Câu chuyện bó đũa về thế trận tàu ngầm Đông Nam Á
Một số quốc gia Đông Nam Á đã và đang xây dựng cho mình hạm đội tàu ngầm chiến đấu, tuy nhiên, sức mạnh ngầm mà họ đang sở hữu vẫn chưa bằng một phần của Trung Quốc.
Đông Nam Á có những tàu ngầm nào?
Vừa qua, Indonesia đang tiến hành những bước đàm phán để mua về từ Nga 10 tàu ngầm lớp Kilo hoặc Amur. Nếu Indonesia quyết định mua tàu ngầm Nga, tổng trị giá của hợp đồng có thể đạt trên 5 tỷ USD.
Indonesia là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu tàu ngầm (Năm 1981, Indonesia đã mua 2 tàu ngầm lớp Cakra (Type 209) mua của Đức). Nhưng trong hàng chục năm Indonesia không thể mở rộng đơn vị đặc biệt quan trọng này. Mãi tới tháng 1/2012 do tình hình bất ổn trong khu vực diễn biến phức tạp, Indonesia đã quyết định mua thêm 3 tàu ngầm lớp Chang Bogo của Hàn Quốc trị giá 1,07 tỷ USD. Dự kiến, tất cả được chuyển giao vào giai đoạn 2015-2016.
Hiện tại, Bộ quốc phòng Indonesia đã lên kế hoạch trước năm 2024 sẽ mua ít nhất 12 chiếc tàu ngầm, trong đó bao gồm tàu ngầm lớp Chang Bogo do Hàn Quốc sản xuất, tàu ngầm lớp Amur, tàu ngầm lớp Kilo của Nga , tàu ngầm Type 214 của Đức.
Tàu ngầm lớp Scorpene của Malaysia
Với Malaysia, một quốc gia có những tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc, hiện nay hạm đội tàu chiến Malaysia đang sở hữu 2 tàu ngầm điện – diesel lớp Scorpene hiện đại hàng đầu khu vực Đông Nam Á được đưa vào biên chế từ năm 2009. Tàu ngầm lớp Scorpene được đánh giá là một trong những tàu ngầm điện – diesel chạy êm nhất thế giới hiện nay.
Trong chiến lược hiện đại hóa Hải quân của mình, đặc biệt là lực lượng tàu ngầm, Hải quân Malaysia đang có kế hoạch để mua nhiều tàu ngầm loại nhỏ Andrsta để thực hiện các nhiệm vụ ở khu vực ven biển.
Tuy là quốc gia không có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nhưng trước những diễn biến phức tạp trong khu vực, Singapore vẫn quyết định hiện đại hóa lực lượng Hải quân của mình. Hiện Hải quân Sigapore được đáng giá có sức mạnh hàng đầu Đông Nam Á.
Năm 1995, Hải quân Singapore đã mua 4 chiếc tàu ngầm loại Challenger từ Hải quân Thụy Điển, biến chúng thành nền tảng triển khai hoạt động chiến đấu dưới mặt nước đầu tiên của nước này. Đến tháng 11/2005, Hải quân Singapore đã đặt bút ký hợp đồng mua 2 tàu ngầm loại Archer từ Thụy Điển.
Video đang HOT
Tàu ngầm Archer của Singapore
Ngoài Indonesia, Maylaysia, Singapore và Trung Quốc thì Việt Nam là quốc gia sở hữu lực lượng tàu ngầm muộn nhất. Việt Nam đã đặt mua từ Nga 6 chiếc tầu ngầm Project 636 lớp Kilo, hợp đồng được ký kết năm 2009. Chiếc Kilo đầu tiên mang tên Hà Nội đã về tới quân cảng Cam Ranh.
Câu chuyện bó đũa và chênh lệch sức mạnh
Tuy các quốc gia Đông Nam Á đều có lực lượng tàu ngầm chiến đấu của riêng mình, nhưng đối sánh với Trung Quốc thì chưa bằng một phần nhỏ sức mạnh của quốc gia này.
Được coi là nguyên nhân gây nên căng thẳng trên Biển Đông, Hải quân Trung Quốc hiện sở hữu lực lượng tàu ngầm đông đảo nhất trong khu vực. Theo số liệu của Lầu Năm Góc công bố vào năm 2010, Hải quân Trung Quốc sở hữu 54 chiếc tàu ngầm tấn công chạy bằng diesel (SS).
