Câu chuyện eSports – Những góc tối phía sau sự hào nhoáng
Đã xuất hiện rất nhiều mặt tối và câu chuyện đáng buồn đằng sau những giải đấu eSports quy mô, tráng lệ với hàng triệu USD giải thưởng.
Những game thủ eSport thành danh được tôn vinh như những ngôi sao ở các môn thể thao khác, với những kỹ năng chơi game cực kì điêu luyện. Những cái tên như SK Gaming, ESC Gaming, NaVi, Fnatic, đội game Counter-Strike vĩ đại nhất: Team3D được nhắc đến như những vị thánh. Tên tuổi họ đi cùng với sự thành công trong sự nghiệp cũng như sự tự hào của quốc gia.
Các thành viên của team 3D (từ trái qua): Johnny Quach ,Dave Geffon ,Kyle Miller, Ronald Kim ,Salvatore Garozzo
Và có tập thể thì không thể thiếu những cá nhân, những cá nhân đã lên tầm huyền thoại và lịch sử trong WCG có thể kể đến như “Huyền thoại Counter Strike” Neo, Moon – siêu sao WarCraft III thế giới hay Joshua “Kr0ne” Begehr thiên tài FIFA. Và hiện nay thì cũng có những game thủ như Manuel (Grubby) Schenkhuizen của Warcraft III được so sánh như Ronaldo hay Messi, nếu không phải về thu nhập thì cũng là về sự nổi danh trong cộng đồng.
Siêu sao Dendi của team DotA 2 Na`vi
Thế nhưng bên cạnh sự hào nhoáng đó thì cũng có nhiều góc khuất, những mặt tối của eSports mà không nhiều người biết đến nhưng thực sự đang trở thành một vấn nạn của làng Thể thao điện tử.
Doping xuất hiện trong eSports
Sự xâm nhập của doping là một phần tất yếu trong quy trình phát triển của eSports. Dưới áp lực chiến thắng vì vinh quang và tiền thưởng, nhiều VĐV đã tìm đến các chất, loại thuốc giúp họ tăng khả năng tập trung hoặc tăng sự phấn khích của họ lên mức độ tối đa trong thời gian ngắn, nhằm đạt được kết quả thi đấu cao nhất có thể.
Không như các môn thể thao khác phụ thuộc nhiều vào yếu tố thể lực sức khỏe, eSports đòi hỏi người chơi tập trung về mặt trí óc rất lớn nên các loại chất doping dành cho eSports thường là các loại ma túy tổng hợp giúp người sử dụng luôn đạt được sự phấn khích và tinh thần tập trung cao độ. Theo nghiên cứu thì hợp chất hay được sử dụng nhất là Methylphenidate hay còn được gọi là Ritalin và Adderall có cùng tác dụng đem lại cho người chơi sự tỉnh táo, sự tập trung và khả năng nhận thức tổng thể. Cả 2 loại chất này đều được liệt vào danh mục cấm trên thế giới do có khả năng gây nghiện rất cao.
“Máy gia tốc thần kinh” FPSBrain
Ngoài ra còn một loại thuốc khác đang được rất nhiều VĐV eSports ưa chuộng bởi nó không bị liệt vào danh mục cấm là FPSBrain. Với khẩu hiệu “Nhanh hơn bạn có thể tưởng tượng”FPS Brain được ví như một “máy gia tốc thần kinh” tăng hiệu suất hoạt động của não và cải thiện đáng kể tính tập trung. Tuy nhiên thì chưa có một báo cáo nào nói về hậu quả khi lạm dụng FpsBrain trong một thời gian dài.
Bán độ : Mối đe dọa tiềm ẩn
Dan “Rekrul” Schreiber, VĐV eSports nổi tiếng người Mỹ đã gây nên một sự kiện động trời khi công bố những thông tin chi tiết về các phi vụ bán độ của các VĐV eSports Hàn Quốc. Theo đó, các game thủ chuyên nghiệp sẽ cố tình thua để được các website đó một khoản tiền.
Dan Rekrul Schreiber
Quá trình điều tra đã chỉ ra rằng Ma “sAviOr” Jae Yoon, VĐV Starcraft nổi tiếng thế giới đã kiếm được tới 2 triệu USD từ các phi vụ bán độ của mình. Tính trung bình thì các VĐV eSports kiếm được từ 3000 tới 10 000 USD từ mỗi trận thua của mình. Số tiền mà game thủ đó nhận được sẽ tỉ lệ thuận với mức độ danh tiếng và sự quan trọng của trận đấu mà họ tham gia. Còn các website thả độ dĩ nhiên là sẽ kiếm được một khoản tiền rất lớn từ những người ham mê cá độ. Và điều làm cả thế giới kinh ngạc hơn nữa là những vụ bán độ đầu tiên đã diễn ra từ năm 2006 và các đơn vị tổ chức, huấn luyện viên đều biết nhưng không một ai dám công bố những thông tin này ra bởi sợ sự sụp đổ dây chuyền sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và chất lượng của các giải đấu eSports.
