Cậu bé gốc Việt bị khối u che nửa mặt, thoi thóp trong cô nhi viện được tái sinh nhờ mẹ Mỹ
Nhìn vào nụ cười rạng ngời, vẻ chững chạc, tự tin của Sam ở tuổi 18, người ta có thể hiểu bố mẹ nuôi đã chăm chút, yêu thương cậu nhường nào.
Cuộc gặp gỡ định mệnh của “hy vọng”
“Mười sáu năm trước, John và tôi thức dậy trong ngày đầu tiên của chúng tôi ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Chúng tôi đã trải qua một hành trình mệt mỏi kéo dài gần 3 ngày để đến đó, do phải quá cảnh 24 giờ ở Tokyo.
Tôi đang mang thai và đã gửi Elliott (6 tuổi) Bella (4 tuổi) và Lily (13 tuổi) ở nhà với bà ngoại. Chúng tôi cố gắng tìm một quán cà phê để thưởng thức cà phê buổi sáng. Sau đó, Thủy – một người hướng dẫn – đã đưa chúng tôi đến gặp cậu bé Nguyễn Lê Hùng, 13 tháng tuổi, lần đầu tiên. Sau này, chúng tôi đổi tên cậu bé thành Samuel Ian Ettore.
John và Hope Ettore, bố mẹ nuôi người Mỹ của Sam.
Khi đến trại trẻ mồ côi, chúng tôi thực sự bị choáng. Từ phòng này đến phòng khác, những đứa trẻ nằm trong cũi đặt sát vách tường như đang nhìn chúng tôi, cầu xin được chú ý. Tôi không cầm được nước mắt. Họ dẫn chúng tôi đến phòng của Samuel. Cậu bé ở đó, nói thật là trong một tình trạng tồi tệ. Ngoài khối u khổng lồ che nửa khuôn mặt, con khi đó vừa xuất viện sau khi điều trị bệnh thủy đậu, đã biến chứng thành viêm phổi và nhiễm trùng tụ cầu.
Bức ảnh chụp Samuel với i-ốt xanh mà họ bôi lên vết nhiễm trùng, bao gồm khối u của cậu bé.
Bác sĩ của trại trẻ mồ côi cũng đang ở đó. Cô ấy có vẻ hơi ngượng ngùng khi để chúng tôi nhìn thấy Samuel trong tình trạng tồi tệ như vậy. Cô ấy giải thích rằng, đôi khi họ nhận được vắc-xin để tiêm cho lũ trẻ, đôi khi không. Gần đây, họ không có vắc-xin và khi bệnh thủy đậu, sau đó là bệnh sởi tràn qua trại trẻ mồ côi, 3 đứa trẻ đã chết, một số trẻ em khác phải nhập viện, bao gồm cả Samuel của chúng tôi.”, bà Hope Ettore, người Mỹ, nhớ lại cuộc gặp đầu tiên với con trai nuôi gốc Việt.
Khi ấy, bà một nhà dịch tễ học công tác tại Đông Nam Á. Bà thường xuyên tiếp xúc với những đứa trẻ bệnh tật, bị bỏ rơi ở cô nhi viện. Với sự thấu cảm lớn, Hope đã muốn mang đến “hy vọng” cho những đứa trẻ bé nhỏ.
Hùng không hẳn là một đứa trẻ mồ côi. Cha mẹ cậu bé vẫn còn sống, nhưng không có khả năng nuôi dưỡng hai đứa trẻ sinh đôi non tháng, lại có quá nhiều vấn đề về sức khỏe. Từ Bình Phước, nhiều lần họ lên cô nhi viện Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh muốn xin đón Hùng về cho đỡ tội nghiệp.
Sam (Hùng) khi còn nhỏ, với khối u lớn choán nửa mặt.
Nhưng các cán bộ trại trẻ hiểu, nếu không được can thiệp y tế, Hùng khó lòng qua khỏi. Họ thuyết phục cha mẹ Hùng hãy để con lại, có thể sẽ có người nước ngoài nào đó nhận nuôi và chạy chữa cho bé.
