Cắt cơn đau cho bệnh nhân ung thư
Bệnh nhân mắc ung thư bàng quang và nhiễm khuẩn tiết niệu khiến việc kéo quần chạm vào vùng kín cũng mang đến cảm giác đau đớn, khổ sở.
Theo bác sĩ Trịnh Tú Lâm, Trưởng đơn vị Điện quang can thiệp và Điều trị đau, Bệnh viện Hữu nghị (Hà Nội), bệnh nhân là nam, 84 tuổi.
Ông nhập viện để điều trị đau vùng hạ vị và nhiễm khuẩn tiết niệu ngày 17/2 và vừa được xuất viện ngày 9/4.
Năm 2020, sau khi được phát hiện ung thư, bệnh nhân được phẫu thuật cắt bàng quang và dẫn lưu niệu quản ra da. Tuy nhiên, khối u di căn giai đoạn cuối vẫn gây đau ở dương vật, vùng hạ vị và tầng sinh môn cho ông. Những cơn đau dữ dội khiến bệnh nhân thường xuyên mất ngủ, kéo quần chạm dương vật cũng gây khó chịu.
Bệnh nhân được kê thuốc giảm đau nhưng không hiệu quả. Ông giảm gần 10 kg cùng cơ thể ốm yếu khi nhập viện. Do đó, sau khi hội chẩn, bác sĩ Lâm chỉ định cho bệnh nhân phối hợp điện quang can thiệp để điều trị giảm đau.
Bệnh nhân có thể ngủ ngon hơn với cơn đau được giảm hẳn trong ngày xuất viện. Ảnh: CL.
Video đang HOT
Cụ thể, các bác sĩ sử dụng 2 kỹ thuật là diệt đám rối hạ vị bằng cồn tuyệt đối và tiêm phong bế thần kinh thẹn, lưng dương vật. Sau 3 lần làm thủ thuật, bệnh nhân đỡ đau và có thể ăn ngủ tốt, mức độ giảm khoảng 80-90%. Hiện bệnh nhân chỉ còn những cơn đau nhẹ và phải uống một viên paracetamol mỗi ngày để kiểm soát tình hình.
Bác sĩ Tâm giải thích việc tiêm cồn diệt đám rối hạ vị sẽ cắt đường truyền cảm giác đau cho bệnh nhân. Diệt đám rối hạ vị bằng cồn tuyệt đối được chỉ định cho các bệnh nhân đau vùng chậu, tiểu khung do nguyên nhân như ung thư bàng quang, tử cung, buồng trứng, niệu đạo, tuyến tiền liệt, dương vật, âm đạo, tầng sinh môn, lạc nội mạc tử cung, viêm dính vùng chậu, viêm bàng quang kẽ…
Với phong bế thần kinh thẹn và thần kinh lưng dương vật, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm đau, thuốc tê và thuốc kháng viêm corticoid vào quanh vị trí dây thần kinh chi phối cho vùng đau của bệnh nhân để làm giảm cảm giác đau.
Thông qua các phương pháp này, người bệnh nâng cao được thể lực, đáp ứng phương pháp điều trị chính đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống.
Các yếu tố nguy cơ gây ung thư bàng quang
Ung thư (UT) bàng quang là một trong những bệnh ác tính nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu được phòng tránh, phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể kiểm soát được.
UT bàng quang là bệnh lý ác tính thường gặp ở cơ quan tiết niệu sinh dục (bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, tuyến tiền liệt, niệu đạo...). Độ tuổi hay mắc là trung niên và người già. Nữ giới ít gặp hơn nhưng thường phát hiện ở giai đoạn muộn hơn và độ ác tính cao hơn so với nam giới.
Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, chủ yếu tiểu máu. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu khác như: bí tiểu, tiểu són, tiểu đau/ buốt, đau tức vùng thắt lưng - chậu. Một số dấu hiệu toàn thân như mệt mỏi, gầy sút, chán ăn... hiếm gặp hơn và thường thấy ở bệnh nhân giai đoạn muộn.
Bệnh có thể phòng tránh đơn giản qua chế độ sinh hoạt, ăn uống, kiểm tra sức khỏe định kỳ.
UT bàng quang là 1 trong 7 loại UT thường gặp.
Các yếu tố nguy cơ gây UT bàng quang
Hút thuốc lá: Hút thuốc lá dù chủ động hay thụ động thì vẫn là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất, gặp trong 50% trường hợp ở nam và 20-30% ở nữ. Nguyên nhân do các chất amin thơm và hydrocarbon thơm đa vòng trong thuốc lá được hấp thụ từ phổi vào máu, lọc qua thận và tập trung trong nước tiểu, gây tổn hại bàng quang làm tăng nguy cơ phát triển UT.
