Cậu bé bị hành hạ như thời trung cổ chuyển về nơi ở mới
Sau gần một tháng điều trị tại bệnh xá Công an Cà Mau, sáng 3/6, Nguyễn Hào Anh đã chính thức xuất viện và chuyển đến nơi ở mới – Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Cà Mau.
Giờ phút chia tay Hào Anh, cả bệnh viện vừa rộn ràng, vừa quyến luyến. Các thầy thuốc, bệnh nhân và những người quan tâm đến em đều đến chia vui với em. Trong gần một tháng được điều trị ở đây, Hào Anh đã kịp nhớ mặt biết tên hầu hết các y, bác sĩ và âu yếm gọi họ bằng ba, bằng mẹ.
Hào Anh bịn rịn chia tay với các y, bác sĩ bệnh xá.
Rời khỏi căn phòng máy lạnh, có bảo vệ riêng, được lo cho từng miếng ăn, giấc ngủ, Hào Anh không khỏi quyến luyến nói: “Thứ 7 tuần này, nhớ cho Hào Anh trở lại Bệnh xá để nấu ăn cho các cha, các mẹ ăn món thịt kho, canh chua cá nhé! Hồi ở trại tôm giống Minh Đức, Hào Anh nấu ăn, kho thịt, nấu canh như đám tiệc!”.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Nhan Ngọc Hồng, Trưởng bệnh xá Công an Cà Mau, sức khỏe Hào Anh bình phục tốt, tăng cân, đang tiếp tục uống thuốc, thoa thuốc vết thương, tập vận động các khớp tay, chân và sẽ lắp 2 hàm răng trong thời gian gần.
Bác sĩ Nhan Ngọc Hồng dặn dò Hào Anh uống thuốc đúng liều, đúng giờ giấc.
Khi được hỏi vì sao em không về quê với ngoại? Hào Anh không ngần ngại trả lời: “Em sợ về với ngoại sẽ bị tụi nó (xã hội đen) trả thù!”. Rồi cậu bé hồn nhiên hỏi: “Em muốn cho em của em (Nguyễn Hào Em – em ruột sinh đôi) về ở chung có được không?”.
Trung tâm Bảo trợ xã hội Cà Mau nơi Hào Anh đến ở hiện đang nuôi dưỡng gần 100 người già neo đơn không nơi nương tựa và trẻ em mồ côi bị bỏ rơi. Hầu hết các em ở đây đều có chung hoàn cảnh kém may mắn, mồ côi, bị bỏ rơi nên mang chung họ Nhân và cùng có ngày sinh nhật tập thể 1/6 hàng năm.
Trung tâm Bảo trợ xã hội Cà Mau niềm nở đón thành viên mới – cháu Hào Anh.
Ông Đào Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm bảo trợ xã hội Cà Mau cho biết: “Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn cho Nguyễn Hào Anh sống chung phòng với các cháu ở đây, tạo điều kiện chăm sóc tốt hơn và có phòng để tổ công tác làm nhiệm vụ bảo vệ”.
Mặc dù Hào Anh mới đặt chân đến Trung tâm nhưng hầu như mọi người ở đây ai cũng biết về hoàn cảnh đáng thương của cậu bé và ân cần, niềm nở đón tiếp. Ai cũng muốn làm việc gì đó, dù rất nhỏ, để chia sẻ với cậu bé thiệt thòi này.
Theo Dân Trí
Hào Anh kể lại những trận đòn khó tin
Nhớ những trận đòn như kiểu tra tấn thời trung cổ đã làm bạn ấy ôm ngực thở dốc. "Mợ bắt con cắn vào đầu cái cây, mợ cầm đầu kia nạy làm mấy cái răng của con rớt ra ngoài, máu chảy dữ lắm".
Bảy ngày sau khi thoát khỏi chốn "địa ngục trần gian", được các bác sĩ chăm sóc và thăm hỏi của nhiều người, Hào Anh đã kể câu chuyện có đầu có đuôi hơn, cho thấy sự tàn độc của hai vợ chồng Giang-Thơm và những kẻ ác độc khác...
Lấy dầm đập vào lưng
Hào Anh đã cười, chào hỏi mọi người và lộ vẻ lí lắc trẻ con khi gặp lại tôi. Mọi người đến thăm cảm nhận tinh thần cậu bé đang hồi phục dần...
Với giọng nói đã rõ hơn, Hào Anh kể về lần đầu tiên mình bị gia đình chủ trại tôm đánh: "Hôm đó, con bơi xuồng không cẩn thận bị trượt chân. Con không rớt xuống sông nhưng làm cái xuồng lắc lư va vào cột đá làm trầy một chút be xuồng. Con nghĩ chắc cậu sẽ rầy. Ai dè cậu giật cây dầm, đập một cái vào lưng. Cây dầm gãy đôi còn con thì nín thở".