Hùng bé nhỏ bị u máu và nhiều vấn đề sức khỏe khác, đã hơn tuổi mà chưa biết đi, người nhỏ thó. Nhưng Hope và John vẫn muốn dang tay chào đón cậu bé về gia đình của mình, ngay từ nụ cười đầu tiên. Cô nhớ lại: “Khoảnh khắc thằng bé cười hằn sâu trong trái tim tôi. Nó đã mỉm cười để nhắc nhở tôi rằng phải giúp nó bằng mọi cách.”.
Tình yêu của cha mẹ Mỹ và sức mạnh “ tái sinh”
Về với gia đình Ettore, Hùng được bố mẹ nuôi đổi tên thành Samuel Ian Ettore, tên thân mật là Sam. Cậu bé lớn lên trong một gia đình lớn, cùng 3 anh chị lớn, bé út Lilah (sinh 2 tuần sau khi Sam sang Mỹ) và một cậu con trai nuôi khác bằng tuổi mình, đến từ Ethiopia. Nhà Ettore thực sự vất vả khi phải chăm sóc cho nhiều đứa trẻ ở những độ tuổi khác nhau, đặc biệt là Sam.
Bố mẹ nuôi chăm chút để Sam vượt qua nhiễm trùng, hòa nhập với cuộc sống mới và có để kháng tốt nhằm phẫu thuật cắt bỏ khối u. Khối u máu tiềm ẩn nguy cơ cao, lại choán nửa mặt cậu bé nên không ít bác sĩ ở các bệnh viện lớn nhỏ từ chối. Cuối cùng, có một bác sĩ phẫu thuật đã nhận lời chữa trị. Sam phải trải qua 5 lần phẫu thuật mặt và 2 lần phẫu thuật mắt để có được ngoại hình tương đối bình thường và lấy lại thị lực.
Sam khi 6, 7 tuổi và năm 17 tuổi.
Nhưng đó chưa phải là tất cả. Vừa thở phào vì con trai nuôi thoát được khối u, nhà Ettore lại phải “chiến đấu” để giúp Sam vượt qua chứng chậm nói, chậm tiếp thu, biểu đồ phát triển kém. Họ kiên nhẫn cùng con đến các lớp vật lý trị liệu, tập các bài tập vận động, trị liệu ngôn ngữ và các liệu pháp hành vi…
Video đang HOT
Không chỉ Hope hay John, những anh chị em khác trong nhà cũng kiên nhẫn hỗ trợ Sam, bằng một thứ tình yêu, sự gắn kết khó mà lý giải được. Và họ cũng nếm được trái ngọt khi Sam dần lớn lên, lanh lợi, khỏe mạnh và càng lúc càng mờ đi dấu vết của những ốm yếu xưa cũ.
Sam đã bước vào tuổi 18 đầy kiêu hãnh, đã tốt nghiệp trung học và sắp vào đại học. Ngày đầu tiên Sam đến Mỹ, các bác sĩ đã lo ngại rằng cậu bé khó mà phát triển bình thường, chưa dám nói đến chuyện học hành.
Cậu đã lớn lên khoẻ mạnh, lanh lợi và ấm áp.
Còn hiện tại, Sam và con gái út Lilah của gia đình Ettore đã được nhận học bổng tại trường RHS với trị giá tổng cộng hơn 5.000 đô. Ngoài ra, Sam còn nhận được Giải thưởng Tự hào RHS Bulldog và sẽ được khắc tên của mình trên một tấm bảng danh dự ở trường học. “Ánh sáng của cậu bé thực sự đã chiếu rọi cho những người xung quanh mình”, người mẹ Mỹ tự hào khoe.
Nguyện vọng cuối của mẹ: Tìm nguồn cội cho con
Không thể kể hết những nỗi vất vả, không thể đong đếm tình yêu mà Hope đã dành cho cậu con trai nuôi gốc Việt của mình trong hành trình “tái sinh” Sam. Bà đã nuôi dạy cậu thành một chàng trai ấm áp, bằng ánh sáng lấp lánh của bao dung.
Bà dạy Sam rằng, bố mẹ ruột không bỏ rơi cậu, mà đã cho cậu cơ hội để được sống, nhiều hơn thế, được sống khỏe mạnh, lành lặn. Hope chỉ giúp đỡ bố mẹ ruột của Sam hoàn thành tâm nguyện.
Sam (thứ hai bên phải) cùng gia đình nuôi của mình.