Những người hút thuốc lá có khả năng mắc UT bàng quang cao gấp 2,5-7 lần so với người không hút thuốc lá. Hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ tái phát gấp gần 3 lần ở những bệnh nhân UT bàng quang, và ngược lại giảm 40% tỷ lệ tái phát ở bệnh nhân này sau 4 năm cai thuốc lá.
Tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại: Một số hóa chất như asen, thuốc nhuộm, cao su, da, dệt may và các loại sơn... làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nghề nghiệp tiếp xúc với các amin thơm, hydrocarbon thơm đa vòng là yếu tố quan trọng gây ra tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở nam giới do tính chất công việc thường do nam giới đảm nhiệm.
Nguồn nước ô nhiễm: Tuy chưa có bằng chứng rõ nhưng một số nghiên cứu chỉ ra rằng các chất có trong nước như nước clo, trihalomethane là các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn sinh UT và việc uống nước chứa arsenic làm tăng nguy cơ bệnh.
Yếu tố di truyền, tiền sử gia đình: 80 - 90% trường hợp mắc bệnh tự phát không do di truyền, 10-20% các trường hợp có yếu tố gia đình/di truyền, thường đi kèm hội chứng UT biểu mô đại trực tràng di truyền không đa polyp. Những người có thành viên trong gia đình bị UT bàng quang có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác như: chế độ ăn, tình trạng viêm nhiễm đường niệu và một số thuốc điều trị có thành phần gián tiếp gây bệnh như: phenacetin (thuốc giảm đau, có khả năng gián tiếp gây UT bằng cách gây độc cho thận và sau này đã được thay thế bằng acetaminophen để không làm tăng nguy cơ gây UT); thiazolidinediones là thuốc điều trị bệnh đái tháo đường type 2 cũng đã được nghiên cứu chứng minh có liên quan tới nguyên nhân gây UT bàng quang.
Làm gì để phòng tránh UT bàng quang?
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào nội soi, sinh thiết, kết hợp với xét nghiệm tế bào học nước tiểu.
Điều trị phụ thuộc vào vị trí u và giai đoạn bệnh, nhưng chủ yếu là phẫu thuật, có thể kèm theo hóa xạ trị bổ trợ, liệu pháp sinh học hoặc các liệu pháp quang động học, miễn dịch.
Có thể phòng ngừa căn bệnh này bằng các biện pháp như: Không hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc khói thuốc lá. Làm việc trong môi trường tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại cần thực hiện đúng các quy định bảo hộ lao động. Cần kiểm tra nguồn nước sinh hoạt để xác định nồng độ, hàm lượng kim loại nặng và một số chất độc hại có trong nước trước khi sử dụng. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể bài tiết, đào thải các độc tố. Cải thiện chế độ ăn uống, ăn các loại rau củ chứa nhiều chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa... Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe.
Các phương pháp điều trị
Với những trường hợp u bàng quang mới phát hiện lần đầu, phẫu thuật nội soi cắt u bàng quang vừa là phương pháp chẩn đoán (lấy mẫu u bàng quang làm giải phẫu bệnh, xem u là lành tính hay ác tính), vừa là phương pháp điều trị (loại bỏ khối u).
Với các trường hợp kết quả giải phẫu bệnh là u bàng quang lành tính, việc điều trị hoàn thành và người bệnh được hướng dẫn theo dõi tái khám định kỳ.
Với các trường hợp kết quả giải phẫu bệnh là UT bàng quang nông, việc điều trị cần được tiếp tục sau mổ nội soi từ 2-3 tuần bằng liệu pháp bơm hóa chất chống u tái phát trong bàng quang, mỗi tuần 1 lần, liên tiếp trong 6-8 tuần.
Với các trường hợp kết quả giải phẫu bệnh là UT bàng quang xâm lấn cơ bàng quang, phương pháp điều trị tốt nhất là cắt toàn bộ bàng quang, tạo hình bàng quang mới bằng chính ruột non của người bệnh; có thể điều trị hỗ trợ trước hoặc sau mổ bằng truyền hóa chất toàn thân (nếu thể trạng bệnh nhân cho phép).
Tạo hình bàng quang bằng ruột cho bệnh nhân 78 tuổi Ngày 02/4/2021, các bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp, BVĐK tỉnh Quảng Trị đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ bàng quang, tạo hình bàng quang bằng một đoạn ruột non do ung thư bàng quang xâm lấn cho bệnh nhân Nguyễn Văn T., 78 tuổi, trú tại Vĩnh Lâm, Vĩnh Linh, Quảng Trị. Bệnh nhân T. có tiền sử mổ...