Cậu bé cụt hai chân nghị lực phi thường
Cậu bé 12 tuổi này dù mất đi đôi chân nhưng vẫn lạc quan, học giỏi và hoà đồng.
Zeng Dongyang, 12 tuổi đang là học sinh tại tỉnh Hồ Nam, miền Nam Trung Quốc. Cậu bé bị mất hai ống chân trong một tai nạn giao thông năm lên 3 tuổi.
Ý chí kiên cường và tinh thần lạc quan đã giúp cậu bé tự lập và dần học được cách đi lại với đôi chân không đầy đủ. Với một trái tim mạnh mẽ, Zeng luôn vượt qua mọi khó khăn và luôn đứng trong top 3 trong lớp.
Tấm gương của Zeng khiến nhiều người phải học tập và luôn khích lệ cậu bé bằng cách gọi điện hay gửi email. Một số thậm chí còn đến tận nhà để giúp cậu bé học tập. Chính quyền địa phương cũng hỗ trợ cậu bé rất nhiều. Những bạn học trong lớp không những hoà đồng mà còn luôn động viên Zeng trong mọi hoàn cảnh.
Cha của Zeng tự hào khoe thành tích học tập của con trai
Dù nhà khá nghèo nhưng cậu bé luôn chăm chỉ học tập
Zeng vẫn hàng ngày tự đến trường với đôi chân đã bị cụt quá đầu gối
Hình ảnh cậu bé vừa đi vừa đọc sách khiến nhiều người nể phục
Cậu bé hồn nhiên chơi đùa cùng chúng bạn
Cô giáo cũng đặc biệt quan tâm và giúp đỡ cho Zeng
Những lần hiếm hoi Zeng mới được chở đi học bằng xe đạp còn đa phần là đi bộ
Theo 24h
Kỳ diệu người đàn ông bỗng nhiên ngồi dậy sau 40 năm liệt giường
"Cảm giác tự mình ngồi dậy bằng sức lực của mình thật kỳ diệu. Tôi và mẹ tôi chỉ biết ôm nhau khóc. Khóc cho bao cay đắng của 40 năm qua tôi liệt giường liệt chiếu. Khóc cho những hi vọng đang thôi thúc trong lòng tôi về đôi chân bại liệt của mình".
Ông Phạm Văn Đàm (SN 1965, ngụ xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) sau 40 năm nằm liệt giường bỗng nhiên ngồi được dậy và đi lại bằng xe lăn. Càng ngỡ ngàng hơn khi biết ông đã 50 tuổi mà chỉ nặng... 18 kg.
40 năm l àm bạn với chiếc giường
Nói về quãng đời 40 năm chỉ biết nằm một chỗ trên giường, ông Đàm trùng giọng, u buồn kể: Ngày ấy nhà ông nghèo lắm, bố mẹ ông lấy nhau không có nổi một mảnh đất an cư. Thương cảnh vợ chồng trẻ bơ vơ, Hợp tác xã Nông nghiệp xã Vĩnh An đã cho bố mẹ ông dựng nhà ở tại trại chăn nuôi. Cũng từ túp lều tranh dột nát ấy mà bốn anh chị em ông lần lượt chào đời, ông Đàm là con trai thứ hai.
Nhà nghèo lại đông con khiến cho bố mẹ ông Đàm càng vất vả. Bố mẹ ông ngày đêm lặn lội đi làm hợp tác xã. Mặc dù mới lên 4 lên 5 nhưng các anh chị em của ông đã phải ra đồng mò cua, bắt tép để kiếm cái ăn qua ngày. Hoàn cảnh khó khăn song anh em ông Đàm luôn ngoan ngoãn và đều chăm học với mong ước sẽ thoát xa cảnh nghèo. Sự đời đã nghèo lại gặp cảnh eo.Vào đầu năm học lớp 4, trong một lần chơi đùa cùng các bạn, cậu bé Đàm bất ngờ bị ngã giữa sân trường. Đêm về hai đầu gối ông sưng tấy, đau nhức không thể đi lại được. Ngay sau đó, gia đình đã đưa ông đi chạy chữa khắp nơi. Suốt nửa năm ròng hai mẹ con ông phải ở lại điều trị tại bệnh viện mà bệnh tình không thuyên giảm. Ông Đàm thành kẻ bại liệt từ đó.
Ông Đàm tự giặt quần áo và vệ sinh cá nhân
40 năm ông nằm liệt giường là chừng ấy năm gia đình ông "được" xếp vào diện nghèo của thôn. Bố mẹ già chạy đôn chạy đáo lo tiền chạy chữa cho con, trong nhà kễ cái gì bán được là bán, lấy tiền thuốc thang. Thế là thành khánh kiệt. Cũng vì cảnh nhà khó khăn, không có tiền chạy chữa mà bố ông cũng ra đi trong một cơn bạo bệnh, để lại gánh nặng trên đôi vai gầy yếu của mẹ ông.