Và từ đó (khoảng cuối năm 2009) những trận đòn dở sống dở chết đến với Hào Anh ngày một nhiều hơn. Và đến một ngày, vào gần tết 2010, cậu đã hứng chịu cực hình bẻ răng. Mấy ngày trước, khi sức khỏe của bạn ấy chưa thuyên giảm, mỗi lần nghe ai đó hỏi đến chuyện bị bẻ răng là cậu lại ôm ngực thở dốc. Nó kinh hoàng như một cơn ác mộng không thể nào có thật trong cuộc sống hôm nay.
Hào Anh kể: "Cậu mợ hay cãi nhau vì chuyện tình cảm riêng tư. Mợ dặn con nói dối cậu nhưng con quên, nói không đúng lời mợ dạy nên cậu biết. Mợ bực mình, lấy cây đánh con. Xong mợ bắt con cắn vào đầu cái cây, mợ cầm đầu kia nạy làm mấy cái răng của con rớt ra ngoài, máu chảy dữ lắm"...
Vì là bệnh xá công an tỉnh nên việc đến thăm và hỏi chuyện Hào Anh được công an giám sát chặt hơn.
Ấn bàn ủi vào đùi
Trong tất cả hình thức đánh đập của Giang-Thơm, Hào Anh sợ nhất là bị gí bàn ủi, sắt nung lên người.
Ngày 6-5, Hào Anh được chuyển về bệnh xá Công an tỉnh Cà Mau để tiếp tục điều trị thương tích. Theo ông Đoàn Quốc Khởi, Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi, việc chuyển địa điểm là để điều trị tốt hơn các vết thương cho Hào Anh. Tại đây, Hào Anh được dành riêng một phòng bệnh, có các y tá chăm sóc thay cho mẹ và bà ngoại.
"Lần đó con làm bể một cái thau. Mợ đang ủi đồ nên chửi mắng và nói: "Tao phải dạy cho mày nhớ đời mới được". Mợ kêu con đưa cái đùi ra cho mợ in bàn ủi vào. Con sợ quá, khóc và lạy xin mợ tha nhưng mợ không tha. Con chui vào kẹt bồn tôm, mợ kéo con ra, đè con xuống sàn nhà rồi in bàn ủi nóng lên người! Con nghe một cái xèo y như mình đổ nước vô lửa vậy...".
Nhiều lần chúng tôi hỏi Hào Anh có hiểu vì sao bỗng dưng Giang-Thơm trở nên tàn độc, cậu bé lắc đầu bảo: "Dạ, con hổng biết. Khi mới về con còn dở hơn, nói chuyện không thưa dạ, có đầu có đuôi nhưng đâu có bị đánh. Sau này con giặt đồ chậm một chút là bị xối nước sôi. Con cũng không hiểu!".
Một người hàng xóm với Giang-Thơm kể là đã từng nghe Thơm nói với chồng: "Bộ ông thương nó hay sao mà kêu đánh nó ông không đánh?".
"Mỗi lần mợ nói như thế là cậu lôi con ra đánh. Khi con ngất, mợ kêu tạt nước cho con tỉnh lại rồi... đánh tiếp. Thường thì mợ đánh trước rồi tới cậu, rồi tới anh Quỳnh, anh Khánh (hai người vừa bị khởi tố, bắt giam với vai trò đồng phạm - PV). Mấy vết thương ở cổ, lưng con chảy nước vàng tùm lum, mợ thấy ghê nên kêu anh Quỳnh bó lại cho mợ bớt ghê...".
"Cứ thế, mỗi khi không vừa ý là mợ đánh rồi kêu cậu đánh, người khác đánh. Cũng có khi mợ nói để cậu đánh trước..." - Hào Anh nhăn mặt khi nhớ lại những trận đòn...
Theo Pháp Luật TPHCM
Đề nghị truy tố 4 bị can hành hạ cháu bé như thời trung cổ Ngày 12/5, Thượng tá Nguyễn Trường Hà - Phó Trưởng Công an huyện Đầm Dơi cho biết, đã chuyển hồ sơ vụ hành hạ cháu Nguyễn Hào Anh sang VKS đề nghị truy tố Huỳnh Thanh Giang và Mã Ngọc Thơm về hành vi "hành hạ người khác" và "cố ý gây thương tích". Cháu Hào Anh trên giường bệnh. Ngoài vợ chồng...