chứ cứ hễ đau ốm là tội lắm, giữa nơi đất khách quê người, chỉ mong sao giời cho deo chân dẻo tay là phúc lắm rồi!”. Câu nói ấy của chị Hợi làm không khí trầm lắng hẳn, gương mặt của những người nữ “cửu vạn” ây chợt thoáng nét tư lự, buồn rầu. Dường như đối với họ, “ngày phụ nữ”, “hoa”, “quà” và những “lời chúc” là những khái niệm thật xa vời ở một thế giới khác, còn cuộc sống của họ chỉ thuần túy là những nỗi lo rất thực, đợi họ ở quê nhà là cả một gia đinh cần nuôi sống, là những đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn, hay là người chồng vũ phu với những đòn roi, chửi rủa luôn chực chờ, đe dọa…
Đưa mắt nhìn sang những bông hồng héo ua đang chất đống gần đó, một người phụ nữ ngả đầu bên đôi quanh gánh chơt thốt lên: “Sao người ta lại phung phí thế nhi? Mua cái thứ sớm nở tối tàn ấy, thà rằng để tiền mà ăn…”. Câu nói của chị chìm vào khoảng lặng rồi theo sau là những tiếng thở dài thườn thượt, não nùng. Những người phụ nữ này, trong phút ngơi nghỉ hiếm hoi sau giờ làm việc cực nhọc, lại não nề nghĩ về thân phận lam lũ của mình và thoáng chút chạnh lòng khi nhìn những bông hồng thừa thãi kia, buồn vì một chuyện bâng quơ mà họ vừa vô tình bị kéo vào giữa ngổn ngang nỗi lo cơm áo, gạo tiền.
Theo ANTD
Sóng ngầm mại dâm (4): Từ "chốn bồng lai" tới "lò hầm" massage...
Tại Đà Nẵng, massage có đủ hình thức "từ thượng vàng tới hạ cám". Tùy theo túi tiền, dân chơi sẽ được... "mát tới bến".
Từ chốn bồng lai...
Khách sạn X. nằm tại khu vực Bến xe Trung tâm TP Đà Nẵng là địa chỉ được dân chơi rỉ tai có nhiều nhân viên xinh đẹp, nhiệt tình. Khi vừa đổ xe vào hầm, nhân viên xuất hiện, hướng dẫn khách lên tầng 5 lấy vé. Nếu vé VIP giá 200 ngàn đồng, tiêu chuẩn phòng riêng, có nhân viên phục vụ tắm, còn vé thường, giá 150 ngàn đồng, phòng nhỏ, xông hơi chung. Chọn vé VIP, tôi được nhân viên đưa đến tầng 3. Tại đây, một nhân viên khác xuất hiện, hỏi khách cần em út tiêu chuẩn thế nào để chọn giúp. Tất nhiên, nếu chọn tốt, khách phải "bo" cho nhân viên này.
Mờ ảo lối vào phòng massage
Khoảng vài phút sau, một em ăn mặc hở hang, khuôn mặt khả ái, nước da trắng trẻo bước vào. Em bảo tên D., người Cần Thơ, sau đó đi vào thực hiện "nghiệp vụ". D. bật xông hơi, tắm, kỳ cọ cho khách như... tắm cho em bé. Khi massage, D. luôn tươi cười, vui vẻ hỏi chuyện và tận dụng hết mức cái sự hở hang từ cách ăn mặc để "ghi điểm" với khách. Trong tiếng nhạc du dương, D. bảo trước đây học việc ở Đà Lạt, nhờ người quen giới thiệu nên mới về đầu quân cho cơ sở này, được gần 1 năm.
Trung bình mỗi ngày cô tiếp 4-5 khách. Ngoài tiền lương được chủ trả 2 triệu đồng/tháng và tiền "bo" từ khách, cô còn có thu nhập từ "vốn tự có". Cụ thể nếu khách có nhu cầu làm một "cuốc tàu nhanh" cô sẽ phục vụ với giá 400-500 ngàn đồng. Nếu "âu-vờ-nai", giá 1,5 triệu đồng. Cũng theo D., ở X. có 30 phòng, mỗi phòng một nhân viên, nếu "đi" thì đều cùng một mức giá. Trung bình, mỗi tháng D. có thể kiếm được 30 triệu đồng(?), tuy vậy, tổn hại sức khỏe lắm - cô tâm sự.
Sau một hồi massage, D. quay lại hỏi: "Anh có muốn vui vẻ với em không?". "Vui vẻ là sao em?". "Là đi nhanh mà em kể với anh đó". "Thế là 500 ngàn luôn à?". "Chứ sao!". Tôi cố kỳ kèo xem có thể bớt được không: "Anh cũng muốn lắm, nhưng chỉ còn 300 ngàn đồng thôi. Cũng tại thằng bạn rủ đi bất ngờ quá nên không chuẩn bị tiền". D. hạ giá: "Nếu anh nói vậy mà trong ví anh còn 300 ngàn đồng thì em đi với anh liền, còn không, anh đưa đủ cho em nhé". Cũng chẳng để tôi nói thêm câu nào, D. vừa đi đến chỗ treo quần, vừa than: "Anh là khách đầu tiên mà xui quá à!".
