Cát nạo lên, tiề.n đổ xuống: Sông sạt lở, bờ biển thụt lùi

Theo dõi VGT trên

Cùng với việc dừng xuất khẩu cát, nhà nước đã có nhiều quy định thắt chặt quản lý khai thác cát.

Thế nhưng, nguồn lợi quá lớn khiến cát đang được khai thác tận diệt, bất chấp việc sạt lở gây biến dạng bờ sông, bờ biển ngày càng thụt lùi…

Lựa chọn các vật liệu khác thay thế dần cát

Theo tiết lộ của một chủ đầu tư công trình xây dựng tại TP.Cần Thơ, hiện nay, cát chính là nỗi lo lớn nhất của bất cứ công trình nào, đặc biệt là gói thầu san lấp. Nguồn cát thiếu minh bạch khiến cho nguồn cung và giá cát trồi sụt thất thường. “Có những thời điểm cơ quan chức năng tăng cường quản lý thì lượng cát khai thác giảm hẳn, nguồn cung trở nên khan hiếm, giá cát đội lên. Có lúc công trình đành phải ngưng cả tháng để chờ cát, không thể nào chủ động được”.

Cát nạo lên, tiề.n đổ xuống: Sông sạt lở, bờ biển thụt lùi - Hình 1

Xáng cạp khai thác cát trên đoạn sông giáp ranh giữa tỉnh Vĩnh Long và TP.Cần Thơ

Ở góc độ của một cơ quan quản lý, ông Lê Hồng Linh, Giám đốc Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 (Bộ NN-PTNT), thừa nhận rất khó để thay thế cát nhưng cần có lộ trình thực hiện việc này. Thực tế, đất núi, đất gò, đất ruộng, cát biển… đều san lấp được tuy nhiên mấu chốt là chi phí cao hơn nhiều so với cát. Không chỉ chi phí vận chuyển mà khi san lấp còn phải sử dụng nhiều giải pháp kỹ thuật khác mới có thể đảm bảo chất lượng công trình. “Dù rất khó nhưng cần tăng cường quản lý, minh bạch. Giá cát sẽ được tính đầy đủ, bao gồm cả việc tính chi phí xử lý sạt lở. Khi đó, cát sẽ có một mặt bằng giá mới, cao hơn và tự khắc cũng sẽ có những công trình lựa chọn các vật liệu khác thay thế dần cát. Thậm chí có thể cát vẫn rẻ hơn nhưng nếu không quá chênh lệch, người ta vẫn có thể chọn vật liệu thay thế để chủ động hơn trong tiến độ, giảm tác động môi trường…”, ông Linh phân tích.

Cát nạo lên, tiề.n đổ xuống: Sông sạt lở, bờ biển thụt lùi - Hình 2

Video đang HOT

Phía đuôi cồn Sơn, người dân đã đóng một hàng cọc dài để ngăn sạt lở. Ảnh ĐÌNH TUYỂN

Ông Linh cũng đề xuất các tỉnh, thành ĐBSCL nên nghiên cứu tận dụng bùn, đất từ hoạt động nạo vét kênh mương bởi theo chu kỳ 10 – 15 năm, kênh mương đều cần phải nạo vét để phục vụ thủy lợi. Hiện nay, việc nạo vét được thực hiện phân tán, tốn kém thêm rất nhiều chi phí đền bù mặt bằng chứa bùn đất. “Thay vào đó ở các kênh trục lớn nên có những bãi đất lớn vài héc ta để chứa bùn đất nạo vét từ các kênh lân cận, bố trí từng khu một. Sau một thời gian, bùn đất khô đều có thể trở thành vật liệu san lấp, ít nhất cũng có thể sử dụng cho các công trình ở địa phương. Việc này không chỉ giải quyết chi phí đền bù trong nạo vét mà còn là giải pháp thay thế cát hiệu quả”, ông Linh nói.

