Câu chuyện đằng sau thiết kế Samsung Galaxy S6
Bộ đôi smartphone cao cấp nhất mà Samsung sắp bán ra nhận được nhiều đánh giá tích cực, đặc biệt là ngoại hình, nhưng doanh số vẫn là thước đo cho sự thành công.
Các smartphone Galaxy trước đây thường được Samsung nhấn mạnh bằng phần cứng, các thông số cấu hình nổi bật hay nhiều tính năng thông minh. Tuy nhiên, với Galaxy S6 và S6 Edge, nhà sản xuất Hàn Quốc bớt chú trọng đến các yếu tố trên mà tập trung vào thiết kế, chi tiết vốn không phải điểm mạnh của họ. Sản phẩm này đã thể hiện một Samsung hoàn toàn mới.
Galaxy S6 không cho tháo pin, không có khe cắm thẻ nhớ, khác hẳn các thiết bị trước đây của Samsung.
Trước sức ép từ đối thủ cũng như thách thức cần vượt qua cái bóng của chính mình, Samsung đã xây dựng mẫu điện thoại mới bằng những viên gạch đầu tiên. “Chúng tôi quyết định bắt đầu từ những thứ cơ bản và sử dụng phong cách tối giản làm nền tảng thiết kế”, Samsung cho biết. Galaxy S6 và Galaxy S6 Edge đi theo định hướng này bằng việc lược bỏ sự rườm rà, tiểu tiết. Họ nhận ra rằng “những thứ đơn giản nhưng lại ấn tượng và hấp dẫn về mặt thẩm mỹ”.
Để bắt đầu tìm cảm hứng cho smartphone mới, nhóm thiết kế Samsung đặt mình vào vị trí của khách hàng để tự trả lời câu hỏi: người dùng cần gì ở một chiếc smartphone? Thiết kế đẹp chính là mảnh ghép quan trọng cho toàn bộ thành công của sản phẩm. Tuy nhiên đẹp không chưa đủ, thiết bị cần mang lại cảm giác thoải mái, trải nghiệm mượt mà, mới thật sự trở nên hấp dẫn.
Galaxy S6 và Galaxy S6 Edge được cấu tạo chủ yếu từ kim loại và kính, hai vật liệu cao cấp thay vì dùng nhựa như trước đây. Có thiết kế mỏng chỉ 6,8 mm, Samsung đã phải dùng khung kim loại mảnh nhưng đảm bảo đủ cứng, trải qua 27 công đoạn thành phần. Hãng nói rằng chất liệu này được dùng trong chế tạo máy bay, rắn hơn 1,5 lần so với các smartphone khác trên thị trường. Đó cũng là lý do mà trong buổi lễ ra mắt sản phẩm mới, Samsung tự tin “đá xoáy” Apple iPhone 6 bằng câu châm chọc: chúng tôi không bị bẻ cong.
Hoàn thiện tốt, Galaxy S6 và S6 Edge còn chú trọng đến trải nghiệm người dùng.
Dùng khung kim loại nhưng sự thoải mái khi sử dụng vẫn là yếu tố được Samsung đề cao. Đầu tiên là việc máy có trọng lượng khá nhẹ mà trangPhoneArena nói, nếu lần đầu cầm vào có thể bạn sẽ thấy hẫng tay. Trước Galaxy S6, nhà sản xuất Hàn Quốc đã có những sản phẩm dùng khung kim loại như Galaxy Alpha, dòng Galaxy A hay Galaxy Note 4. Do đó smartphone mới chọn lọc các điểm mạnh như làm góc bo tròn, phần viền vát để đảm bảo trải nghiệm người dùng.