Giấc mơ tiếp thêm nghị lực
40 năm liệt giường, ông nằm tính cuộc đời bằng những tháng ngày không hi vọng, không ước mơ. Vậy mà, phép nhiệm màu đã đến với ông sau một giấc mơ kỳ diệu. Ông Đàm kể: "Tôi mơ thấy cảnh mình có thể tự ngồi dậy và đi được trên một chiếc xe lăn đặc biệt. Tỉnh dậy tôi vẫn thấy cảm giác được đi râm ran nơi lòng bàn chân mà từ lâu đã không còn cảm giác. Nhưng nghĩ lại biết giấc mơ ấy là phi thực tế. Bởi từng ấy năm liệt giường thân hình tôi đã biến dạng, sức khỏe giảm sút nghiêm trọng".
Ám ảnh giấc mơ ấy, ông đem kể chuyện với mẹ nhưng bị bà gạt ngay đi vì cho là huyễn hoặc. Tuy nhiên trong thâm tâm ông vẫn nuôi hy vọng và đem chuyện kể cho anh trai là ông Phạm Văn Thuyết nghe, và được anh hưởng ứng.
Ông Thuyết kể: "Mặc dù không tin em tôi có thể ngồi được bằng xe lăn sau chừng ấy năm bất động trên giường. Nhưng để chiều lòng em, tôi đã lên ban chính sách xã Vĩnh An làm thủ tục xin xe lăn cho chú ấy. Đi xin xe ai cũng ngạc nhiên nhưng cũng may đươc đáp ứng".
Từ khi xin được xe về, hàng ngày ông Đàm chăm chỉ tập luyện. Ban đầu ôngng nhờ mẹ đỡ dậy và dùng cánh tay trái bám vào thành giường để tập lần đi. Không ít lần cả ông và mẹ già ngã lăn ra nhà, bầm tím chân tay. Rồi không phiền đến mẹ, ông tự mình trườn ra thành giường thả lỏng người xuống đất để tập luyện. Sau một lần ngã là thêm một lần hi vọng. Bằng sự tập luyện bền bỉ, ông đã bất ngờ ngồi dậy được.
Ông Đàm chia sẻ: "Cảm giác tự mình ngồi dậy bằng sức lực của mình thật kỳ diệu. Tôi và mẹ tôi chỉ biết ôm nhau khóc. Khóc cho bao cay đắng của 40 năm qua tôi liệt giường, liệt chiếu. Khóc cho những hi vọng đang thôi thúc trong lòng tôi về đôi chân bại liệt của mình".
Hàng ngay ông Đàm ngồi xe lăn làm việc nhà đỡ đần mẹ
Chiếc xe lăn mà Ban chính sách xã trao tặng có trục cao, không phù hợp với thân hình của ông. Nhiều đêm nằm suy nghĩ, ông đã tự tay thiết kế một chiếc xe lăn phù hợp với mình và nhờ anh trai phụ giúp. Ông tích cóp số tiền trợ cấp người tàn tật hàng tháng để mua một số phụ tùng kèm theo. Sau vài tuần, chiếc xe lăn dành riêng cho ông được hoàn thành.
Mừng rỡ vì mình đã thực hiện được ước nguyện gần 40 năm qua, ông đã lăn xe đi khắp làng trên, xóm dưới hỏi thăm bà con làng xóm. Thậm chí, ông ra tận đường để tận mắt ngắm xe cộ đi lại...
Chị Trần Thị Hoa, một hàng xóm với ông Đàm, chia sẻ, chuyện ông Đàm bỗng ngồi được dậy giống như chuyện cổ tích. Giờ nhìn ông đi lại trên xe lăn hàng xóm cũng thấy vui lây và khâm phục nghị lực của ông.
Và người vui nhất là cụ Xa, người mẹ già đã 40 năm chăm con bại liệt."Những năm nằm liệt giường, con tôi chỉ có chiếc đài nhỏ và mấy tờ báo làm bạn. Nhưng mọi thông tin, thời sự trong và ngoài nước nó đều nắm rõ lắm. Thậm chí nó còn dạy em gái kinh nghiệm chăn nuôi sản xuất. Bây giờ nókhông chỉ tự túc trong sinh hoạt cá nhân mà còn giúp tôi việc nhà như nhặt rau, quét dọn sân và giặt quần áo.
Với cơ thể chỉ nặng hơn 18 kg, chân tay teo tóp, thân hình biến dạng nhưng giờ đây ông Đàm đang mơ ước về một gia đình nhỏ cho riêng mình với một ai đó cùng cảnh ngộ. Trong những ngày này, ông đang tiếp tục tìm hiểu kiến thức, gây dựng trong mình ước mơ mới về ngày mai của sự tự lập.
Thu Hằng
Theo Dantri
Thủ khoa chống nạng đạt giải nhất tài năng khoa học trẻ Đỗ Đức Hiếu bị liệt hai chân sau vụ tai nạn giao thông nhưng vẫn quyết tâm theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu Toán học. Sáng 4/1, Bộ Giáo dục - Đào tạo cùng Bộ Khoa học - Công nghệ tổ chức trao giải thưởng Tài năng khoa học trẻ Việt Nam năm 2013 cho sinh viên các trường đại học, học...