Ông Hà Huy Anh, Quản lý quốc gia Dự án khai thác cát bền vững, WWF Việt Nam, cho biết nhu cầu về cát đang tăng một cách chóng mặt, gây sức ép lên các cơ quan quản lý về sự cần thiết phải thiết lập một hệ thống quản lý khai thác hiệu quả, khoa học, vừa đáp ứng được nhu cầu của phát triển kinh tế, đồng thời đảm bảo sự an toàn của con người và thiên nhiên. Đó cũng là lý do, trong khuôn khổ của dự án Quản lý khai thác cát bền vững, WWF Việt Nam đang gấp rút xây dựng một ngân hàng cát cho ĐBSCL. Việc này nhằm đo đạc mức cân bằng lượng cát giữa lượng cát đổ về từ thượng nguồn và lượng cát mất đi do khai thác với lượng cát đổ ra biển từ các nhánh chính sông Tiề.n và sông Hậu cho năm 2022 với tầm nhìn giai đoạn từ nay đến năm 2030 và 2050. Kế hoạch này dự kiến sẽ giúp xác định được những khu vực phải hạn chế/cấm khai thác cát để tránh gây sạt lở bờ sông và xác định được lượng cát có thể khai thác mà không gây những hệ lụy đối với hình thái sông, môi trường và sinh kế của người dân đối với những khu vực lượng cát còn nhiều. “Nói cách khác, các kết quả của hai hoạt động quan trọng này sẽ cho chúng ta biết nên khai thác ở đâu và khai thác bao nhiêu để có thể duy trì được sức khỏe của các con sông, đồng thời đáp ứng được một phần nhu cầu vật liệu cát cho ngành xây dựng”, ông Anh nói.

Mỗi năm mất 600 ha đất ven sông, biển do sạt lở

PGS-TS Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu ĐBSCL, nhận định đối với các vùng châu thổ có tuổ.i địa chất rất non trẻ như ĐBSCL thì cát có vai trò rất lớn trong việc hình thành hình hài cho nền móng vùng đồng bằng. Nếu xem vùng ĐBSCL như một cơ thể sống thì cát được ví như bộ khung xương; sông rạch như các mạch má.u và đất đai – hệ sinh thái được xem là da thịt và diện mạo của cơ thể đồng bằng. “Một cơ thể thiếu bộ khung chắc chắc thì dễ sụp đổ và khó chống đỡ do những tác lực khác nhau”, ông Tuấn nói. Theo ông Tuấn, lượng cát đang có ở ĐBSCL là nhờ sự tích lũy cát bồi đắp từ thượng nguồn Mê Kông trong hàng chục, thậm chí hàng trăm năm. “Nếu khai thác quá mức so với bồi hoàn, lòng dẫn bị khoét sâu nhanh hơn tốc độ bồi đắp thì việc bờ sông mất ổn định, sạt lở gia tăng là điều dễ hiểu”.

Ông Hà Huy Anh cho biết một nghiên cứu gần đây của Ủy hội sông Mê Kông (MRC) nhận định rằng, cân bằng cát ở ĐBSCL đang bị thâm hụt trầm trọng. Hằng năm chỉ có khoảng 7 triệu tấn cát đổ về từ thượng nguồn trong khi đó lượng cát mất đi bao gồm khai thác mỗi năm khoảng 28 triệu tấn cộng với khoảng 6,5 triệu tấn cát đổ ra biển qua các cửa sông.

Chuyên gia độc lập về sinh thái ĐBSCL Nguyễn Hữu Thiện thì quan ngại: hiện nay, cát chỉ được xem là vật liệu xây dựng và cấp phép theo địa giới hành chính là cách nhìn hạn hẹp. Cát còn có vai trò duy trì lãnh thổ. Việc quản lý khai thác cát nên theo tinh thần “liên kết vùng”, xem xét ảnh hưởng trên bình diện toàn đồng bằng, kể cả bờ sông và bờ biển. “Nếu mỗi địa phương cứ tiếp tục khai thác cát tận thu như hiện nay thì tương lai bản đồ địa lý ĐBSCL có thể thay đổi bởi bờ sông sạt lở biến dạng, bờ biển sạt lở thụt lùi”, ông Thiện nhấn mạnh.

