Cậu bé 8 tuổi mắc bệnh bạch biến vì thường quên làm điều này mỗi buổi sáng
Cậu bé 8 tuổi ở Hồ Nam, Trung Quốc nhập viện trong tình trạng da trên cơ thể loang lổ đốm trắng. Bác sĩ chẩn đoán cậu bé mắc bệnh bạch biến.
Mới đây, cậu bé 8 tuổi đến từ Trường Sa, Hồ Nam, Trung Quốc đã được đưa đến bệnh viện để điều trị vì một vùng lớn các đốm trắng trên cơ thể. Cậu bé được chẩn đoán mắc bệnh bạch biến.
Người cha của cậu bé vô cùng hối hận khi đã không chăm sóc con cẩn thận. Vì cha mẹ quá bận rộn công việc nên không thể chuẩn bị bữa sáng đầy đủ cho con. Trước khi đi làm, họ cho con tiền để mua bữa sáng. Tuy nhiên không phải ngày nào đứa trẻ cũng ăn sáng đầy đủ. Hóa ra, cậu bé đôi khi thức dậy muộn và sợ ăn sáng sẽ làm trễ học nên thường bỏ bữa. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài dẫn đến suy dinh dưỡng, sức đề kháng giảm và cơ thể bị mắc bệnh bạch biến.
Cậu bé 8 tuổi mắc bệnh bạch biến do bỏ bữa sáng.
Theo các bác sĩ, thói quen sinh hoạt bất thường có thể gây suy dinh dưỡng trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe của da, từ đó ảnh hưởng đến khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể và làm giảm chức năng miễn dịch của cơ thể. Đây là lý do chính gây ra bệnh bạch biến.
Bác sĩ nhắc nhở rằng bữa sáng là điều cần thiết trong chế độ ăn uống. Nếu bạn không ăn sáng hoặc ăn không đều trong một thời gian dài sẽ gây ra những tổn hại nhất định đối với cơ thể. Mọi người dù bận rộn cũng đừng quên ăn uống đầy đủ.
Bác sĩ cảnh báo ăn uống không đầy đủ làm suy giảm miễn dịch cơ thể.
Trẻ nhỏ đang trong giai đoạn cơ thể phát triển, dinh dưỡng đầy đủ là điều cần thiết cho sự phát triển thể chất của trẻ. Tình trạng suy dinh dưỡng lâu dài của trẻ cũng có thể khiến sức đề kháng của cơ thể suy giảm, khiến trẻ bị bệnh. Do đó, cha mẹ phải chú ý đến ba bữa ăn mỗi ngày của trẻ và sắp xếp giờ giấc ăn uống hợp lý để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Hãy chú ý đến những điểm sau trong bữa ăn của trẻ để đảm bảo trẻ đang nhận đủ chất dinh dưỡng:
Phát triển thói quen ăn uống đúng giờ
Khi trẻ còn nhỏ nên được sắp xếp bàn ghế riêng ngồi ăn và không để bất cứ điều gì khác làm gián đoạn bữa ăn. Khi trẻ lớn hơn, sắp xếp cho trẻ ăn cùng gia đình. Kể cả khi trẻ không đói cũng nên ăn đúng giờ. Một khi thói quen được hình thành, đứa trẻ biết rằng mình phải ăn khi đến bữa ăn.
Video đang HOT
Phụ huynh phải làm gương cho trẻ
Cha mẹ cũng nên chú ý đến ăn uống của chính mình. Các bậc phụ huynh cũng nên ăn đầy đủ ba bữa mỗi ngày và đúng giờ để trẻ dễ nhìn và học hỏi.
Ăn ít đồ ăn nhẹ
Đồ ăn vặt thường chứa nhiều đường và dầu, sẽ khiến con bạn cảm thấy no. Ngoài ra, có rất nhiều chất phụ gia và chất bảo quản trong các món ăn vặt, dinh dưỡng ít hơn nhiều so với thực phẩm mới nấu chín, cha mẹ phải kiểm soát lượng đồ ăn nhẹ của trẻ.
