Cậu bé Hà Lan 12 tuổi thắng kiện được tiêm vaccine COVID-19
Một cậu bé Hà Lan 12 tuổi đã thắng kiện quyền được tiêm vaccine phòng COVID-19 để có thể thăm bà bị ung thư phổi, bất chấp phản đối từ bố.
Một cô gái được tiêm vaccine COVID-19 tại Utrecht, Hà Lan, Ảnh: Getty Images
Kênh DW (Đức) cho biết toàn án quận tại thành phố Groningen đã ra phán quyết chấp nhận nguyện vọng tiêm vaccine COVID-19 của cậu bé.
Trẻ em từ 12-17 tuổi tại Hà Lan có thể lựa chọn tiêm hoặc không tiêm vaccine COVID-19 nhưng cần phải nhận được sự cho phép của cả bố và mẹ. Trong trường hợp của cậu bé 12 tuổi, cha mẹ em đã ly dị, người mẹ đồng ý cho con tiêm vaccine nhưng người cha lại phản đối.
Người cha cho rằng vaccine COVID-19 “vẫn ở trong giai đoạn thử nghiệm” và có khả năng “gây rủi ro cho cơ quan sinh sản về lâu dài”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tòa án phán quyết không có cơ sở bằng chứng khoa học cho lời tuyên bố của người cha. Thẩm phán tạo điều kiện cho cậu bé được tiêm vaccine COVID-19 dựa trên “lợi ích liên quan đến tiêm chủng, đặc biệt là lợi ích của thiếu niên này”.
Thẩm phán cho rằng cậu bé được tiêm vaccine COVID-19 bởi lợi ích của em quan trọng hơn bất cứ lý lẽ nào luật sư của người cha đưa ra.
Theo tài liệu của tòa án, cậu bé có nguyện vọng được tiêm vaccine bởi “không muốn mắc COVID-19 đồng thời hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho người khác”. Hơn nữa, bà của cậu bé mắc ung thư phổi di căn và sức khỏe đang ngày càng yếu đi do vậy cậu bé muốn dành nhiều thời gian nhất có thể để được ở cạnh bà. Do chưa tiêm vaccine COVID-19 nên cậu bé sợ rằng mình có thể lây bệnh cho bà. Nhưng cậu bé gặp nhiều khó khăn để thuyết phục bố.
Theo Đại học Johns Hopkins (Mỹ), có trên 2 triệu người Hà Lan đã mắc COVID-19 với 18.528 trường hợp tử vong.
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ ( CDC) cho biết những người chưa tiêm đủ 2 liều vaccine COVID-19 có nguy cơ tử vong vì COVID-19 cao hơn 11 lần so với những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine.
Liên minh châu Âu (EU) hiện thông qua việc tiêm vaccine BioNTech-Pfizer và Moderna cho thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi.
Đại dịch COVID-19 thúc đẩy quá trình chuyển đổi, đổi mới sang châu Á
Dữ liệu xếp hạng toàn cầu của Liên hợp quốc (LHQ) công bố ngày 20/9 cho thấy đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi, đổi mới từ châu Âu và Bắc Mỹ sang châu Á.
Công nhân làm việc tại một nhà máy sản xuất ô tô ở Pyeongtaek, Hàn Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2021 của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ toàn cầu (WIPO) thuộc LHQ cho thấy Hàn Quốc và Trung Quốc thăng hạng vượt trội. Theo đó, Hàn Quốc tăng 5 bậc lên vị trí thứ 5, trong khi Trung Quốc nhích 2 bậc lên vị trí thứ 12 và duy trì đà tiến vào Top 10.
WIPO cho biết: "Đại dịch đã thúc đẩy sự chuyển dịch về mặt địa lý của các hoạt động đổi mới sang châu Á trong dài hạn, ngay cả khi Bắc Mỹ và châu Âu tiếp tục là khu vực có các quốc gia đổi mới hàng đầu thế giới".
Top 4 quốc gia có chỉ số đổi mới sáng tạo cao nhất thế giới năm nay không thay đổi so với năm ngoái. Cụ thể, Thụy Sĩ dẫn đầu bảng trong năm thứ 11 liên tiếp, theo sau là Thụy Điển, Mỹ và Anh. Những cái tên còn lại trong Top 10 ngoài Hàn Quốc ở vị trí thứ 5 là Hà Lan, Phần Lan, Singapore, Đan Mạch và Đức.
Năm nay, Việt Nam xếp thứ 44/132, lùi 2 bậc so với năm 2020. Tuy nhiên, cùng với Thổ Nhĩ Kỳ (xếp thứ 41), Ấn Độ (46) và Philippines (51), Việt Nam là một trong 4 quốc gia có thu nhập trung bình được WIPO đánh giá là đang bắt kịp đà tăng chỉ số đổi mới sáng tạo của thế giới.
Trong số các quốc gia có thu nhập thấp, Rwanda dẫn đầu ở vị trí thứ 102, tiếp đến là Tajikistan (103) và Malawi (107).
Chỉ số của WIPO cho thấy các quốc gia và doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng cường đầu tư vào đổi mới, bất chấp cuộc khủng hoảng dịch COVID-19, nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế hậu đại dịch. Tổng Giám đốc WIPO Daren Tang nhận định nhiều lĩnh vực đã cho thấy khả năng phục hồi đáng kể, đặc biệt là những lĩnh vực đã tiến hành số hóa, ứng dụng công nghệ tân tiến và đổi mới.
Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu là bộ công cụ đánh giá xếp hạng năng lực đổi mới sáng tạo của các quốc gia, được WIPO phối hợp với Viện INSEAD, Pháp và Đại học Cornell (Mỹ) thực hiện.
Trong đánh giá của WIPO, đổi mới sáng tạo được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ dựa trên nghiên cứu, phát triển mà bao trùm cả trong tổ chức, thị trường. Cách tiếp cận này của tổ chức WIPO thể hiện quan điểm năng lực đổi mới sáng tạo của mỗi quốc gia có liên hệ mật thiết với trình độ phát triển và hiệu quả hoạt động của hệ thống đổi mới sáng tạo của quốc gia đó và sự kết nối với các quốc gia/nền kinh tế khác.
EU kêu gọi các nước thành viên tăng cường đảm bảo an toàn cho các nhà báo Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã kêu gọi các quốc gia thành viên tăng cường bảo vệ các nhà báo trong bối cảnh gia tăng các cuộc tấn công trực tiếp và trực tuyến, cũng như các mối đe dọa chống lại họ trên khắp châu Âu. Cảnh sát điều tra tại hiện trường...