Theo PGS-TS Lê Anh Tuấn, hơn lúc nào hết, ĐBSCL cần phải tính đến việc hạn chế khai thác cát để giảm sạt lở. Bởi cát có thể đang mang lại lợi ích rất lớn cho ngành công nghiệp khai thác nó nhưng việc mất đất ven sông, ven biển do sạt lở ước tính hơn 600 ha/năm là những thiệt hại không thể phục hồi.

Cùng một dòng sông nhưng các địa phương chưa có tiếng nói chung

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Lại Hồng Thanh cho biết, cùng với việc dừng xuất khẩu cát, nhà nước cũng đã có nhiều quy định tăng cường quản lý việc khai thác. Thế nhưng trên thực tế, khi nhu cầu về cát càng lớn thì việc quản lý, khai thác cát bền vững, hạn chế tác động môi trường, ảnh hưởng đến người dân là bài toán vô cùng nan giải.

Ngay ở ĐBSCL, cùng một dòng sông nhưng các địa phương chưa có tiếng nói chung. Mỗi nơi đều xem cát là nguồn lợi tài nguyên và cấp phép tận thu dù tác động môi trường ảnh hưởng đến cả hệ thống sông ở đồng bằng. Chẳng hạn trong cấp phép khai thác, Cần Thơ hiện chỉ còn 3 mỏ khai thác thì Vĩnh Long có 37 mỏ, Đồng Tháp 19 mỏ, An Giang 11 mỏ và 7 khu vực nạo vét… Chưa kể hoạt động khai thác cát lậu diễn ra khắp các tỉnh, thành.

Sạt lở tại huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) đang diễn biến phức tạp

Ngày 23/4, ông Phạm Tấn Đạo, Chi cục trưởng Chi cục Thủy Lợi tỉnh Sóc Trăng cho biết, tình hình sạt lở trên địa bàn huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) đang diễn biến hết sức phức tạp.

Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đang đề xuất UBND tỉnh về việc công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Hậu nguy hiểm trên địa bàn huyện Cù Lao Dung.

Sạt lở tại huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) đang diễn biến phức tạp - Hình 1
Lực lượng chức năng khảo sát các khu vực bị sạt lở trên địa bàn huyện Cù Lao Dung.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy Lợi tỉnh Sóc Trăng Phạm Tấn Đạo, những năm gần đây, tình hình thiên tai sạt lở bờ sông, bờ kênh gây thiệt hại đường giao thông nông thôn, nhà cửa, cơ sở hạ tầng công cộng...trên địa bàn huyện Cù Lao Dung xảy ra ngày càng nhiều, cao điểm nhất là vào tháng mưa, lũ, triều cường.

Thống kê của Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Sóc Trăng cho thấy, từ năm 2019 đến nay, riêng bờ sông Hậu trung bình mỗi năm sạt lở chiều dài khoảng 500 - 1.000 m. Tính từ đầu năm 2022 đến nay, sạt lở bờ sông Hậu tiếp tục diễn biến phức tạp, qua khảo sát đã có khoảng 30 điểm sạt lở nguy hiểm, với tổng chiều dài trên 1.500 m thuộc địa bàn xã Đại Ân 1 và An Thạnh Đông, làm vỡ bờ bao nuôi tôm của dân phía ngoài đê và lấn sâu vào sạt lở hết chân và mái để bao Tả, Hữu Cù Lao Dung. Nguy cơ vỡ đê tại những điểm sạt lở nêu trên vào những ngày triều cường là rất cao, đặc biệt tuyến sạt lở sông Hậu trên địa bàn xã An Thạnh Đông là tuyến tàu cao tốc Cần Thơ - Côn Đảo đi qua nên chiều dài sạt lở sẽ tiếp tục tăng, diễn biến phức tạp và nguy cơ vỡ đê gây thiệt hại là rất cao nếu không được gia cố kịp thời.