Vật liệu thứ hai làm nên thiết kế bóng bẩy cho Galaxy S6 là kính. Nhà sản xuất cho biết, Galaxy S6 và S6 Edge là thiết bị đầu tiên dùng kính cường lực Gorilla Glass thế hệ thứ 4, trên cả hai mặt máy. Điểm tạo nên khác biệt cho smartphone của Samsung là giải pháp CMF, giúp tạo hiệu ứng màu độc đáo ở mặt lưng máy. CMF vốn được dùng để tăng chất lượng hiển thị trên các mẫu TV, nó cũng khiến Galaxy S6 dày hơn 0,02 mm, nhưng hiệu quả về thẩm mỹ lại cao hơn. Dưới các góc nhìn khác nhau, màu sắc trên mặt lưng sản phẩm sẽ thay đổi và phản xạ lại ánh sáng môi trường.
Video đang HOT
Một Samsung hoàn toàn mới được thể hiện đậm nét nhất trên Galaxy S6 Edge. Đây là smartphone đầu tiên trên thế giới sở hữu màn hình cong ở cả hai cạnh. Để chế tạo chi tiết đặc biệt này, Samsung nói rằng tấm nền và kính đã phải gia công ở nhiệt độ 800 độ C. Khác với Galaxy Note 4 cong rõ rệt ở một cạnh, Galaxy S6 Edge có mức cong vừa phải, đảm bảo mang đến trải nghiệm khác lạ, đồng thời không phá vỡ sự thoải mái trong quá trình sử dụng.
Galaxy S6 và Galaxy S6 Edge đã có khởi đầu khá tốt khi nhận được nhiều đánh giá tích cực từ cộng đồng người dùng cũng như các trang tin công nghệ. “Cảm giác của người sử dụng về những chiếc điện thoại vỏ nhựa kém sang trọng tồn tại trong nhiều năm qua của Samsung dường như biến mất. Không phải nói quá, thay đổi này giúp Samsung cuối cùng cũng đã tạo ra được những sản phẩm xứng đáng với mức giá mà họ đưa ra”, The Verge đánh giá.
Thông tin mới đây từ báo Korea Times (Hàn Quốc) cũng cho thấy, hai smartphone Galaxy mới đang lập kỷ lục về lượng hàng đặt trước của Samsung. Số lượng pre-order (đặt trước) từ các nhà mạng và đại lý phân phối trên toàn thế giới đã lên đến 20 triệu máy, trong đó Galaxy S6 chiếm 15 triệu và S6 Edge là 5 triệu.
Dù chuyển mình mạnh mẽ nhưng thị trường smartphone ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Câu trả lời cho bộ đôi Galaxy S6 và cũng chính là cho Samsung sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào doanh số, khi sản phẩm bắt đầu bán ra từ 10/4.
Đình Nam
Theo VNE
Câu chuyện đằng sau hai chiếc Galaxy S6
Với việc tạo ra cuộc cách mạng mới trên màn hình di động, Samsung xứng đáng được ghi tên vào lịch sử của ngành công nghiệp di động.
Bộ khung bằng kim loại trên Galaxy S6.
Samsung bắt đầu một năm mới với một sự khác biệt đầy mạo hiểm. Để tạo nên Galaxy S6 và S6 Edge, hộ đã bắt đầu từ con số không. Hãng đã mạnh dạn bỏ qua ngôn ngữ thiết kế và chất liệu nhựa quen thuộc. Theo đó, Samsung tích cực lắng nghe phản hồi từ phía người tiêu dùng và các chuyên gia trong việc thay đổi thiết kế của dòng Galaxy.
S6 và S6 Edge đều có thiết kế nguyên khối với pin không thể tháo rời, bộ khung bằng kim loại, mặt trước và sau trang bị kính cường lực Gorilla Glass 4, cảm biến vân tay hoàn toàn mới cùng với giao diện TouchWiz được "phẳng hóa".
Đặc biệt, S6 Edge còn có lớp phủ hóa chất giúp phần kính này phản chiếu theo nhiều màu khác nhau tùy theo góc nhìn người dùng.
Hình ảnh S6 và S6 Edge tại MWC 2015.