Hạm đội tàu ngầm tấn công của Trung Quốc đã tăng một cách đáng kể số lượng tàu tuần tiễu từ 2 chiếc năm 2006 lên 6 chiếc năm 2007 và 12 chiếc năm 2008. Điều này cho thấy Bắc Kinh đang có sự tập trung mới vào việc huấn luyện và chứng tỏ với các nước khác là Trung Quốc là một cường quốc hàng hải ở Thái Bình Dương.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã cho ra mắt bốn loại tàu ngầm mới được thiết kế và sản xuất trong nước là tàu ngầm lớp Tấn (tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo – SSBN), lớp Thương (SSN), lớp Nguyên (SSP), và lớp Tống (tàu ngầm tấn công chạy bằng điện – SSK). Thế hệ tiếp theo của tàu ngầm lớp Thương cũng đang được chế tạo.
Tàu ngầm lớp Tấn của Trung Quốc
Một số vụ đụng độ với tàu của Hải quân Mỹ trên vùng biển Thái Bình Dương trong những năm vừa qua cho thấy tầm hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc đã vươn xa hơn và hoạt động có phần hiếu chiến hơn so với trước đây.
Giới phân tích cho rằng sở dĩ Trung Quốc mở rộng nhanh chóng lực lượng tàu ngầm tấn công là do một số nguyên nhân như: nhằm đáp ứng nhu cầu phòng thủ, hạn chế khả năng can thiệp của Mỹ, thách thức sự thống trị của Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương, bảo đảm khả năng đánh chặn hạt nhân, và nguyên nhân quan trọng nhất theo các chuyên gia nhận định đó là nhằm mục đích răn đe các nước trong khu vực để thực hiện ý đồ của mình.
Có thể nói, việc các quốc gia Đông Nam Á xây dựng lực lượng tàu ngầm chiến đấu nói riêng và nâng cấp trang thiết bị cho quân đội nói chung là yêu cầu tất yếu của mỗi quốc gia, nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền, an ninh đất nước. Nhưng một khi đã xuất hiện những dấu hiệu của sự răn đe sức mạnh giữa nước lớn và nước nhỏ, thì bài toán đặt ra là luôn cần phải có sự đoàn kết giữa các quốc gia.
Sự đoàn kết ấy ASEAN đã thể hiện hết sức khéo léo, từ việc đoàn kết yêu cầu Trung Quốc phối hợp về bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) cho đến việc các quốc gia ký hiệp định đối tác chiến lược song phương với nhau. Những động thái này đã biểu lộ cho Trung Quốc biết một ASEAN tuy nhỏ bé nhưng đoàn kết.
Biển Đông sẽ tiếp tục yên bình nếu cán cân sức mạnh giữa các bên được cân bằng, để tạo được sự cân bằng này, các nước nhỏ phải giữ được sự đoàn kết và tôn trọng luật pháp quốc tế
Theo Đât Viêt
Kim Jong Un tuyên bố mạnh lên sau vụ "xử" chú rể
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un hôm nay (1/1) đã tự hào tuyên bố, Triều Tiên bước vào một năm mới với sức mạnh gia tăng bởi nước này đã loại trừ được "những phần tử bè phái rác rưởi". Đây được xem là một phát biểu ám chỉ đến vụ xử tử người chú rể của ông Kim Jong Un cũng là nhân vật quyền lực số 2 của Triều Tiên trong những ngày cuối cùng của năm 2013.
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un
Trong bài phát biểu đầu năm được phát đi trên đài truyền hình quốc gia, Nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un đã nói, hành động "quyết tâm" của Triều Tiên trong việc "xóa bỏ những phần tử bè phái rác rưởi" trong Đảng Lao động đã giúp củng cố sự đoàn kết của đất nước lên "100 lần". Dù ông Kim Jong Un không đả động trực tiếp đến cái tên Jang Song Thaek nhưng người ta đều hiểu rằng, "phần tử bè phái" mà ông nhắc đến chính là người chú rể của ông này.
Hồi giữa tháng 12, chính trường Triều Tiên rúng động bởi thông tin ông Jang - người chủ rể quyền lực lẫy lừng của Nhà lãnh đạo Kim Jong Un, bất ngờ bị tước bỏ mọi quyền lực, chức vụ và bị bắt trước khi bị đem ra xử tử một cách chóng vánh vì những tội danh được báo giới Triều Tiên miêu tả là "không thể tha thứ", đặc biệt là tội phản quốc.
Từ nhân vật quyền lực lẫy lừng chỉ sau Nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong Un, ông Jang bỗng chốc trở thành nhân vật tội đồ, phải chịu một kết cục bi thảm vì mắc phải tội danh chống đảng và cách mạng. Sự sụp đổ bẽ bàng của ông Jang cho thấy chính quyền Triều Tiên không ngại ngần mạnh tay với các quan chức cấp cao dù người đó có là người nhà của vị lãnh đạo cao nhất đất nước.
Sau khi xảy ra một trong những sự kiện chính trị lớn nhất ở Bình Nhưỡng trong nhiều năm trở lại đây và cũng là kể từ khi ông Kim Jong Un lên cầm quyền cách đây 2 năm, người ta không khỏi lo ngại về tương lai của đất nước Triều Tiên.