Để có cơ sở địa phương cắm biển cảnh báo sạt lở; thực hiện các bước, theo Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển; gia cố khắc phục khẩn cấp sạt lở tuyến đê bao, bảo vệ cây trái, hoa màu và nhà cửa của người dân sống trong đê. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh trình UBND tỉnh Sóc Trăng xem xét, công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông nguy hiểm trên địa bàn huyện Cù Lao Dung. Cụ thể, sạt lở bờ sông Hậu thuộc địa bàn xã An Thạnh Đông và xã Đại Ân 1, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.

Chủ tịch UBND huyện Cù Lao Dung Trần Văn Nguyên cho biết, qua báo cáo tình trạng sạt lở khẩn cấp tuyến đê bao Tả, Hữu trên địa bàn huyện Cù Lao Dung, Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Trạm Quản lý thủy nông cùng Ủy ban nhân dân các xã rà soát, khảo sát toàn bộ tuyến đê bao Tả, Hữu trên địa bàn huyện.

Kết quả khảo sát có trên 30 điểm sạt lở nghiêm trọng lấn sát chân đê bao Tả, Hữu trên địa bàn 2 xã là Đại Ân 1 (18 điểm sạt lở) và xã An Thạnh Đông (12 điểm sạt lở), với chiều dài sạt lở hơn 1.500 m (xã An Thạnh Đông là 950 m; xã Đại Ân 1 là 550 m). Trên các đoạn sạt lở này có khoảng 300 hộ dân đang sinh sống (xã An Thạnh Đông có 180 hộ; xã Đại Ân 1 có 120 hộ), diện tích nuôi thuỷ sản (nuôi tôm) trên 300.000 m2 (xã An Thạnh Đông là 170.000m2, xã Đại Ân 1 là 130.000m2) diện tích trồng cây ăn trái, hoa màu trên 400 ha; trong đó xã An Thạnh Đông 230ha; xã Đại An 1: 170ha. Trước diễn biến bất thường của thời tiết cực đoan như hiện nay, nếu không gia cố kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân trong khu vực.

Trước đó vào năm 2019, UBND tỉnh Sóc Trăng cũng đã ký ban hành Quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông, bờ biển nguy hiểm trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, các đoạn bờ sông sạt lở nguy hiểm khẩn cấp, gồm: kênh Thạnh Mỹ thuộc ấp Hòa Tần, xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên; bờ sông rạch Mọp, rạch Mương Điều, rạch Củi, xã Song Phụng; sông Saintard, xã Long Đức; rạch Mây Hắt, xã Phú Hữu; rạch Vàm Thép, rạch Mây Hắt, xã Hậu Thạnh thuộc huyện Long Phú.

Các đoạn sạt lở bờ sông Hậu, khu dân cư Xóm Đáy, ấp Nguyễn Tăng, xã Đại Ân 1, huyện Cù Lao Dung. Sạt lở bờ sông Mỹ Thanh, khu vực ấp Phạm Kiểu, hạ lưu cống Vàm Trà Nho, ấp Tân Tĩnh, xã Vĩnh Hiệp thuộc thị xã Vĩnh Châu.

Sạt lở tại huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) đang diễn biến phức tạp - Hình 2
Một đoạn sạt lở bờ sông trên địa bàn huyện Cù Lao Dung.

Trên địa bàn huyện Kế Sách, các đoạn sạt lở bờ sông Cái Côn, xã Thuận Hòa; kênh An Mỹ, xã Nhơn Mỹ; kênh số 1, xã Ba Trinh, Kế An và Kế Thành; rạch Vọp thuộc xã Trinh Phú và bờ sông Hậu thuộc xã An Lạc Tây....

UBND tỉnh Sóc Trăng cũng đã ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp khu vực sạt lở bờ biển đặc biệt nguy hiểm, đoạn từ giáp ranh tỉnh Bạc Liêu đến cống số 4 thuộc xã Lai Hòa, xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu.