Bà cũng nuôi dưỡng cậu đúng như một người Mỹ gốc Việt – bằng sự gắn kết sâu sắc với cội nguồn và văn hóa. Từ khi Sam còn bé, bà đã nhắc rằng cậu là người Việt Nam, đưa con đến các lễ hội truyền thống của Việt Nam tại Mỹ và mua cho con những cuốn sách về Việt Nam.
Thậm chí, trong lần đầu dẫn con đi ăn phở, bà còn đùa rằng, dòng máu và khẩu vị Việt chảy trong huyết quản của Sam rõ ràng đến mức, cậu lập tức say mê đồ ăn Việt Nam, dù trước đó chưa từng được nếm.
Hope thường dẫn con trai đi ăn phở, dạy con về nguồn cội Việt Nam.
Nhiều năm qua, gia đình Ettore vẫn tích cực tìm lại cha mẹ đẻ cho Sam, để tâm hồn con không bị khoảng trống. Nhưng ngoài tên và quê quán, họ không biết gì hơn. Theo giấy tờ, Sam sinh năm 2004, quê ở Đồng Phú, Bình Phước. Cha ghi tên Lê Xuân Hùng, mẹ ghi Nguyễn Thị Liên.
“Nhiệm vụ” của Hope càng trở nên cấp bách hơn, khi bà nghe tin mình không còn nhiều thời gian nữa để sống cùng các con. Bà bị ung thư vú, khối u đã di căn. Bà không chắc mình sẽ sống được bao lâu nữa, nhưng vẫn muốn dành thời gian để tìm cha mẹ đẻ cho Sam. Bà “quay cuồng” đăng bài vào các hội nhóm, nhờ bạn bè ở Việt Nam chia sẻ thông tin, hỗ trợ tìm kiếm.
Đầu tháng 6/2022, Hope viết mà như reo lên: “Chúng tôi đã gặp người có thể là bố đẻ của Samuel qua Facetime. Điều đó rất khả thi, nhưng gia đình đang trong tiến trình xét nghiệm ADN để chắc chắn hơn! Khoảng 1 tháng nữa sẽ có kết quả!”.
Sam mãi là cậu con trai cưng của gia đình, nhưng Hope vẫn muốn con tìm được bố mẹ ruột.
Oanh Nguyễn, cô gái sống ở Bình Phước có công lớn trong việc tìm ra (người có thể là) bố mẹ ruột của Sam chia sẻ, cô vô tình biết được câu chuyện của Sam qua Facebook. Bình thường Oanh cũng ít để ý đến tin đăng tìm người thân, cô cũng không quen ai trong câu chuyện mà bà Hope chia sẻ.
Cô tiết lộ với chúng tôi: “Nhìn vào Facebook của mẹ nuôi, mình thấy họ nhận con nuôi toàn là người không lành lặn, mình biết họ là người có tâm. Địa chỉ (cũ) của bố mẹ ruột Sam lại gần nhà mình, nên đã cố gắng tóm tắt câu chuyện và đăng tải trên trang cá nhân, nhỡ đâu lại có người biết họ là ai. Thật mừng khi may mắn đã mỉm cười với họ.
Người nhà của mình biết trường hợp này và đã báo tin lại, có lẽ xác định 80% là tìm đúng người rồi. Ba bạn ấy hay tin thì bỏ ngang việc chạy lên nhà người thân của mình để nhờ gọi điện thoại. Mình đã FaceTime cho gặp Sam và phiên dịch giúp họ. Mẹ bạn ấy thì khóc không ngừng vì không nghĩ có ngày đoàn tụ được. Lúc giúp họ kết nối, chưa dám khẳng định là đúng người, nhưng mình cũng vui đến mức mấy đêm không ngủ được luôn!”.
Mẹ đơn thân chiến thắng ung thư từng ngủ 3 giờ/ngày để cày tiền, 8 năm sau lột xác rạng rỡ
Với Thủy Bốp, ung thư không phải là dấu chấm hết, mà là cơ hội để chị tái thiết lại cuộc đời mình theo cách rực rỡ hơn.
Những ngày ung thư: Ước ngày có 50 giờ để "cày" tiền
"Bốp à, mẹ bị ung thư!", chị Bùi Thu Thủy (sinh năm 1983, được nhớ đến nhiều hơn với biệt danh Thủy Bốp) đã nói với con trai điều đó, năm 2015, vài tháng sau khi phát hiện khối u trong ngực mình.