Cung cấp nhiều loại thực phẩm
Đa dạng hóa thực phẩm không chỉ có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng phong phú, mà nghiên cứu cho thấy rằng việc trẻ em tiếp xúc và làm quen với nhiều thực phẩm hơn có thể giải quyết hiệu quả vấn đề trẻ kén ăn.
Thay đổi phương thức nấu ăn
Tạo cho trẻ những bữa ăn hấp dẫn ở cả hương vị và vẻ ngoài hấp dẫn như trang trí cho món ăn hay sắp xếp đồ ăn thành các hình thù đáng yêu. Những món ăn như vậy sẽ khiến trẻ thích thú với việc ăn uống. Hơn nữa, khẩu vị của trẻ khác nhau ở các thời kỳ khác nhau. Cần phải nấu thức ăn mà trẻ thích theo sự thay đổi khẩu vị của trẻ.
Bệnh bạch biến là gì?
Bạch biến là một rối loạn về da có ảnh hưởng đến tế bào melanocytes, một tế bào có chức năng sản xuất ra sắc tố da melanin. Ở người bệnh bạch biến, các tế bào melanocytes bị phá hủy và có thể không sản xuất sắc tố. Tình trạng này làm cho da bé xuất hiện các đốm hoặc các mảng da màu trắng vì ở các vùng đó không có tế bào sản sinh sắc tố hoặc có nhưng đã ngừng hoạt động.
Có rất nhiều nghiên cứu về nguyên nhân gây ra chứng bệnh bạch biến. Một số chuyên gia cho rằng có thể là do một rối loạn tự miễn (hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào melanocytes khỏe mạnh). Một số khác lại cho rằng có thể là do di truyền vì theo ước tính khoảng 30% số trẻ bị bạch biến có một thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng.
Ngoài 2 yếu tố này, trẻ cũng sẽ có nguy cơ bị bạch biến nếu mắc các bệnh tuyến giáp, đái tháo đường và rụng tóc từng mảng (một bệnh tự miễn gây rụng tóc).
Theo Hoàng Minh (Dịch từ Sohu) (Khám phá)
Sự kiện "Ngày hội Bạch biến Thế giới 2019" - Niềm tin và tinh thần lạc quan cho bệnh nhân Bạch biến
Sáng ngày 25/06/2019, tại Hội trường lớn Đại học Y Hà Nội đã diễn ra sự kiện "Ngày hội Bạch biến Thế giới 2019". Chương trình là sự hợp tác tổ chức giữa Bệnh viện Da liễu Trung Ương, Đại học G.Marconi, Italy và Quỹ nghiên cứu Bạch biến (the Vitiligo Research Foundation).
Tham dự sự kiện "Ngày hội Bạch biến Thế giới 2019" có sự góp mặt của các chuyên gia nước ngoài: GS. Yan Valle, Giám đốc điều hành Hiệp hội Nghiên cứu Bạch biến New York, Mỹ; GS. Michaels Tirants, Chuyên ngành Da liễu, Đại học G.Marconi; GS. Davinder Parsad, Phó Tổng biến tập Lưu trữ và Nghiên cứu về Da liễu, Đại học G.Marconi.
GS. Yan Valle, GS. Davinder Parsad và GS. Michaels Tirants tham gia Ngày hội Bạch biến thế giới 2019 ( Ảnh từ trái qua phải)
Về phía Việt Nam có sự tham gia của PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam; PGS.TS. Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương; PGS.TS. Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, PGS.TS. Nguyễn Hữu Sáu, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương và hơn 300 bệnh nhân Bạch biến đến từ mọi miền đất nước.
Ban lãnh đạo Bệnh viện: PGS.TS. Nguyễn Văn Thường, PGS.TS. Lê Hữu Doanh và PGS.TS. Nguyễn Hữu Sáu ( Ảnh từ trái qua phải)
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, PGS.TS. Nguyễn Văn Thường đề cấp đến bệnh bạch biến là một bệnh da giảm sắc tố: "Dù không lây nhiễm nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, khiến nhiều người tự ti, mặc cảm vì làn da khác với những người xung quanh. Chính vì thế, đây là một sự kiện hết sức có ý nghĩa nhằm nâng cao nhận thực của cộng đồng về căn bệnh này, xóa bỏ sự kỳ thị, đồng thời giúp bệnh nhân bạch biến lạc quan và tự tin hơn trong cuộc sống".