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thường xuyên cập nhật, báo cáo tình hình, diễn biến sạt lở và khắc phục khẩn cấp. Các địa phương phối hợp với các ngành liên quan triển khai cắm biển báo, khoanh vùng sạt lở bờ sông để cảnh báo khu vực sạt lở nguy hiểm. Khẩn trương lập phương án xử lý cấp bách tình trạng sạt lở. Tuyên truyền, phổ biến tình trạng sạt lở bờ sông nguy hiểm, khắc phục, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản, đảm bảo an toàn tính mạng của nhân dân cũng như chuẩn bị phương án sẵn sàng huy động lực lượng, vật tư phương tiện để hỗ trợ nhân dân di dời và ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đình chỉ cô giáo bị phụ huynh "tố" xúc phạm học sinh, ép đi học thêm
15:03:33 26/09/2024
Uẩn khúc trong vụ mẹ b.ỏ co.n mới sinh vào thùng xốp, thả trôi sông
06:17:45 26/09/2024
Cứu chồng bị điện giật, vợ t.ử von.g
16:46:40 27/09/2024
Học sinh nhập viện, lộ ra sự việc bất thường của nhà trường
10:12:09 27/09/2024
Tiếng gầm của cơn lũ Làng Nủ đến từ đâu?
22:18:27 26/09/2024
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden
07:05:13 26/09/2024
Hà Nội: Nông dân rớt nước mắt nhìn vườn phật thủ chế.t khô ven sông Hồng
13:01:37 26/09/2024
Đi bộ qua đường, na.m sin.h lớp 12 bị xe tải tông t.ử von.g
07:27:01 26/09/2024

Tin đang nóng

Sốc khi thấy tài khoản tăng lên 5 tỷ đồng, cô gái đến ngân hàng xin sao kê, tìm người trả lại thì được khẳng định: Số tiề.n này là của cô!
12:10:01 27/09/2024
Hoa hậu Ý Nhi về nước, rạng rỡ khoác tay bạn trai ở sân bay
14:13:01 27/09/2024
Hoa hậu Kỳ Duyên khẳng định đẹp tự nhiên, không phẫu thuật thẩm mỹ
14:57:12 27/09/2024
An Dĩ Hiên lộ diện sau 2 năm ở ẩn
15:13:19 27/09/2024
Lý do Hồ Ngọc Hà không còn đăng nhiều về hai con Lisa - Leon lên mạng xã hội
15:05:31 27/09/2024
Cuộc gọi trước khi qua đời của Michael Jackson hé lộ bí mật kinh hoàng liên quan tới Diddy?
16:45:02 27/09/2024
Phim chưa chiếu đã tăng 1.435% độ hot, cặp chính đẹp tựa thần tiên giáng trần
12:54:16 27/09/2024
Fan đồng loạt "quay xe", dọa đẩy Bùi Công Nam trở về "ao tù đầm lầy" nếu không thay ekip
13:04:09 27/09/2024

Tin mới nhất

Thảm họa lũ quét ở Làng Nủ: Tìm thấy thêm một th.i th.ể

17:34:57 27/09/2024
Lực lượng tìm kiếm tại thôn Làng Nủ đã tìm thấy th.i th.ể chị Hoàng Thị Quyến trong vụ lũ quét tang thương xảy ra vào rạng sáng 10/9.

Thôn Làng Nủ nằm ở vị trí đứt gãy địa chất nguy hiểm

16:44:19 27/09/2024
Trận lũ quét vùi lấp Làng Nủ ở Lào Cai thực chất là một trận lũ bùn đá tạo thành do mưa rất lớn tập trung tại một điểm.

