Cắt cụt chi – Nguy cơ cao ở bệnh nhân đái tháo đường
Những biến chứng thường gặp ở người đái tháo đường như bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại tử chi… hoàn toàn có thể phòng chống được ở mức cộng đồng, song nhận thức của đa phần người dân về bệnh này còn hạn chế, thường nhập viện muộn.
Vì sao hoại tử chi?
Hai biến chứng thường có và nặng nhất của ĐTĐ là suy vành và bệnh động mạch chi dưới. Người bệnh ĐTĐ có nguy cơ viêm động mạch chi dưới gấp 40 lần đối tượng không bị ĐTĐ. Nguyên nhân gây ra biến chứng này là do lượng đường trong máu quá cao, làm tổn thương các mạch máu nhỏ đến nuôi dưỡng chân, làm giảm dòng máu tới chân.
Việc kém máu nuôi dưỡng làm cho da chân trở nên khô, nứt nẻ, dễ bị loét và nhiễm khuẩn. Biểu hiện này thường kín đáo, khó nhận biết như: thay đổi màu sắc da, lạnh hoặc tê bì hai chân, đau chân lúc nghỉ ngơi… Tổn thương mạch máu ngoại vi, nếu phối hợp với bệnh thần kinh ngoại vi, sẽ làm vết thương lâu lành. Mặt khác, đường huyết cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì thế, vết thương có thể bị loét, nhiễm khuẩn, có thể tiến triển thành hoại tử nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Khi đó nguy cơ phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng là rất cao.
Bệnh nhân ĐTĐ cần có kế hoạch ăn uống phù hợp, tập thể dục đều đặn và vừa sức.
Ổn định đường huyết – Phòng ngừa biến chứng
Video đang HOT
Ổn định đường huyết là biện pháp cơ bản nhất trong điều trị bệnh ĐTĐ. Bệnh nhân cần được hướng dẫn và theo dõi chặt chẽ hằng ngày. Nếu theo dõi thường xuyên và ổn định đường huyết ở giới hạn cho phép (trước ăn:
Có nhịp sống lành mạnh, kế hoạch ăn uống phù hợp, tập thể dục đều đặn và vừa sức. Đặc biệt sống vui vẻ và làm việc vừa sức là một giải pháp tối ưu cho những người bệnh ĐTĐ trong độ tuổi lao động.
Sử dụng thuốc điều trị tiểu đường hoặc tiêm insulin để kiểm soát đường huyết. Kết hợp dùng thuốc Tây Y với các loại thảo dược trong y học cổ truyền như: Khổ qua, dây thìa canh, linh chi, sinh địa… để tăng hiệu quả và giảm thiểu chi phí điều trị. Kết quả nghiên cứu mới đây của bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho thấy, khi sử dụng TĐCare (chiết xuất từ khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, hoài sơn, thương truật, sinh địa, linh chi) có tác dụng làm giảm đường huyết từ 8.7 mmol/l xuống còn 6,37 mmol/l và chỉ số HbA1c cũng giảm từ 7.88% xuống 6,8% sau 3 tháng sử dụng..
Theo Dân trí
Việt Nam: Tỷ lệ đái tháo đường tăng nhanh nhất thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới và Liên đoàn Đái tháo đường thế giới, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) nhanh nhất thế giới. Trong 10 năm (2002-2012) số lượng người Việt Nam được chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ tăng 211%.
Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết tại Hội thảo "Bệnh đái tháo đường trong mối quan tâm về y tế toàn cầu" vừa diễn ra vào ngày 29/5, tại Hà Nội.
Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 6 trong số các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong; đứng hàng thứ 4 trong số các nguyên nhân gây tử vong do các bệnh không lây nhiễm và là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây mù lòa ở người trưởng thành.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tính đến tháng 11/2013, trên thế giới đã có khoảng 382 triệu người mắc đái tháo đường, kèm theo những dạng biến chứng mới gây tàn tật, đe dọa tính mạng.