PGS.TS.Nguyễn Văn Thường nhấn mạnh: "Đây là một sự kiện dành được rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học cũng như bệnh nhân trên toàn thế giới. Lễ kỷ niệm được tổ chức vào ngày 25/6 hàng năm để tưởng nhớ ngày mất của vị vua nhạc pop Michael Jacson - người bị bạch biến".
Chương trình còn có sự góp mặt của nữ ca sĩ Thái Thùy Linh mang đến sự sẻ chia với các ca khúc sôi động, gửi gắm một thông điệp ý nghĩa tới những người bệnh: Hãy tin vào tình yêu "Và con tim sẽ vui trở lại"
Tại sự kiện, GS. Michaels Tirants và GS. Yan Valle lần lượt chia sẻ những nghiên cứu bổ ích của mình về bệnh bạch biến và cuộc sống của những bệnh nhân bạch biến:
Về chế độ dinh dưỡng và lối sống đóng vai trò quan trọng đối với bệnh bạch biến. Việc duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và thói quen sinh hoạt lành mạnh mang ý nhĩa tích cực trong việc kiểm soát bệnh. Quan trọng hơn, nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân bạch biến thường dễ dàng từ bỏ điều trị sau 3 tháng do không thấy hiệu quả đạt được, tuy nhiên nếu theo phác đồ điều trị, đã có hơn 80% bệnh nhân nhìn thấy những hiệu quả điều trị tích cực chỉ trong vòng 1 năm.
GS. Michaels Tirants chia sẻ về chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bệnh Bạch biến
Do đó, sự tư vấn của các bác sĩ là vô cùng quan trọng, không chỉ tư vấn về bệnh lý mà hãy chia sẻ việc quản lý bệnh, quá trình điều trị, thời gian cũng như chi phí để giúp người bệnh bạch biến không còn hoang mang, cùng với đó là nâng cao tinh thần lạc quan và niềm tin vào việc điều trị.
Chương trình tiếp diễn với phần giao lưu cùng những bệnh nhân bạch biến, chia sẻ những câu chuyện đời thực từ những con người đang hàng ngày sống chung cùng căn bệnh này, niềm tin và thái độ lạc quan khiến chất lượng cuộc sống của họ ngày càng được nâng cao, trở nên thành công hơn trong cuộc sống.
Những bệnh nhân bạch biến có cơ hội chia sẻ, giao lưu với mọi người, cổ vũ tinh thần sống yêu đời, lạc quan cho các bệnh nhân bạch biến khác.
Chương trình kết thúc sau phần trao quà tặng ý nghĩa cho tất cả bệnh nhân bạch biến có mặt tại hội trường. Những phần quà giá trị thay cho lời động viên, khích lệ từ phía Ban tổ chức gửi gắm tới những bệnh nhân bạch biến, nhằm tiếp thêm niềm tin và động lực vượt qua sự mặc cảm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
PGS.TS. Nguyễn Văn Thường trao tặng đèn chiếu UVB cho bệnh nhân Bạch biến
Dù Ngày hội Bạch biến Thế giới 2019 đã kết thúc nhưng dư âm đọng lại là lời ca tiếng hát vang vọng tới cộng đồng. Hãy mở lòng để sẻ chia, đồng cảm và xóa bỏ kỳ thị với bệnh bạch biến
Châu Anh
Theo phapluatplus
Việt Nam sắp triển khai kỹ thuật ghép tế bào trong điều trị bệnh bạch biến Dự kiến cuối năm 2019, đầu năm 2020, Việt Nam có thể triển khai kỹ thuật ghép tế bào trong điều trị bạch biến. Ngày 24/6, Bệnh viện Da liễu Trung ương, Đại học G.Marconi, Italy và Quỹ nghiên cứu Bạch biến hợp tác tổ chức Hội thảo quốc tế "Bạch biến và các bệnh da tăng sắc tố" nhân Ngày Bạch biến...