Vụ 'quần thể du lịch trái phép' dốc Hoàng Hôn: Kiểm điểm lãnh đạo UBND TP.Phan Thiết

16:01:32 27/09/2024
Phó chủ tịch UBND TP.Phan Thiết Lê Thanh Sơn nói rằng, bản thân ông và Chủ tịch UBND TP.Phan Thiết Phan Nguyễn Hoàng Tân cũng phải kiểm điểm trách nhiệm trong vụ quần thể du lịch trái phép ở dốc Hoàng Hôn.

Phú Thọ đề nghị cử đặc công 'người nhái' tìm nạ.n nhâ.n vụ sập cầu Phong Châu

14:27:35 27/09/2024
Chiều 27/9, nguồn tin của VietNamNet xác nhận, ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới ký văn bản gửi Bộ Quốc phòng về việc đề nghị hỗ trợ giúp đỡ đối với công tác giải quyết sự cố cầu Phong Châu.

Rõ ý đồ lấp 6.500m2 hồ Đống Đa, chính quyền tính thu hồi 4.200m2 bán đảo

13:37:35 27/09/2024
Quận Đống Đa cho biết đang xem xét thu hồi 3/4 (khoảng 4.200m2) diện tích bán đảo hồ Hoàng Cầu mà Công ty cổ phần đầu tư phát triển Hà Thủy đang sử dụng.

Dân tố bị thu giữ 2 máy múc giữa đêm, chính quyền nói gì?

13:17:27 27/09/2024
Những ngày gần đây, ông Phạm Thành An (48 tuổ.i, trú thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) gửi đơn kêu cứu nhiều nơi vì cho rằng chính quyền xã Cam Phước Tây đã thu giữ của ông này 2 máy múc trái quy định pháp luật.

Hàng triệu tr.ẻ e.m được sinh ra từ các bà mẹ v.ị thàn.h niê.n trên thế giới

11:19:12 27/09/2024
Tại Việt Nam, tỷ suất sinh con ở v.ị thàn.h niê.n (từ 15-19 tuổ.i) vẫn còn cao, trên toàn quốc là 42 trẻ sinh ra sống/1000 phụ nữ, cao nhất ở khu vực Trung du miền núi phía Bắc (115) và Tây Nguyên (76).

Cuba đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với nghi thức trọng thể nhất

10:09:15 27/09/2024
Cuba đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam với nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia.

Hai học sinh bị thương sau tiếng nổ lớn

09:05:56 27/09/2024
Ba học sinh ở Gia Lai học theo mạng xã hội, đặt mua vật liệu để chế tạo pháo nổ. Trong lúc làm, vật liệt phát nổ khiến 2 anh em bị thương.

Vụ phụ huynh xông vào lớp đán.h 2 học sinh: Đề nghị công an xử lý

09:03:29 27/09/2024
Liên quan đến vụ phụ huynh xông vào lớp đán.h 2 học sinh, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) đã đề nghị công an xử lý phụ huynh và nhà trường xử lý học sinh vi phạm kỷ luật.

Nữ doanh nhân đầu tiên của Việt Nam sở hữu bằng lái máy bay tư nhân

08:59:11 27/09/2024
Chị Hồ Thanh Hương là một trong số những người hiếm hoi học lái máy bay như một sở thích. Chị cũng được ghi nhận là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp khóa học lái máy bay tư nhân.

Hành khách doạ có bom, chuyến bay từ Đà Nẵng được kiểm tra khẩn cấp

08:38:14 27/09/2024
Trên chuyến bay VZ961 ngày 26/9 của Vietjet Thái Lan từ Đà Nẵng đến Bangkok (Thái Lan), một hành khách đã tung tin có bom trên tàu bay.

Có thể bạn quan tâm

Cô gái TPHCM lấy chồng Hàn Quốc hơn 10 tuổ.i chỉ vì một câu nói

Netizen

17:50:08 27/09/2024
Không tỏ tình ngọt ngào, lãng mạn, chỉ với một câu nói rất bình dị, chàng trai Hàn Quốc đã khiến cô gái TPHCM kém mình 10 tuổ.i xiêu lòng.

