Cắt ngân sách cảnh sát – cuộc chiến mới giữa Trump và Biden
Biểu tình đòi cắt ngân sách cảnh sát sau cái chết của George Floyd có thể trở thành tâm điểm của cuộc đua chính trị giữa Trump và Biden.
Donlad Trump đang bị khủng hoảng bủa vây khi chỉ còn 5 tháng nữa Mỹ là bước vào cuộc bầu cử tổng thống. Covid-19 đã khiến ông chủ Nhà Trắng phải tạm dừng chiến dịch vận động tranh cử và tàn phá nền kinh tế Mỹ. Trump và chính quyền của ông cũng đối mặt với vô số chỉ trích vì phản ứng với đại dịch, khiến hơn 100.000 người Mỹ tử vong và hơn 40 triệu người thất nghiệp.
Rắc rối không dừng ở đó. Ngày 25/5, George Floyd, người đàn ông da màu 46 tuổi, chết sau khi bị cảnh sát da trắng ghì gáy ở thành phố Minneapolis, đã thổi bùng làn sóng biểu tình bạo loạn trên khắp nước Mỹ. Người biểu tình xuống đường đòi chấm dứt tình trạng bạo lực cảnh sát và phân biệt đối xử.
Trump ngày 1/6 điều cảnh sát dùng hơi cay giải tán người biểu tình ngoài Nhà Trắng để đến nhà thờ St. John chụp ảnh. Động thái này lập tức vấp phải chỉ trích từ cựu quan chức quân sự cấp cao, trong đó có cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và cựu ngoại trưởng Colin Powell, người tuyên bố không bỏ phiếu cho Trump vào tháng 11 tới.
Cựu phó tổng thống Joe Biden (trái) tại Wilmington, bang Delaware, hôm 12/3 và Tổng thống Donald Trump tại Washington, hôm 5/4. Ảnh: AP.
Tuần trước, cơ quan phụ trách chiến dịch tranh cử của Trump phải tổ chức một loạt cuộc họp khi kết quả nhiều cuộc thăm dò chỉ ra ứng viên Joe Biden “vượt mặt” Tổng thống Mỹ, thậm chí ở nhiều bang quan trọng như Wisconsin, Pennsylvania và Michigan.
Kết quả thăm dò của NBC News/Wall Street Journal công bố hôm 7/6 cho thấy tỷ lệ ủng hộ của Biden là 49%, trong khi Trump là 42%. Theo kết quả khảo sát của CNN hôm 8/6, tỷ lệ ủng hộ dành cho Biden là 55%, cao hơn Trump 14%.
Tổng thống Mỹ tuần trước đã gặp quan chức phụ trách chiến dịch tranh cử và lắng nghe chiến lược truyền thông mới với hai mục tiêu: thúc đẩy phục hồi kinh tế và “tấn công” Biden.
Trong khi đó, làn sóng biểu tình đòi cắt ngân sách cảnh sát ngày càng gia tăng. Một số người muốn chính phủ cắt giảm ngân sách dành cho lực lượng này và tái phân bổ vào các chương trình cộng đồng, trong khi nhiều người khác muốn hoàn toàn loại bỏ các sở cảnh sát.
Video đang HOT
“Sẽ không có cắt giảm ngân sách, không có giải tán cảnh sát”, Tổng thống Trump khẳng định tại Nhà Trắng hôm 8/6 trước đại diện nhiều cơ quan hành pháp và thêm chính quyền của ông đang xem xét một số cải cách “để đảm bảo không còn cảnh sát xấu”.
Trump và đội ngũ tranh cử của ông cũng xem lời kêu gọi là cơ hội để “tấn công” Biden. Trump cáo buộc Biden và phe Dân chủ ủng hộ cắt giảm ngân sách cảnh sát. “Phe Dân chủ cực tả muốn cắt ngân sách và giải tán cảnh sát. Nhưng xin lỗi, tôi muốn pháp luật và trật tự”, bài đăng Twitter của Trump hôm 8/6.
Tim Murtaugh, giám đốc truyền thông tranh cử của Trump, khẳng định “yêu cầu cắt giảm ngân sách và giải tán cảnh sát chỉ khiến tình hình thêm hỗn loạn”.
“Như người biểu tình hay nói im lặng nghĩa là đồng ý. Sự im lặng của Joe Biden cho thấy ông ủng hộ lời kêu gọi này”, Murtaugh nói hôm 8/6.