Không chỉ khách sạn X. mà ở nhóm massage có đẳng cấp cao, dân chơi gọi là chốn bồng lai, còn có thể kể đến nhiều cái tên G. (đường Bạch Đằng), L. (Hồ Xuân Hương)...
... tới những lò hầm
D. chờ khách tại phòng massage
Với nhiều quán masasge cấp thấp, hoạt động bán dâm được thực hiện ngay trong những căn phòng chật chội, ẩm thấp. Điểm massage tại khách sạn V. trên đường Trần Phú, đi vào một con hẻm khá kín đáo. Vé massage ở đây 65.000 đồng kèm theo 2.000 đồng giữ xe. Nếu là khách quen, yêu cầu thì nhân viên sẽ xếp vào phòng chờ sẵn, bằng không sẽ được sắp đại một trong 5-6 phòng nằm liền kề. Chỉ mất khoảng 10 phút để khách thay đồ hoặc tắm rửa, nhân viên sẽ có mặt để phục vụ. Những phòng ở đây khá chật chội, cửa nhựa có vẻ không chắc chắn, mùa hè nóng nực thì chiếc quạt treo tường được bật hết công suất. Ga, đệp trên giường massage rộng khoảng 80cm, trông đã xỉn màu, trắng đục, nhớp nháp. Nhân viên được điều tới, khách vẫn có thể đổi, nhưng thường múp máp, có tuổi, thái độ massage cũng uể oải, qua loa, đúng theo kiểu tiền nào của ấy.
Một nhân viên tự giới thiệu bé Đen, người Hậu Giang, sau vài động tác massage qua loa, gợi ý thẳng với khách là có muốn vui vẻ không? Hỏi giá cả thế nào thì bé Đen nói "như bình thường", tức 2 trăm ngàn đồng. Để lôi kéo khách, Đen còn phụ họa thêm thông tin, rằng cô sẽ phục vụ từ A tới Z. Bé Đen kéo cái thùng dưới gầm giường ra lấy "đồ nghề", bắt đầu "làm việc" thì tôi bật dậy. Nhìn cái cảnh tối mờ, nhớp nháp và vẻ mặt rã rời của Đen mà phát ớn. Tôi "bo" cho bé Đen, hỏi dăm ba câu chiếu lệ. Đen cũng nói về hoàn cảnh gia đình, quê quán, công việc và con đường tìm tới đây. Có lẽ cái tiểu sử trích ngang ấy Đen đã thuộc lòng, nói nhiều, tất nhiên chẳng ai đánh thuế cho lời nói, khách tin hay không có quan trọng gì.
Tôi ghé quán massage X. trên đường Nguyễn Tất Thành. Trưa, gió từ biển thổi vào miên man, nhưng trong căn phòng chật tối, ẩm thấp có cảm giác chẳng khác gì "lò hầm" người. Ở đó, những cô gái làm nghề, hầu hết từ miền Tây dạt ra, tự giam mình, trói buộc tuổi xuân, mướt mồ hôi cả thể xác, tinh thần để bươn chải kiếm sống. Trang, như lời cô giới thiệu, dáng cao, tóc dài, khuôn mặt cũng khả ái, cho biết mỗi ngày tiếp 3-4 khách. Ngoài tiền "bo" massage, nếu "câu" được khách đi "tàu nhanh", Trang sẽ kiếm thêm được ít nhất 3 trăm ngàn đồng/lần. Cô bật mí, tiền bán dâm tự mình thu, chủ không quan tâm. Nếu "câu" được khách giá cao thì hưởng nhiều.
Kinh nghiệm của Trang là trước khi "hành sự" yêu cầu khách "lì xì" trước, bởi không ít lần cô đã bị khách "quỵt". Chỉ khách nào quen mặt, Trang mới không lấy tiền trước. Nhiều cô gái khi đã dấn thân vào chốn này, đều nghĩ rằng tương lai đã chấm dứt, và quan niệm: Thôi thì đường nào cũng đã sa chân vào đây, cũng "trói" trọn tuổi trẻ chốn tăm tối này, vậy thì vài phút "hành lạc" với khách để tăng thêm thu nhập, để lo cho cuộc mưu sinh, lẽ nào phải đắn đo? Với họ, đây cũng là cái nghề, ai bảo nó không vất vả, không xót xa, ê chề? Hơi người hầm hập, hôi hám, ẩm thấp trong những căn phòng chật chội, tối mờ... cuộc đời của nhiều thiếu nữ tại các "lò hầm" cứ trôi đi trong vô định.
Nghệ An: Chợ lao động âu sầu vì... quá nhàn nhã Sau Tết, các vùng nông thôn quanh khu vực thành phố Vinh bắt đầu bước vào mùa vụ gieo cấy Xuân Hè. Bởi vây, lực lượng lao động tự do đổ về thành phố cũng ít hơn nhưng không vì thế mà các cửu vạn kiếm việc dễ dàng hơn. Cửu vạn thành Vinh đội mưa chờ việc Sáng ngày 8/2, ảnh hưởng...