Ung thư đến với chị như một tiếng sét ngang trời. Người mẹ xinh đẹp năm ấy vừa ổn định lại cuộc sống ít lâu sau khi ôm Bốp rời khỏi cuộc hôn nhân tan vỡ. Thủy Bốp kể, khoảnh khắc nghe tin mình bị bệnh, bác sĩ nói gì chị cũng lùng bùng, chỉ muốn òa khóc khi nghĩ đến con, nghĩ đến cảnh cậu bé sẽ bơ vơ một mình trên đời.
Thủy Bốp những ngày nằm bệnh.
"Nhiều người bảo, khoảng khắc đó tương tự chuyện nghe tuyên án tử hình, nhưng không, nó không hề giống. Nhận án tử hình, nghĩa là ai đó đã phạm tội, và việc phải trả giá cho nó là đương nhiên, chỉ là chuyện sớm muộn.
Còn tôi, đang trẻ, khỏe mạnh và xinh đẹp, đột ngột hai chữ "ung thư" ụp xuống đời mình. Ung thư, nó giống một sự thử thách tôi buộc phải vượt qua hơn là một dấu chấm hết.", mẹ đơn thân xinh đẹp tâm sự.
Cuốn tự truyện ghi lại trải nghiệm đau đớn những ngày cũ.
Khóc suốt 1 tuần, rồi thôi, chị vực mình dậy để sống tiếp. Ung thư như một chướng ngại vật mà Thủy Bốp phải vượt qua, còn đời mình thì vẫn phải đi tiếp chứ! Từ trước khi bị ốm, chị đã không bao giờ để bé Bốp chứng kiến cảnh mẹ mệt mỏi, đau khổ. Trong những ngày ung thư cũng thế.
Năm ấy, Bốp mới học lớp 4. Thằng bé nhẹ nhàng chăm sóc mẹ, đi học về thì vào viện với mẹ, đôi lúc chỉ là nằm im cạnh mẹ quan sát kim truyền, thấy mẹ buồn nôn thì dắt mẹ đi nôn. Ở nhà, con cũng làm hết việc vặt: giặt giữ, phơi đồ, rửa bát, dọn nhà... trong tĩnh lặng.
Còn chị Thủy, chị "điên cuồng" lo cho tương lai của con. Thời điểm ấy, chị chỉ sợ mình... chết sớm, không có ai lo cho con. Những đợt truyền hóa chất, Thủy Bốp còn không nghĩ là mình đang bị ung thư nữa, vì quá bận rộn với việc "cày" tiền.
Thủy Bốp của hiện tại chọn cách sống an yên và trải nghiệm cuộc sống đến tận cùng.
Nghỉ việc ở công ty xuất nhập khẩu, mẹ đơn thân xinh đẹp xoay sang bán bánh trái nhà làm. Ngày thường, chị làm các loại bánh mì, đến mùa thì làm bánh trung thu, Tết lại xoay sang bánh chưng, giò thủ... Thời điểm ấy, cứ truyền xong, rút kim ra là chị lại lao vào việc.
Triền miên trong một thời gian dài, Thủy Bốp chỉ ngủ khoảng 3 giờ/ngày. Chị tranh thủ từng "hớp" thời gian để làm bánh kiếm tiền, để tập thể dục cùng con, để cùng con học. Với tâm thế nhỡ chỉ còn sống được vài tháng cũng phải dành vài tháng đó nỗ lực hết sức để "cày" để dành cho con, Thủy Bốp đã vượt qua những tháng ngày ung thư đầy ngoạn mục.
Chị trở thành người leo núi, người chạy bộ với năng lượng "phi thường".
Sau 8 đợt hóa trị, đợt cuối vào ngày 3/12/2015, Thủy Bốp phải tiêm thuốc ức chế buồng trứng mỗi tháng 1 lần và uống thuốc hằng ngày trong vòng 5 năm để teo buồng trứng, "diệt" hormone nữ tính.
Có thời điểm chị bị rụng sạch tóc, ngoại hình thay đổi trở nên "nam tính" hơn. Chị đã từng lo đến một ngày nào đó, mình sẽ trở thành "anh Thủy". Dù có vậy thì cũng chẳng sao, vì được sống, được nhìn Bốp lớn lên đã là hạnh phúc rồi!