Một số người thì không cho rằng, Samsung bắt đầu từ con số không khi quyết định loại bỏ chất liệu nhựa trên hai chiếc S6. Nhiều người khác cho rằng, S6 là một sản phẩm mang tính kế thừa iPhone 6, nhất là bộ khung kim loại và sự sắp xếp của loa, micro và cổng ở phía dưới. Mặc dù có phần tương đồng nhưng việc bố trí ăng ten, cụm camera cùng nút home hình chữ nhật đã làm chúng ta phải thừa nhận đó là những chiếc Samsung.
Thiết kế kim loại bo tròn được chau chuốt từ những chi tiết nhỏ nhất.
Với phiên bản S6 Edge, Samsung đã tạo ra một cuộc cách mạng trên màn hình di động. S6 Edge là chủ đề được thảo luận nhiều nhất xung quanh MWC 2015, hơn cả những gì Note Edge đã tạo ra. Nó đánh dấu sự bùng nổ của Samsung từ Galaxy S2 đến nay. Họ đã phá vỡ mọi giới hạn về màn hình.
Màn hình cong tràn hai cạnh trên S6 Edge.
Samsung cho biết, thiết kế của hai thiết bị Galaxy mới là tâm huyết của hãng trong rất nhiều năm, chứ không phải trong vài tháng ngắn ngủi sau khi ra mắt Galaxy S5. Bộ phận nghiên cứu và thiết kế ở Samsung đã làm việc không ngừng nghỉ để đưa kim loại và màn hình cong lên S6. Bộ phận thiết kế S6 tồn tại song song, độc lập với Galaxy S5, Note 4, Note Edge để tránh việc chịu sự ảnh hưởng từ những sản phẩm tiền nhiệm.
JK Shin - người đứng đầu mảng di động của Samsung tuyên bố đây là bộ đôi smartphone mạnh mẽ nhất với những khả năng "không mẫu điện thoại nào có thể sánh được".
Sau kỷ nguyên thống lĩnh thị trường di động, Samsung đang gặp phải khó khăn rất lớn khi doanh thu mảng di động sụt giảm bởi hai chiếc iPhone 6 màn hình lớn. Khó khăn hơn là ngay trọng hệ sinh thái Android, hãng chịu sự phong tỏa của Google cùng những hãng sản xuất giá rẻ như Xiaomi, Huawei tại Trung Quốc đang lấy dần thị phần.
Có lẽ sự khốc liệt trên mặt trận di động đã buộc Samsung nhanh chóng phải chuyển mình. Họ bắt buộc phải phá vỡ truyền thống do mình tạo ra, chấp nhận mạo hiểm để khác biệt.
Trên Galaxy S6 Edge, phần viền bên của màn hình được kéo xuống để tạo ra 2 phần hiển thị độc đáo. Phần màn hình này sẽ có thể hiện thị nhiều loại thông tin khác nhau, tùy theo người dùng gán cho nó như shotcut vào các ứng dụng hay dùng và làm đèn cảnh báo khi có cuộc gọi tới hay email...
Cả 2 máy sẽ được bán vào ngày 10/04 và có tổng cộng 5 màu khác nhau là đen, trắng, vàng, xanh dương và xanh lá.
Không thể phủ nhận những nỗ lực gần đây của Samsung từ việc tạo ra một hệ điều hành di động mới (Tizen), Samsung Pay (mua lại từ LoopPay) giải pháp thanh toán di động mới của hãng, hay đột phá trong thiết kế và sử dụng chất liệu trên S6. Tuy nhiên thị trường sẽ là yếu tố đánh giá sự thành bại của Samsung.
Trần Tiến
Theo Zing
Bốn thách thức đằng sau học thuyết mới của ông Tập Khoảng cách giàu nghèo, trở ngại trong cải cách, bất ổn xã hội và vấn nạn tham nhũng là bốn thách thức mà học thuyết chính trị mới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cần phải giải quyết. Học thuyết "Bốn toàn diện" của Chủ tịch Tập Cận Bình có thể sẽ được đưa vào Điều lệ đảng Cộng sản Trung...