Hiện ở Việt Nam có 3,3 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, con số này dự kiến tăng gấp đôi trên 6,3 triệu người vào năm 2035. Tỷ lệ chẩn đoán bệnh còn thấp, ước tính 63% những người bị bệnh đái tháo đường không được chẩn đoán (2 triệu người), cao hơn mức trung bình của thế giới (45%). Trong số 10 bệnh nhân thì có sáu bệnh nhân bị các biến chứng và đa số bệnh nhân không đạt được mục tiêu điều trị do việc trị liệu dưới mức tối ưu.
Tình hình mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam đã và đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng ở hầu khắp mọi miền của cả nước, đặc biệt là tại các thành phố lớn và khu công nghiệp.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên nhấn mạnh bệnh đái tháo đường đang gia tăng toàn cầu và đang trở thành một trong những thách thức lớn đối với y tế và sự phát triển của các quốc gia trong thế kỷ 21.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) ví căn bệnh đái tháo đường là "kẻ giết người thầm lặng": "Bệnh biểu hiện nhẹ nhàng, đến biến chứng dữ dội và gây tàn phế".
Việt Nam đang đối diện nhiều thách thức trong việc chiến đấu lại bệnh đái tháo đường, bao gồm cả số lượng hạn chế các bác sĩ được đào tạo về chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường, mức độ nhận thức thấp về bệnh ĐTĐ, một số lượng lớn bệnh nhân chưa được chẩn đoán và cơ sở hạ tầng chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường chưa tốt.
Triệu chứng của bệnh đái tháo đường
- Mệt mỏi: Tiểu đường khiến bạn mệt mỏi do phải dậy đêm thường xuyên, và do cơ thể bạn phải vật lộn để bù lại lượng đường thiếu hụt. Khi đó bạn sẽ trở nên dễ nổi cáu.
- Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều (3 nhiều) và gầy nhanh: Ăn nhiều vẫn không tăng cân mà còn sụt cân, uống nhiều mà vẫn cứ khát nước liên tục kèm tiểu nhiều (ở đây là tiểu nhiều lần với số lượng nhiều).
- Vết thương nhiễm trùng điều trị mãi không lành hoặc viêm nhiễm đường tiểu, nhiễm nấm âm đạo kéo dài uống thuốc lâu không khỏi.
- Giảm thị lực do thoái hóa võng mạc hay đục thủy tinh thể sớm có thể dẫn đến mù lòa và khi đi khám mắt mới biết mình bị ĐTĐ
- Bệnh nhân bị đột quỵ do nhồi máu não gây liệt nửa người hay nhồi máu cơ tim vào cấp cứu ở bệnh viện mới phát hiện mình bị ĐTĐ với kết quả xét nghiệm có đường huyết rất cao, có khi lên đến trên 200 - 300 mg/dL.
- Dễ bị cảm lạnh và cúm: Các hệ thống miễn dịch suy yếu làm cho vết cắt và vết bầm tím lâu lành cũng có thể làm cho bạn dễ bị tổn thương và dễ bị cảm lạnh và cúm.
Muốn kiểm tra tiểu đường, bạn cần làm vài xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm đường máu vào buổi sáng khi chưa ăn gì. Nếu đường máu vượt quá 126 mg/dL trong hai lần, nghĩa là bạn đã bị tiểu đường. Nếu từ 100 đến 125 mg/dL, bạn bị coi là tiền tiểu đường. Nhỏ hơn 99mg/dL là bình thường.
Vnmedia
Ăn sáng và trưa tốt cho bệnh nhân đái tháo đường Theo các chuyên gia y tế, "ăn sáng như vua, ăn trưa như hoàng tử và ăn tối như kẻ khốn cùng". Nghiên cứu của các nhà khoa học Czech tại Viện Y học Thực nghiệm và Lâm sàng ở Prague (CH Czech) cho thấy việc tập trung ăn nhiều vào 2 bữa ăn chính có thể giúp bệnh nhân đái tháo đường...