Tuy nhiên, Joe Biden không giữ im lặng. “Tôi không ủng hộ cắt ngân sách cảnh sát. Tôi ủng hộ cấp ngân sách liên bang cho cảnh sát dựa trên điều kiện họ có đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản về hành vi và phẩm chất đạo đức hay không. Hay thực tế có thể chứng minh họ bảo vệ được cộng đồng và mọi cư dân ở đó”, Biden ngày 8/6 đáp lại cáo buộc của Trump.
Andrew Bates, người phát ngôn cho chiến dịch tranh cử của Biden, cho hay ứng viên đảng Dân chủ ủng hộ tăng cường ngân sách cho chương trình cải thiện mối quan hệ giữa cảnh sát với cộng đồng dân cư.
Joe Biden từng lên tiếng ủng hộ cải cách tư pháp hình sự, với kế hoạch đầu tư 300 triệu USD vào chương trình cải thiện mối quan hệ giữa cảnh sát và người dân, đồng thời cam kết thiết lập ủy ban giám sát cảnh sát quốc gia trong 100 ngày đầu nhậm chức nếu đắc cử tổng thống.
Bates tranh luận chính Trump là người khiến kế hoạch cải cách hệ thống tư pháp hình sự trở nên khó khăn. “Rất nhiều sở cảnh sát ở Mỹ nhận ra cần có những thay đổi như vậy, nhưng họ không có nguồn lực để thực hiện. Chính quyền của ông Trump đã cản trở việc họ tiếp cận nguồn lực đó”, Bates nói.
Murtaugh đáp trả bằng cách chỉ trích Biden “đưa ra một tuyên bố yếu ớt thông qua một nhân viên cấp trung”, thay vì tự mình lên tiếng.
Biden lập tức đăng bài Twitter đáp lại khi cùng vợ tới Houston gặp gia đình George Floyd hôm 8/6. “Chúng ta đang đối mặt với những thách thức lớn nhất trong lịch sử và Donald Trump luôn tự ngợi ca chính mình. Ông ấy không thực sự biết chuyện gì đang xảy ra với đất nước này”, Biden viết. “Đã đến lúc ông ấy phải bước ra khỏi hầm trú ẩn và xem xét hậu quả do hành động, lời nói của mình gây ra”.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, người đã thông báo kế hoạch cải cách cảnh sát hôm 8/6, cũng lên tiếng phủ nhận ủng hộ cắt ngân sách. “Cấp ngân sách cho cảnh sát là vấn đề của địa phương. Điều mà chúng tôi muốn làm là thảo luận cách thay đổi chính sách để hệ thống hành pháp của chúng ta công bằng hơn”, bà Pelosi khẳng định.
Người biểu tình diễu hành trên phố Boston, bang Massachusetts, hôm 7/6. Ảnh: AFP.
Nhà phân tích chính trị Stuart Rothenberg cho rằng Trump đang cố thay đổi bản chất của cuộc bầu cử, từ cuộc trưng cầu dân ý về bản thân ông thành sự đối lập giữa ông và Biden. Nhưng Rothenberg khẳng định Trump khó đạt được mục tiêu này.
“Trump thích khoe về bản thân. Là tổng thống đương nhiệm, ông ấy có quá nhiều hành động và tuyên bố khiến cử tri xa lánh. Ông ấy đang rơi vào tình thế khó khăn”, Rothenberg nói.
Tuy nhiên, không chỉ Trump, nhiều nhà phân tích cho rằng Biden cũng đang rơi vào thế khó khi tuyên bố không ủng hộ cắt ngân sách cảnh sát, điều mà nhiều nhà hoạt động và biểu tình mong muốn.
“Ông Biden đang cố tìm kiếm một quan điểm trung gian. Bởi điều ông ấy lo là có quá nhiều người phẫn nộ sau cái chết của Floyd và có quá nhiều người nhận ra rằng phân biệt chủng tộc có hệ thống thực sự là vấn đề. Nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ dư luận Mỹ không đồng tình với việc bãi bỏ hoàn toàn các sở cảnh sát”, Andra Gillespie, phó giáo sư về khoa học chính trị và giám đốc Viện James Weldon Johnson tại Đại học Emory, ở Atlanta, cho hay.
Cả Trump và Biden đều tuyên bố không ủng hộ cắt ngân sách cảnh sát và điều này sẽ khiến cả hai phải chịu rất nhiều áp lực, trong bối cảnh cần sự ủng hộ của cử tri. Giới chuyên gia nhận định khi làn sóng biểu tình ở Mỹ đòi chấm dứt bạo lực cảnh sát vẫn sục sôi, yêu cầu cắt giảm ngân sách sẽ trở thành vấn đề gây nhiều tranh cãi và là thách thức lớn cho cuộc đua vào Nhà Trắng của cả Trump và Biden.
