Cầu 240 tỷ chưa thể lưu thông vì không có đường dẫn
Cầu Cẩm Kim ( Quảng Nam) được đầu tư 240 tỷ đồng đã hoàn thiện; tuy nhiên, đường dẫn chưa làm nên xe không thể lưu thông.
Dự án cầu Cẩm Kim có tổng mức đầu tư hơn 240 tỷ đồng do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, Ban quản lý Dự án 6 là đơn vị quản lý. Dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA của Tổ chức JICA và nguồn vốn đối ứng của tỉnh Quảng Nam.
Cầu Cẩm Kim được khởi công tháng 10/2019, dự kiến tháng 6/2020 cầu được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Cầu Cẩm Kim gồm 15 nhịp, rộng 12 m, tổng chiều dài 1.026 m, trong đó chiều dài cầu 738 m. Đường hai đầu cầu được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, tốc độ thiết kế 80 km/h.
Đến nay, cầu Cẩm Kim đã hoàn thành, hệ thống thoát nước mặt cầu, hệ thống điện đường đã xong nhưng phần đường dẫn hướng thị xã Điện Bàn vẫn chưa được thi công.
Video đang HOT
“Cầu Cẩm Kim khi đưa vào sử dụng sẽ giúp xe cộ rút ngắn khoảng cách 10-15 km so với khi đi vòng qua cầu sắt Cẩm Kim. Trước đây, nhà tôi muốn qua phường Thanh Hà (TP Hội An) phải đi đường vòng nhưng giờ gần hơn rồi. Tôi mong đường dẫn sớm hoàn thành để đưa cầu vào sử dụng”, ông Tài, người dân ở thị xã Điện Bàn, nói.
UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các đơn vị liên quan sớm giải quyết về mặt bằng để thi công tuyến đường dẫn, đưa cầu vào sử dụng.
Trao đổi với Zing , ông Nguyễn Xuân Hà, Phó chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn, cho biết về phần đường dẫn cầu Cẩm Kim còn vướng mặt bằng 6 hộ dân nên chưa thể thi công.
“Có 6 hộ dân vướng giải phóng mặt bằng, địa phương đang xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân. Hiện chính quyền gấp rút làm các thủ tục, khi xong sẽ làm việc với các hộ dân, đưa họ đến nơi tái định cư”, ông Hà nói.
Công trình đường dẫn cầu Cẩm Kim được UBND tỉnh giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam thực hiện. Theo đại diện ban quản lý dự án, việc chưa thể thi công tuyến đường dẫn vì thị xã Điện Bàn chưa bàn giao mặt bằng.
Thiếu đường dẫn, cầu Cẩm Kim dù hoàn thành nhưng không thể thông xe. Nhiều ôtô đi lên cầu phải quay đầu vì không có lối ra.
Trong khi chờ đợi cầu Cẩm Kim mới hoàn thành, người dân địa phương phải đi qua cầu sắt Cẩm Kim với quãng đường vòng hơn 10 km.
Quảng Nam: Tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống người dân
Ông Lê Trí Thanh- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký ban hành chỉ thị về việc tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, tuyệt đối tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân bị đói, rét, không có chỗ ở trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Một hộ dân ở huyện Nam Giang, Quảng Nam thu dọn nhà cửa, tài sản hư hỏng do thiên tai vừa qua
Chỉ thị nêu rõ, từ giữa tháng 9-11.2020, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam liên tiếp chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão, lũ gây thiệt hại hết sức nặng nề về người, tài sản, nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội bị hư hỏng nghiêm trọng, đời sống Nhân dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tại các huyện miền núi. Ước tính thiệt hại về kinh tế trên địa bàn tỉnh gần 11.000 tỷ đồng, cần rất nhiều nguồn lực, thời gian, công sức mới khắc phục được.
Nhằm ổn định đời sống, khôi phục sản xuất, duy trì phát triển kinh tế sau thiên tai; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động sử dụng ngân sách địa phương, ngân sách tỉnh và nguồn xã hội hóa để hỗ trợ sửa chữa nhà cho người dân, xây dựng nhà tạm đối với những hộ có nhà bị sập, trôi, chưa có mặt bằng ổn định; sửa chữa, khôi phục các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của người dân, các cơ sở y tế, trường học, điện, nước sạch sinh hoạt, đường giao thông trong khu dân cư, thủy lợi,... đảm bảo sản xuất, sinh hoạt của người dân trở lại bình thường; tổ chức tốt công tác tiêu độc, khử trùng, vệ sinh môi trường, không để xảy ra dịch bệnh sau thiên tai; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân bị đói, rét, không có chỗ ở trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021;
Tiếp tục rà soát, thống kê mức độ thiệt hại về nhà ở; nông nghiệp, chăn nuôi, đề xuất nhu cầu hỗ trợ cho các hộ dân bị thiệt hại nặng do thiên tai gây ra năm 2020 và chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo; gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh;....