Ma “sAviOr” Jae Yoon
Cách đây không lâu thì Solo, đội trưởng team DotA 2 đến từ nước Nga RoX.KIS, vì muốn thắng khoản tiền cá cược chỉ vài ba trăm USD mà đã tự bán độ, dẫn tới kết quả thua trước đội đồng hương zRage. Hệ quả của vụ việc này là toàn bộ team cũng như cá nhân Solo, đội trưởng RoX.KIS đã bị cấm thi đấu tại một số giải đấu trong một thời gian dài.
Video đang HOT
Đội trưởng team DotA 2 RoX.KIS – Solo
Bên cạnh doping và bán độ thì vẫn còn rất nhiều mối họa tiềm ẩn khác đang đe dọa biến Thể thao điện tử thành những cuộc mua bán hay những cuộc đấu giữa các chất kích thích. Nếu như không có những hành động thực sự quyết liệt trước những hành vi sai trái đã và đang manh nha xuất hiện thì đây sẽ là một bước lùi dài của eSports.
Theo Game8
"Ngộp thở" cảm xúc đêm Gala trao giải eSports sinh viên
- Một lần nữa, sinh viên Việt Nam đã chứng tỏ khát khao chiến thắng và nỗ lực thi đấu hết mình với thể thao điện tử, Vinh quang gọi tên họ là những vận động viên (VĐV) eSports xuất sắc nhất toàn quốc.
Tối ngày 28/05/2013, sinh viên thành phố mang tên Bác đã được trải nghiệm một không khí trang trọng và sôi động tại Gala Chung kết Giải Vô địch Thể thao Điện tử Sinh viên Việt Nam - University eSports Championship (UEC 2013).
Ngay từ những phút đầu tiên, Hội trường lớn trường ĐH TDTT TP.HCM - khu phố 6, Linh Trung, Thủ Đức đã chật kín các bạn cổ động viên đam mê eSports.
Không gian của hội trường nhanh chóng trở nên chật hẹp và náo nhiệt bởi sự cổ vũ nhiệt tình của các bạn CĐV
Đến dự buổi lễ có Ông Vũ Trọng Lợi, Vụ trưởng vụ Thể Thao Quần chúng - Tổng cục Thể dục Thể thao, Ông Trần Hoàng Minh - Phó Giám đốc Công ty VTC Intecom, Ông Nguyễn Mạnh Phú - Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh, Ông Phan Mạnh Hà - Giám đốc Trung tâm VTC Game cùng các thầy giáo của trường.
Những nhân tố sẽ đem lại sự phát triển của Thể thao điện tử Việt
Phát biểu tại buổi lễ, Ông Nguyễn Mạnh Phú - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thể dục Thể thao chia sẻ: "Đây là năm thứ 2 trường phối hợp cùng VTC tổ chức Giải vô địch thể thao điện tử sinh viên. UEC đã trở thành giải đấu thường niên hấp dẫn và lôi cuốn rất đông sinh viên tham dự, không chỉ tại TP. HCM mà còn ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Trường Đại học Thể dục Thể thao sẽ sát cánh cùng VTC mang đến cho các sinh viên một hoạt động thật ý nghĩa, một môn thể thao giải trí lành mạnh và bổ ích."
Ông Nguyễn Mạnh Phú, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thể dục Thể thao phát biểu trong đêm Gala
Với vai trò là nhà tài trợ của giải, Ông Trần Hoàng Minh - Phó Giám đốc VTC Intecom phát biểu: "eSports đang ngày càng trở thành một hoạt động giải trí quen thuộc với giới trẻ. Những giải đấu liên tục được tổ chức và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các game thủ là minh chứng cho sự phổ cập rộng khắp của thể thao điện tử, như một môn thể thao giải trí hàng đầu.
VTC cam kết sẽ đồng hành cùng các game thủ trong hành trình xuyên suốt của eSports, từ những giải đấu lớn nhỏ trong nước đến khu vực và châu lục."
Ông Trần Hoàng Minh - Đại diện nhà tài trợ
Điểm nhấn của Đêm Gala là trận chung kết tìm "ngôi vương" của hai bộ môn FIFA Online 2 và Đột Kích.
Trận chung kết FIFA Online 2 là cuộc đấu trí giữa Trần Minh Khôi, đại diện khu vực miền Nam và Bùi Duy Bắc, đại diện khu vực miền Bắc. Trận đấu diễn ra vô cùng gay cấn với những pha rượt đuổi tỉ số sát nút giữa hai đối thủ ngang sức ngang tài.
Dù bị dẫn trước nhưng với bản lĩnh của mình cộng với một chút may mắn Trần Minh Khôi đã gỡ hòa 5-5 ở cả 2 hiệp chính và hiệp phụ. Kết quả thắng chung cuộc với tỷ số 5-4 sau những loạt sút luân lưu định mệnh, Trần Minh Khôi đã xuất sắc đoạt cúp vàng UEC 2013 của bộ môn FIFA Online 2.