"Lột xác" và khỏe mạnh như chưa từng ung thư
Nhưng bằng một cách kỳ diệu nào đó, Thủy Bốp đã tạm chiến thắng ung thư. Chị "thú nhận", có lẽ việc thay đổi lối sống, cách tận hưởng niềm vui và năng lượng tích cực đã khiến chị dần trở thành một con người mới. Sau 8 năm với những biến cố, chị càng xinh đẹp, rạng rỡ hơn ngày chưa có bệnh.
" Tôi biết ơn vì mình bị ung thư vú và nó xảy ra đúng thời điểm mình còn có cơ hội sửa. Ngày trước, tôi là người sinh hoạt vô tội vạ, mải chơi, ăn đêm, thức khuya, làm việc như một con thiêu thân và không bao giờ tập thể dục. Đến khi dùng hết năng lượng, bệnh ung thư tới như là điều mình phải trả giá thôi, do lối sinh hoạt không lành mạnh, không biết yêu bản thân.
Con người tôi bây giờ khác hẳn ngày xưa. Khi mắc bệnh, tôi mới bắt đầu tìm tòi cách ăn uống, luyện tập, nhiều khi mình cảm giác như một bữa ăn có thể cứu sống chính mình vậy. Thậm chí, sau đó, tôi còn tham gia một khóa học online quốc tế về dinh dưỡng để tăng thêm sự hiểu biết của bản thân.", chị tiết lộ.
Ung thư đã dạy cho Thủy Bốp bài học sâu sắc hơn về cuộc sống.
Từ năm 2015 đến giờ, chị thường xuyên tập luyện "nặng đô", chạy bộ, tập gym, tập leo núi, bơi... với một lịch trình khắt khe. Từ một người không tập tành gì, Thủy Bốp của hiện tại có thể chơi boxing, leo núi, chạy bộ, đạp xe, bắn cung, chèo thuyền.
Khi tình trạng sức khỏe tương đối ổn định, Thủy Bốp thường xuyên đi du lịch cả trong và ngoài nước với những hành trình khá dài hơi. Chị không đi theo kiểu nghỉ dưỡng mà chọn cách khám phá, rèn luyện.
Chị cũng tham gia các cuộc thi chạy đường trường, đạp xe 90km, thi leo núi... ở các địa hình khắc nghiệt những vẫn kham được. Thủy Bốp đùa, giờ mình không còn là single mom (mẹ đơn thân) nữa mà thành iron mom (người mẹ thép).
Nụ cười luôn rạng ngời trên môi, chị trân trọng "cơ hội thứ hai" để sống.
Chế độ ăn và sinh hoạt của Thủy Bốp cũng thay đổi. Áp lực kinh tế giảm bớt, chị không "bào sức" như những năm trước, không thức khuya quá nhiều nữa mà ngủ sớm, dậy sớm. Chị cũng kiên trì theo đuổi chế độ ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
Nhờ vậy mà cả sức khỏe tinh thần và thể chất của Thủy Bốp rất ổn, rạng rỡ hơn nhiều so với độ tuổi 39. Dấu vết còn lại của ung thư chỉ là quyển tự truyện nhiều nước mắt mà đến giờ chị không dám đọc lại và những trải nghiệm sâu sắc trong quá khứ.
Cậu bé đi lạc được Thiếu tá cưu mang, 33 năm sau thành bộ đội Hải quân, xuất hiện phép màu Được vị Thiếu tá tốt bụng nuôi dưỡng, cuộc đời anh Lê Văn Duy bước sang một trang mới. 20 tuổi, anh khoác lên mình chiếc áo lính theo nguyện vọng của cha nuôi. Dòng sông tuổi thơ của anh bộ đội Hải quân Ngày 28/3/1975, anh Lê Văn Duy (SN 1966) theo gia đình di tản vào miền Nam. Khi đến cảng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trải nghiệm ở phòng hạng tổng thống, khách sạn 5 sao Quận 1 để xem "concert quốc gia" của cô bạn 2k3: Quá wow rồi đó!