Bên cạnh đó, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Đông - Xuân năm 2020-2021 đảm bảo đạt hiệu quả, năng suất cao, gắn với khắc phục thiệt hại về giao thông nội đồng, thủy lợi, bồi lấp diện tích canh tác; cải tạo đồng ruộng, đồng thời có phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp trên diện tích bị bồi lấp;
Huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị khắc phục các vị trí hư hỏng, sạt lở, bảo đảm giao thông bước 1 tại các tuyến đường xung yếu, nhất là phương án triển khai thu dọn bùn đất, đá, cây ngã đổ đối với các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý; đồng thời đánh giá các thiệt hại của khu vực kết cấu hạ tầng giao thông bị hư hỏng, phương án khôi phục các thiệt hại, báo cáo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh;
Tiếp tục rà soát, chủ động di dời dân cư ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nguy cơ mất an toàn cao, nhất là khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ vừa qua, khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét;...
Hiện trường sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, Quảng Nam vừa qua
Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, Chủ tịch tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu UBND các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My và Phước Sơn-những địa phương đã xảy ra các trận sạt lở đất gây thương vong về người vừa qua, cần thực hiện thêm việc tiếp tục theo dõi, chỉ đạo, động viên các lực lượng tiếp tục tham gia tìm kiếm những nạn nhân còn mất tích do sạt lở đất trên địa bàn; động viên, làm tốt công tác tư tưởng đối với các gia đình có thân nhân bị mất tích; Đảm bảo các điều kiện về sức khỏe, vệ sinh môi trường, lương thực, thực thẩm, thuốc men, nước sinh hoạt cho các hộ dân đã được bố trí chỗ ở tạm; Khẩn trương khảo sát, xác định vị trí, lập hồ sơ, thủ tục xây dựng khu tái định cư cho người dân có nhà ở bị trôi, sập hoặc có nguy cơ sạt lở; lấy ý kiến của người dân, cơ quan khoa học chuyên môn đánh giá địa chất, mức độ an toàn, ổn định, quy mô đầu tư, dự kiến nguy cơ tác động để có giải pháp an toàn tại khu vực xây dựng khu tái định cư, trên cơ sở đó các huyện chủ động phê duyệt tổng mặt bằng để bố trí đất cho người dân; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và tập trung huy động các lực lượng và nguồn lực để xây dựng hạ tầng khu tái đinh cư, làm nhà mới cho các hộ dân; trong đó, tổ chức cắm mốc phân lô ngoài thực địa để triển khai xây dựng công trình nhà ở và nhà sinh hoạt cộng đồng, tính toán quy mô nhà phù hợp với phong tục, tập quán địa phương và mức kinh phí đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất (tối đa 150 triệu đồng/nhà); các thủ tục liên quan đến việc đầu tư hạ tầng khu tái định cư, xây dựng nhà ở cho các hộ dân cần triển khai thực hiện song song, phấn đấu đến trước Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đưa người dân về sinh sống ổn định.
Ngoài ra, Chỉ thị cũng nêu rõ Sở, Ngành, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động triển khai các hành động, nhiệm vụ cụ thể, xây dựng kế hoạch, phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ địa phương thực hiện công tác khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai đảm bảo kịp thời, hiệu quả.
Công ty Cổ phần Thủy điện Đak Mi chủ trì, phối hợp với UBND huyện Nam Giang thực hiện hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả để sớm ổn định đời sống, sản xuất của người dân trên địa bàn bị ảnh hưởng do việc vận hành điều tiết lũ của hồ thủy điện Đak Mi 4.
Khiếp sợ khi thủy điện xả lũ Tỉnh Quảng Nam có trên 92 hồ chứa nước thủy lợi và thủy điện. Điều đáng nói những hồ nước này đều nằm ở miền núi, trên các làng mạc của người dân. Hàng năm gió cùng với thủy điện xả lũ đã là nỗi khiếp nợ đối với người dân vùng hạ du. Nhà cửa người dân tan nát sau xả lũ...