Giữa nghi vấn l.y hô.n, vợ NSND Công Lý nói gì về chuyện sinh con?

Sao việt

17:46:55 27/09/2024
Ngọc Hà - bà xã Công Lý gây chú ý khi nói về chuyện sinh con. Ngọc Hà cho biết bản thân đã có dự định sinh con nhưng ở thời điểm hiện tại, cô vẫn dành sự ưu tiên cho sức khoẻ của NSND Công Lý.

Concert Anh trai vượt ngàn chông gai 'cháy vé' sau 1 tiếng mở bán

Nhạc việt

17:44:57 27/09/2024
Tính đến 12h (sau đúng 1 tiếng mở bán), chỉ còn 2 hạng vé còn sót lại là XVIP3 và Tinh Tú. Tuy nhiên số lượng vé cũng chỉ còn rất ít.

SCB xin giảm án cho 6 bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát

Pháp luật

17:38:50 27/09/2024
Tại tòa, đại diện SCB nói phía ngân hàng tư vấn khi khách hàng có nhu cầu đầu tư, không chèo kéo, dụ dỗ khách mua các gói trái phiếu.

Cấp phát thuố.c thiết yếu phòng bệnh sau mưa lũ

Sức khỏe

17:31:12 27/09/2024
Bộ Y tế và Hội Thầy thuố.c trẻ Việt Nam vừa đưa hơn 100 bác sĩ của nhiều bệnh viện lớn đến khám bệnh và cấp thuố.c miễn phí cho trên 1.200 người dân xã Mường Chiềng (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình), địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau m...

ĐTCL mùa 11: Học cách "làm trùm" meta 14.8 với đội hình Thuật Sĩ - Sứ Thanh Hoa sát thương cực lỗi

Mọt game

17:22:53 27/09/2024
Tại bản 14.8 vừa qua, Riot Games đã ra tay giảm sức mạnh một loạt đội hình reroll như Yone, Gnar... Ở chiều hướng ngược lại, một loat tướng 4 vàng lại nhận được buff vô cùng đáng chú ý.

Là "fan cứng" T1 nhưng nữ cosplayer gợi cảm bậc nhất thế giới cũng buông lời phũ cho HoL Faker

Cosplay

16:54:16 27/09/2024
Những ngày qua, từ khi gói Hall of Legends của Faker ra mắt, đã thu hút trọn vẹn sự chú ý của cộng đồng LMHT toàn thế giới. Đây là lần đầu tiên Riot áp dụng hệ thống Pass vào trong toàn bộ cõi LMHT

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 43: Như có bầu, Bảo Anh cài cắm nội gián trong quán cà phê của Thái?

Phim việt

16:48:15 27/09/2024
Trong lúc Lê và Pu nấu ăn, Như ngồi trên ghế nghỉ ngơi như thường lệ. Tuy nhiên, đột nhiên Như thấy buồn nôn và khó chịu vô cùng với mùi thức ăn mà Lê và Pu đang nấu.

Nên đặt tủ lạnh ở bếp, phòng khách hay phòng ăn?

Sáng tạo

16:47:55 27/09/2024
Vị trí đặt tủ lạnh ảnh hưởng đến nhiều yếu tố trong không gian sống, vì vậy nên đặt tủ lạnh ở bếp, phòng khách hay phòng ăn là nỗi băn khoăn của không ít người.

Hôm nay nấu gì: Cơm tối dân dã nhưng ngon "hết nước chấm"

Ẩm thực

16:31:59 27/09/2024
Cơm tối dân dã nhưng ngon hết nước chấm . Bữa cơm đơn giản này nhưng lại khiến nhiều người phải thèm khi nhìn thấy.

Tổng thống Mỹ Biden lên tiếng về kế hoạch chiến thắng của Ukraine

Thế giới

16:30:30 27/09/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định lại cam kết hỗ trợ của Washington dành cho Kiev sau khi nghe trình bày của người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky về kế hoạch chiến thắng .