Niềm vui chiến thắng của Trần Minh Khôi (bên phải) và một chút tiếc nuối của Bùi Duy Bắc (bên trái)
Trận chung kết Đột Kích giữa đội BossCM.Storm - đại diện Miền Nam và EERF - đại diện Miền Bắc diễn ra hết sức quyết liệt. Với nòng cốt là thành viên trong clan 1st.Talent, BossCM.Storm tỏ ra lấn lướt trước đối thủ. Không chút nao núng, EERF liên tục rượt đuổi tỉ số, nhất là ở Round đấu thứ 2.
Có thể thấy sniper là nòng cốt và là vũ khí hùng mạnh của mỗi đội để vượt qua đối thủ. *J-J* bên phía EERF cùng với Tommy, Mr.Digit bên phía BossCM.Storm là những tay sniper cực lợi hại, liên tục tiêu diệt đối phương để giành lợi thế về cho team mình. Kết quả cuối cùng sau 2 Round đấu, BossCF.Storm đã xuất sắc giành chiến thắng và đoạt cúp vô địch UEC 2013 bộ môn Đột Kích. Có vẻ như BossCM.Storm đã tận dụng rất tốt ưu thế sân nhà với sự cổ vũ cuồng nhiệt của hàng nghìn CĐV.
Nụ cười chiến thắng của các chàng trai BossCM.Storm
Khi chân dung nhà vô địch lộ diện là đến lúc thời khắc những chiếc cúp vàng, những tấm bằng khen đã tìm được chủ nhân xứng đáng của mình. Những VĐV trẻ tuổi, tài năng nhận những tấm bằng khen cùng cúp vàng trên tay cũng chính là nhận lấy sứ mệnh đóng góp cho sự phát triển của nền thể thao điện tử Việt Nam.
Thầy Nguyễn Mạnh Phú Bí thư đảng ủy, Phó hiệu trưởng trường Đại học Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh trao cúp và bằng khen cho nhà vô địch mới của bộ môn FIFA Online 2
Vũ Trọng Lợi Vụ trưởng vụ Thể Thao Quần chúng - Tổng cục Thể dục Thể thao trao cup vô địch cho đội tuyển BossCM.Storm bộ môn Đột Kích
F6 - Á quân của bộ môn Phi Đội cùng Anubis Immortal - Vô địch của bộ môn World of Tanks cũng có mặt tại Đêm Gala để nhận cúp vàng và chứng nhận từ BTC giải.
Anubis Immortal - Vô địch của bộ môn World of Tanks
Á quân bộ môn phi đội F6
Để góp vui cùng chương trình vinh danh các tài năng eSports Sinh viên vô cùng thú vị này, ca sĩ Bảo Thyđã khuấy động hội trường bằng màn vũ đạo nóng bỏng.
Bảo Thy như "hớp hồn" cả sân khấu
Những tiết mục tự biên tự diễn của các sinh viên trường Đại học Thể dục thể thao đã làm tất cả các cổ động viên phải trầm trồ thán phục bởi tài năng, sự khéo léo và dẻo dai của mình. Những tiết mục đồng diễn Aerobic, võ thuật và vở nhạc kịch hài hước, vui nhộn Sơn Tinh, Thủy Tinh đã làm sân khấu đêm chung kết không lúc nào vơi đi sự sôi động cho đến tận khuya.
Màn biểu diễn võ thuật đẹp mắt của các sinh viên trường Đại học Thể dục thể thao TPHCM
Tiết mục đồng diễn Aerobic làm các khán giả phải trầm trồ thán phục
Vở nhạc kịch ngập tràn tiếng cười Sơn Tinh - Thủy Tinh
Đêm Chung kết và lễ bế mạc 28/05 đã kết thúc Giải vô địch Thể thao điện tử Sinh viên Việt Nam (UEC 2013). Khép lại một giải đấu eSports đầy sôi động, kịch tính từ đầu đến cuối. Xin hẹn gặp lại các sinh viên, các VĐV eSports Việt Nam vào năm sau!
Là Giải đấu thể thao điện tử quan trọng thứ 2 trong năm sau Vietnam eSports Championship (VEC), UEC là nơi tranh tài hấp dẫn, công bằng của những VĐV eSports còn đang học tập trên ghế giảng đường, và cũng là nơi phát hiện ra những tài năng thể thao điện tử cấp quốc gia, hướng đến những giải đấu eSports tầm quốc tế.
Theo TTVH
Cuộc sống vận động viên eSports đỉnh cao - Đầy khắc nghiệt Những VĐV eSports sống và rèn luyện trong ngôi nhà chung để đến đỉnh vinh quang cũng phải đánh đổi bằng nhiều mất mát. Giấc mơ của mọi game thủ nghiệp dư và và bán chuyên đó là trở thành một phần của những đội tuyển eSports chuyên nghiệp hàng đầu thế giới đang luyện tập, đào tạo và sinh hoạt cùng nhau...