Cặp vợ chồng can đảm đuổi theo kẻ bắt cóc, giải cứu bé gái 11 tuổi
Phát hiện nghi phạm bắt cóc cô bé 11 tuổi, đôi vợ chồng can đảm quyết định đuổi theo ngăn cản trong khi trên xe vẫn đang có mặt 5 đứa con nhỏ dại.
Tối ngày 15/1, Benny Correa và Amanda Disley đang trên đường về nhà sau bữa tối với người thân ở Brimfield, bang Massachusetts (Mỹ) thì bắt gặp một chiếc xe đáng ngờ. Sau ít phút định thần, họ phát hiện chiếc Honda Civic màu xanh đậm này từng xuất hiện trong lệnh truy nã kẻ bắt cóc của cảnh sát tiểu bang nhờ chi tiết vành bánh xe móp méo và khung cửa ố mờ. Nghi phạm đã dùng chiếc xe này để bắt cóc nữ sinh Charlotte Moccia khi cô bé vừa bước xuống xe bus từ trường học ở Springfield.
Bé Charlotte đã bị bắt cóc khi đang đi học ở Springfield.
Trong tình thế cấp bách, đôi vợ chồng dũng cảm không đủ thời gian để gửi các con cho ai trông hộ, nếu không sẽ mất dấu tên tội phạm táo tợn. Họ đành cắn răng làm liều, vừa lái xe theo đuôi kẻ bắt cóc với 5 đứa trẻ ở băng ghế sau, vừa gọi điện báo tin cho tổng đài 911. "Trực giác cho chúng tôi biết chính là chiếc ô tô đó", Disley nói. Sau khi đối chiếu biển số xe với thông tin từ cơ quan chức năng, họ đã xác định kia đúng là xe của nghi phạm.
Benny Correa (trái) và Amanda Disley (phải) đã kiên trì đuổi theo tên bắt cóc.
Không một chút chần chờ, cặp đôi nhấn ga đuổi theo nghi phạm sát nút, mặc cho hắn hoảng hốt tăng tốc. Để không mất dấu tên bắt cóc to gan, Correa thậm chí không ngần ngại vượt đèn đỏ. "Tôi vượt qua tất thảy mọi người để bám sát chiếc xe đó", anh nói. "Tôi phải làm theo những gì trái tim mình thôi thúc, theo bản năng của một người cha".
Thế nhưng, Correa và Disley đành phải dừng việc truy đuổi vì xe đột ngột cạn nhiên liệu. May mắn thay, đúng lúc đó, cảnh sát đang tiến hành điều hướng xe sang cùng một làn đường để nhường chỗ cho công trình xây dựng. Phát hiện thái độ đáng ngờ của nghi phạm, họ đã chặn chiếc Honda Civic lại và giải cứu bé Charlotte.
Miguel Rodriguez trong phiên xét xử.
"Tình huống của Charlotte khi ấy có thể nói là ngàn cân treo sợi tóc", trích lời Cheryl Clapprood, Ủy viên cảnh sát Springfield. Cơ quan chức năng đã bắt giữ Miguel Rodriguez (24 tuổi), đồng thời tịch thu con dao nghi là công cụ gây án trên xe hắn. Nạn nhân đã được đưa đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Rodriguez phải hầu tòa với cáo buộc bắt cóc và tấn công người khác bằng hung khí nguy hiểm, không được phép tại ngoại.
Sau khi đón Charlotte trở về bình an, Carl và Denise Moccia, bố mẹ của cô bé, tỏ lòng biết ơn đến những người đã giúp con gái họ thoát khỏi hiểm cảnh. "Xin cảm ơn tất cả mọi người, đặc biệt là vợ chồng cô Amanda Disley. Nhờ có tinh thần cảnh giác và lòng can đảm, không ngại xả thân của họ, con chúng tôi mới có cơ hội quay về", cặp đôi nghẹn ngào. "Lòng nhân ái và sự giúp đỡ của hai người đến quá đúng lúc, quá tuyệt vời. Chúng tôi vĩnh viễn mang ơn họ".
Thanh Vân (Theo People)
Theo saostar.vn
Thi thể thiếu nữ dưới chân cầu và bộ mặt thật của viên cảnh sát tốt bụng Sau vụ án mạng, viên cảnh sát xuất hiện trên truyền hình để đưa ra lời khuyên an toàn cho những người lái xe ban đêm. Không ai có thể ngờ rằng đây chính là kẻ thủ ác giấu mặt. Cảnh sát là những người bảo vệ cuộc sống của người dân, truy lùng tội phạm. Thế nhưng, có những người chỉ vì...