Câu chuyện đáng buồn: Cua ẩn sĩ đang “chết dần chết mòn” trong rác thải nhựa mà chúng ta đang vứt ngoài đại dương
Những mảnh nhựa trôi dạt tới các hòn đảo xa xôi ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đang vô tình giết chết những con cua ẩn sĩ vì chúng lầm tưởng rằng, những mảnh nhựa đó là vỏ sò.
Theo tờ Washington Post, các nhà nghiên cứu đã có dịp đến thăm đảo Cocos, một lãnh thổ của Úc ở Ấn Độ Dương và nằm ở phía tây đảo Giáng sinh. Nhắc đến hòn đảo này, người ta không nghĩ đến những bãi biển xinh đẹp mà chỉ biết rằng, đây là một “thiên đường chìm trong nhựa”.
Thực tế, các nhà khoa học đã tìm thấy khoảng 414 triệu mảnh nhựa trên hòn đảo này. Bên cạnh đó, họ còn phát hiện thấy những con cua ẩn sĩ chết trong những chai nhựa và hộp đựng trôi dạt vào bờ.
Nhóm nghiên cứu ước tính, có khoảng 508 ngàn con cua ẩn sĩ chết vì tưởng nhầm vỏ nhựa là ngôi nhà mới. Trong khi đó cũng có khoảng 61 ngàn con cua ẩn sĩ khác chết trên đảo Henderson, phía nam Thái Bình Dương cũng vì nguyên nhân trên.
Jennifer Lavers, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hàng hải và Nam Cực thuộc Đại học Tasmania cho biết: “Khi chúng tôi đang khảo sát các mảnh vỡ trôi dạt trên đảo, tôi đã bị bất ngờ khi có nhiều đồ nhựa chứa những con cua ẩn sĩ, có cả những con đã chết và còn sống”.
Video đang HOT
Nhóm sau đó đã quyết định thực hiện thêm một số khảo sát về số lượng đồ nhựa hay số cua bị mắc kẹt.
Cua ẩn sĩ không có vỏ riêng nên chúng thường tận dụng các vật thể rỗng, ví dụ như vỏ sò hoặc vỏ ốc để làm nơi trú ẩn. Chúng dành phần lớn cuộc đời của mình để tìm kiếm “ngôi nhà” phù hợp nhất với cơ thể ngày càng phát triển của chúng.
Tuy nhiên khi những con cua ẩn sĩ gặp phải chai nhựa, chúng thường lầm tưởng đó là vỏ sò hoặc vỏ ốc. Nhưng khi bò vào chai nhựa, do bề mặt quá trơn nên chúng không thể tìm cách chui ra ngoài được. Kết cục là chúng chết vì không có thức ăn.
Theo Alex Bond, người phụ trách tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Luân Đôn, khi một con cua ẩn sĩ chết, cơ thể chúng bắt đầu tạo ra các phản ứng hóa học và phát ra mùi báo hiệu những con cua khác biết rằng có một chiếc vỏ mới. Do đó cái chết của một con cua ẩn sĩ thường kéo theo một loạt cái chết khác của loài cua ẩn sĩ.
Bond nhấn mạnh: “Nó không hẳn là hiệu ứng domino. Nó gần giống như một trận tuyết lở. Cua ẩn sĩ sau khi đi vào những cái chai vì nghĩ rằng nó sẽ là ngôi nhà tiếp theo của chúng nhưng thực tế thì, nó cũng là ngôi nhà cuối cùng của chúng”.
Lavers cho rằng, vấn đề có thể không chỉ xảy ra trên đảo Cocos vì những mảnh nhựa có thể còn trôi dạt tới rất nhiều hòn đảo ngoài đại dương. Nghiên cứu trên phần nào cho thấy, rác thải nhựa đang tác động nguy hiểm đến như thế nào đối với hệ sinh thái biển.
Cua ẩn sĩ đóng một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của hệ sinh thái nhiệt đới. Chúng thường sục khí và bón phân cho đất, phân tán hạt và loại bỏ các mảnh vụn. Đặc biệt cua ẩn sĩ còn là một phần quan trọng trong hệ sinh thái biển. Do đó nếu quần thể cua ẩn sĩ sụt giảm, nó sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển và xa hơn là những lợi ích kinh tế từ biển.
Nghiên cứu trên đã được đăng tải trên tạp chí Hazardous Materials mới đây.
Tham khảo Ecowatch
Theo Trí thức trẻ
Campuchia cấm sử dụng voi phục vụ du khách tại quần thể đền Angkor Wat
Campuchia sẽ cấm việc cưỡi voi du ngoạn tại quần thể đền Angkor Wat của nước này từ đầu năm 2020.
Quyết định này được xem là chiến thắng hiếm hoi dành cho các nhà bảo tồn - những người từ lâu đã chỉ trích việc cưỡi voi du ngoạn là một hành vi tàn nhẫn.
Campuchia sẽ cấm việc cưỡi voi du ngoạn tại quần thể đền Angkor Wat của nước này từ đầu năm 2020. Ảnh minh họa: AFP
Quần thể khảo cổ Angkor Wat ở tỉnh Siem Riep là địa điểm thu hút phần lớn khách du lịch quốc tế tới thăm "Xứ Chùa Tháp", với 6 triệu lượt người trong năm 2018, trong đó đa số du khách đã cưỡi voi dạo quanh các ngôi đền cổ.
Phát biểu với báo giới ngày 14/11, ông Long Kosal, người phát ngôn của Cơ quan Apsara - đơn vị điều hành quần thể Angkor Wat, cho biết: "Những chuyến đi như vậy sẽ chấm dứt vào đầu năm 2020. Sử dụng voi để kinh doanh không còn phù hợp nữa". Ông đồng thời cho biết một số voi trong đàn voi phục vụ du khách nay đã già.
Tính đến nay, 5 trong số 14 con voi phục vụ du khách tại Angkor Wat đã được chuyển đến một khu rừng cách các đền thờ khoảng 40km. Theo ông Long Kosal, những con voi này sẽ sống cuộc sống tự nhiên của chúng trong rừng và công ty sở hữu những con voi này sẽ tiếp tục chăm sóc chúng.
Campuchia từ lâu đã bị các nhóm bảo vệ động vật chỉ trích gay gắt về việc sử dụng voi để phục vụ khách du lịch. Làn sóng chỉ trích lên tới đỉnh điểm vào năm 2016, khi một con voi cái đã chết bên lề đường, sau khi chở khách du lịch đi vòng quanh quần thể Angkor Wat trong thời tiết nắng nóng khắc nghiệt. Con voi này đã phải làm việc liên tục 45 phút trước khi chết.
Thanh Phương
Theo baotintuc.vn
Chính phủ Pakistan bị khởi kiện Chính phủ Pakistan đang phải đối mặt với vụ kiện đáng xấu hổ sau khi được cho là không thể trả được hóa đơn chi phí hàng triệu bảng cho việc điều tra theo dõi các tài sản từng thuộc sở hữu của cựu Thủ tướng Nawaz Sharif. Công ty Thu hồi tài sản Broadsheet đã đưa ra yêu cầu đòi lại 17...