Cho tới thời điểm này, giới phân tích vẫn bị chia rẽ về ý nghĩa đằng sau vụ xử tử người chú rể của ông Kim Jong Un vì tội phản quốc. Nhiều người tin rằng, Nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un đang tiến hành cải tổ nội các, xây dựng cho mình một thế hệ cố vấn và trợ lý trẻ tuổi hơn nhằm thắt chặt, củng cố quyền lực.
Không rõ thực chất mọi việc thế nào nhưng Hàn Quốc và Mỹ đã tỏ ra rất lo lắng trước khả năng Triều Tiên có những hành động khiêu khích trong dịp đầu năm mới. Các nước này tin rằng, tình hình nội bộ Triều Tiên đang bất ổn và thường trong những thời điểm như vậy, Bình Nhưỡng hay có thói quen "tung" ra những hành động khiêu khích. Niềm tin này càng được củng cố khi Chủ tịch Kim Jong Un được cho là đang tìm cách khôi phục lại nền kinh tế song song với việc phát triển tên lửa hạt nhân.
Triều Tiên muốn làm hòa với Hàn Quốc?
Tuy nhiên, điều bất ngờ là trong bài phát biểu nhân dịp đầu năm mới, Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã lên tiếng kêu gọi cải thiện mối quan hệ với nước láng giềng Hàn Quốc.
Ông Kim đã nói rằng, đã đến lúc mỗi bên cần chấm dứt những hành động phỉ báng, nói xấu lẫn nhau. Nhà lãnh đạo Triều Tiên kêu gọi Hàn Quốc lắng nghe những lời kêu gọi thống nhất, đoàn kết giữa hai nước.
Những phát biểu về sự đoàn kết, thống nhất này khác hẳn với lời đe dọa chiến tranh hạt nhân mà Triều Tiên đưa ra hồi đầu năm ngoái. Mặc dù Washington và Seoul vẫn còn sự hoài nghi sâu sắc về ý định của Bình Nhưỡng nhưng người ta vẫn thấy lóe lên tia hy vọng về sự hòa dịu trên bán đảo Triều Tiên sau những sóng gió lên tiếp trong năm qua.
Seoul là nước đang lo lắng nhất về khả năng sự bất ổn gây ra từ vụ xử tử ôngJang có thể dẫn đến hành động khiêu khích của chính quyền Triều Tiên nhằm mục đích củng cố sự đoàn kết trong nước. Seoul đổ lỗi cho Triều Tiên đã gây ra vụ chìm tàu chiến Hàn Quốc năm 2010 khiến 50 thủy thủ thiệt mạng. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ hơn, Bình Nhưỡng trong những tháng vừa qua dường như đã tránh xa khỏi những phát biểu "đao to búa lớn" về chiến tranh so với hồi đầu năm ngoái, khi nước này tung cả ra lời đe dọa tấn công hạt nhân nhằm vào Mỹ và Hàn Quốc.
Mặc dù vậy, các cường quốc không tránh khỏi lo ngại trước những dấu hiệu gần đây cho thấy Triều Tiên đang tái khởi động một lò phản ứng đã bị vô hiệu hóa lâu nay. Lò phản ứng này có thể chế tạo plutonium cho bom nguyên tử. Liệu kịch bản hồi đầu năm ngoái có lặp lại một lần nữa hay không?
Người ta vẫn còn nhớ rất rõ, giữa lúc nhiều nước Châu Á đang tưng bừng đón Tết Quý Tỵ theo phong tục cổ truyền thì Triều Tiên bất ngờ tuyên bố thực hiện thành công vụ thử hạt nhân thứ ba. Động thái này đã khiến các cường quốc thực sự tức giận. Bản thân Trung Quốc - đồng minh thân thiết nhất của Triều Tiên, cũng choáng váng và bực mình trước bước đi mới nhất của Bình Nhưỡng.
Vụ thử hạt nhân thứ ba đầy bất ngờ của Triều Tiên đã ngay lập tức châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng kéo dài nhiều tuần liền ngay dịp đầu năm 2013. Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã triển khai một loạt vũ khí để sẵn sàng đối phó với Triều Tiên trong khi Bình Nhưỡng "tung" ra vô số những lời đe dọa, trong đó có cả tuyên bố chiến tranh.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Lãnh đạo Triều Tiên ngợi khen việc loại trừ "thành phần chia rẽ" Trong thông điệp năm mới được các đài truyền hình và phát thanh phát sóng khắp cả nước, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ngợi khen việc loại trừ "thành phần gây chia rẽ rác rưởi", đồng thời bất ngờ tuyên bố muốn cải thiện mạnh quan hệ với Hàn Quốc. Ông Jang Song-thaek (trái) đã bị xử tử với tội danh...