Lâm Phương: Trung uý CĐM "ụp crown", đẹp bất chấp ảnh chụp vội, đời thường sốc

Thiếu nữ Việt được gọi là "bạch nguyệt quang trong truyền thuyết": 5 tuổi đã vào showbiz, 14 tuổi cao 1m70, visual đỉnh

Thông tin mới nhất của Vạn Hạnh Mall sau khi hoàn thành lắp lưới an toàn khẩn cấp

'Độc lạ' đám cưới 1975: cựu QN định tình bằng dụng cụ làm nông, kết bất ngờ

Chùm ảnh: Loạt trường học đồng loạt "lên đồ" mừng Đại lễ 30/4, nhìn thôi đã thấy tự hào!

Đoạn clip 30 giây "bóc trần" con người thật của một ông bố

Gặp những chàng kỵ binh cưỡi ngựa từ Thái Nguyên vào TP.HCM chuẩn bị diễu binh 30/4: "Đời người mong có được vài lần"

Chàng trai Gen Z và hành trình phục dựng gần 7.000 di ảnh liệt sĩ: Vì mỗi bức ảnh là một linh hồn, một cuộc đời, một phần máu thịt của Tổ quốc

Từ bỏ cơ hội học tiến sĩ ở Mỹ để bán đồ ăn lề đường tại Trung Quốc

Hành động "10 điểm" của 2 học sinh sau buổi sơ duyệt diễu binh gây sốt

Lê Tuấn Khang "né" 1 sao nữ "như né tà", lý do khó đỡ, hồi hộp chờ điều này?
Có thể bạn quan tâm

Em dâu lén tháo chốt dây chuyền vàng của bố tôi đem đi bán, phát hiện con số ghi trên biên lai mà mẹ tôi suýt xỉu
Góc tâm tình
20:19:14 28/04/2025
Đề nghị truy tố 2 bị can vi phạm quy định về khiếu nại, tố cáo
Pháp luật
19:56:38 28/04/2025
Bạn gái HIEUTHUHAI bất ngờ khoá MXH: Chuyện gì đây?
Sao việt
19:37:18 28/04/2025
Bức ảnh phòng the hủy hoại sự nghiệp nam diễn viên gen Z có gia thế khủng nhất showbiz
Sao châu á
19:32:42 28/04/2025
Trải nghiệm Volkswagen Viloran: Khi mọi thiết kế đều hướng tới sự hưởng thụ
Ôtô
19:31:31 28/04/2025
Khám phá trận địa pháo tồn tại hơn 100 năm ở thành phố biển nổi tiếng
Du lịch
19:02:36 28/04/2025
Tổng thống Putin lên tiếng sau khi Triều Tiên xác nhận gửi quân hỗ trợ giải phóng Kursk
Thế giới
18:54:23 28/04/2025
Người đàn ông ở Hà Nội uống bia rồi đạp xe đi lễ bị cảnh sát xử phạt
Tin nổi bật
18:42:21 28/04/2025
Thêm cặp đôi "phim giả tình thật" cưới kín
Ẩm thực
18:24:26 28/04/2025
Hojlund cứu MU khỏi trận thua
Sao thể thao
17:07:02 28/04/2025