Cậu bé 6 tuổi bị gan nhiễm mỡ, nguyên nhân do các loại đồ ăn hầu hết trẻ đều thích
Nhiều người vẫn nghĩ gan nhiễm mỡ là căn bệnh ở người lớn song thực tế không ít trẻ nhỏ cũng mắc bệnh này, để lâu có nguy cơ tiến triển thành viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan, nên cha mẹ cần phải hết sức chú ý.
Cậu bé 6 tuổi phát hiện bị gan nhiễm mỡ
Sau khi khám phát hiện chỉ số men gan của Tiểu Khương cao gấp 3 lần bình thường.
Cách đây không lâu, một cậu bé 6 tuổi tên Tiểu Khương ở thành phố Tri Bác (Sơn Đông, Trung Quốc) bị sốt cao và phải nhập viện. Sau khi bác sĩ kiểm tra, phát hiện chỉ số men gan (men transaminase) của Tiểu Khương cao gấp 3 lần bình thường, cuối cùng được chẩn đoán là bị gan nhiễm mỡ.
Đứa trẻ nhỏ như vậy đã bị gan nhiễm mỡ, khiến mọi người cảm thấy vô cùng bất ngờ. Bởi loại bệnh này trên thực tế rất hiếm khi thấy ở trẻ.
Bác sĩ Vương Hồng Mẫn cho biết, Tiểu Khương 6 tuổi bị gan nhiễm mỡ là trường hợp nhỏ tuổi nhất.
Video đang HOT
Bác sĩ Vương Hồng Mẫn, thuộc khoa Nhi của Bệnh viện nhân dân khu vực Lâm Tri cho biết: “ Tiểu Khương khi đó không giống biểu hiện gan nhiễm mỡ điển hình như người trưởng thưởng, như xuất hiện triệu chứng nôn ói, ngán dầu, chán ăn… Lúc này, chúng tôi phải thông qua xét nghiệm máu làm siêu âm và sinh thiết mới phát hiện ra gan của Tiểu Khương bị nhiễm mỡ. Vì vậy biểu hiện gan nhiễm mỡ ở trẻ em giai đoạn đầu thường không có triệu chứng điển hình, nên yêu cầu bố mẹ cần phải cảnh giác sớm“.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị gan nhiễm mỡ
Thói quen ăn uống nhiều chất béo, chất ngọt, ít vận động gây béo phì ở trẻ là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị bệnh gan nhiễm mỡ
Sau khi tìm hiểu thì bác sĩ được biết, cậu bé này thích ăn khoai tây chiên, gà rán và mỗi ngày đều thích uống các loại đồ uống có hàm lượng đường cao như coca, bên cạnh đó lại lười vận động, dẫn đến béo phì. Bác sĩ nói, rất có thể những thói quen này trong cuộc sống là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị gan nhiễm mỡ.
Bởi những trẻ béo phì thường có chế độ ăn nhiều chất béo, đồ ngọt trong khi lười vận động khiến gan hoạt động quá công suất, không kịp chuyển hóa hết chất béo. Tình trạng này tích tụ mỗi ngày khiến mô mỡ không được đốt cháy nên mỡ càng tích tụ trong gan, gây ra gan nhiễm mỡ.
Hình ảnh minh họa gan bị nhiễm mỡ
Bác sĩ Vương Hồng Mẫn: “ Thời gian gần đây, khoa Nhi đã tiếp nhận và điều trị 3,4 trường hợp trẻ em bị gan nhiễm mỡ, trẻ ở độ tuổi từ 6-12 tuổi. Tình trạng gan nhiễm mỡ ở trẻ như thế này vẫn tương đối hiếm. Trải qua nửa tháng điều trị, chỉ số men gan của trẻ hiện tại đã giảm đáng kể, các bé đã được xuất viện”.
Làm cách nào giúp trẻ tránh khỏi bệnh gan nhiễm mỡ?
Gan nhiễm mỡ không có loại thuốc đặc hiệu nào có thể chữa khỏi nếu không điều trị nguyên nhân gây ra như béo phì, tăng mỡ máu… Do vậy, các bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ nhất định phải chú ý đến việc tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ.
Thói quen ăn uống lành mạnh là phương pháp tốt nhất giúp trẻ cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý không cho trẻ bị béo phì, cha mẹ cần lưu ý cho con đi khám sức khỏe định kỳ. Để biết có mắc bệnh hay không và mức độ tổn thương gan thế nào, các xét nghiệm có thể được thực hiện như xét nghiệm máu, men gan AST, ALT cùng một số xét nghiệm khác như siêu âm gan để xác định các bất thường khác ở gan.
Trường hợp trẻ bị béo phì, thừa cân nên cho trẻ giảm ăn nhiều chất béo, giàu cholesterol và triglycerid (phủ tạng, lòng đỏ trứng, thịt đỏ), da (gà, vịt, ngỗng, ngan), thực phẩm có nhiều chất bột đường, nước ngọt…
Cần tăng cường cho trẻ ăn cá, các loại thực phẩm có tác dụng giảm mỡ máu như tỏi ta, giá đỗ, cà chua chín, hoa quả tươi và ăn nhiều rau trong các bữa ăn chính… Đồng thời cha mẹ cho trẻ tăng cường hoạt động thể lực, bằng cách thường xuyên cùng con tập luyện, vui chơi giải trí.
Theo eva.vn
Thiếu ngủ dưới 6 giờ, tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2
Thường xuyên bị thiếu ngủ dưới 6 giờ trong một đêm có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất glucose, xử lý insulin của gan, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa như gan nhiễm mỡ và bệnh tiểu đường loại 2.
Cảnh báo từ một nghiên cứu mới ở Nhật Bản cho hay, thiếu ngủ được cho là có liên quan đến việc ăn nhiều hơn, di chuyển ít hơn và có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.
"Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu tình trạng rối loạn dung nạp glucose là do thay đổi lượng thức ăn hoặc do mức năng lượng nạp vào hay do chính việc thiếu ngủ", nhóm nghiên cứu của Đại học Toho ở Nhật Bản cho biết.
Trong nghiên cứu được thực hiện trên chuột, nồng độ glucose trong máu đã được tìm thấy cao hơn đáng kể ở nhóm thiếu ngủ, so với nhóm đối chứng ngủ đầy đủ giấc.
Không những thế, nồng độ triglyceride (chất béo) và tình trạng sản xuất glucose trong gan cũng tăng lên nhanh chóng trong nhóm thiếu ngủ.
Bởi việc làm tăng chất triglyceride trong gan có liên quan đến tình trạng kháng insulin, hoặc làm cho cơ thể không đủ khả năng để xử lý điều tiết insulin đúng cách.
Ngoài ra, thiếu ngủ đã làm thay đổi sự biểu hiện của các enzyme điều hòa sự trao đổi chất trong gan.
Theo thegioitiepthi.vn
Nhãn vào mùa đang "rẻ như cho" nhưng không phải ai cũng ăn được Nhãn là một loại trái cây quen thuộc, được nhiều người yêu thích, nhưng không phải ai cũng có thể ăn nhãn. Những đối tượng dưới đây tuyệt đối không nên ăn nhãn dù có thèm thuồng đến mấy đi nữa. 1. Phụ nữ có thai Phụ nữ mang thai thường gặp phải triệu chứng nóng trong và hiện tượng như táo bón,...