Cắt bỏ thành công u tuyến giáp 3,2kg trên cổ nữ bệnh nhân suốt 20 năm
Suốt 20 năm qua, bà Hà Thị V. đã “sống chung” với khối u trên cổ ngày một phát triển lớn.
Báo An ninh Thủ đô đưa tin, Ngày 26/9, Bệnh viện K Trung ương cho biết, bệnh nhân Hà Thị V. (61 tuổi, ở xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) vừa đến viện này điều trị sau 20 năm sống chung với khối u khổng lồ trên cổ. Khối u này to như quả bưởi khiến bà gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày.
Khối u nặng 3,2 kg mà người phụ nữ này đeo suốt 20 năm qua.
Theo lời kể từ chính bệnh nhân, do hoàn cảnh khó khăn nên suốt 20 năm qua bà không đi khám mà thường xuyên phải dùng khăn quàng để che và đỡ khối u. Vì khối u ngày một to lên nên bà cũng phải thường xuyên dùng tay đỡ khối u, nếu không sức nặng của khối u khiến cả đầu bà như bị kéo xuống, rất khó chịu.
Gần đây, khối u to nhanh, chèn ép mạnh khiến bà khó thở, khó nuốt, không thể chịu đựng được nữa, lúc này mới đến Bệnh viện K Trung ương khám.
Thao Báo Người lao động, kết quả thăm khám, chụp CT tại Bệnh viện K Trung ương cho thấy bệnh nhân có khối u thùy phải tuyến giáp kích thước 28 x 20 cm làm tăng sinh mạch, chèn ép gây hẹp lòng khí quản.
PGS-TS Lê Văn Quảng, Phó Giám đốc Bệnh viện K Trung ương cho biết, khối u khổng lồ đã đẩy khí quản sang bên đối diện, chèn ép động mạch cảnh, đẩy tĩnh mạch cảnh trong ra ngoài… không chỉ gây nguy hiểm cho sức khoẻ bệnh nhân, mà khối u ở vị trí tập trung nhiều mạch máu quan trọng nên nguy cơ mất máu rất lớn trong quá trình phẫu thuật.
Video đang HOT
Bà V. sau ca mổ cắt khối u tuyến giáp.
Ngày 12/9, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật. Ca mổ diễn ra thành công, khối u tuyến giáp đường kính 28 cm, nặng 3,2 kg được cắt bỏ hoàn toàn. Sau một tuần phẫu thuật, bệnh nhân ăn uống, giao tiếp tốt, không còn khó thở và đã được xuất viện.
Bác sĩ Ngô Xuân Quý, Khoa Ngoại đầu cổ, Bệnh viện K Trung ương, khuyến cáo để tránh trường hợp u tuyến giáp phát triển quá to gây dị dạng, khi thấy những dấu hiệu sờ thấy có khối u ở cổ, nổi hạch to ở cổ, bị khàn giọng, khó nuốt, khó thở và đau vùng cổ cần đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám sớm và điều trị kịp thời.
Quốc Tiệp (tổng hợp)
Theo nguoiduatin
Hy hữu: Cụ bà bị ung thư tuyến giáp suốt 50 năm mà không biết
Cụ bà phải sống chung với khối u tuyến giáp khổng lồ suốt nhiều năm qua. Mãi gần đây khi đi khám cụ mới biết mình mắc bệnh nhưng chưa có điều kiện để phẫu thuật.
Khối u tuyến giáp khổng lồ của bệnh nhân.
Cụ bà (85 tuổi, ở Đoan Hùng - Phú Thọ) đã đi khám tại các bệnh viện tuyến Trung ương nhiều lần, được tư vấn phẫu thuật nhưng gia đình chần chừ chưa muốn thực hiện vì hoàn cảnh khó khăn. Gần đây tình trạng sức khỏe của cụ ngày càng nặng, khối u quá to chèn ép khiến cụ khó thở, nói khàn người thân mới đưa cụ nhập viện vào Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) điều trị.
Sau khi thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm chẩn đoán, các bác sỹ nhận định đây là 1 trường hợp rất khó vì khối u quá to gây chèn ép vào đường thở, bệnh nhân tuổi cao, thể trạng suy kiệt. Các Bác sỹ khoa Ung bướu đã hội chẩn các bác sỹ Gây mê hồi sức và chuyên gia Bệnh viện K trung ương đồng thời trao đổi với gia đình tình trạng của bệnh nhân.
Được sự đồng ý thống nhất của gia đình và sự hỗ trợ từ các chuyên gia ung thư, cụ bà đã được thực hiện phẫu thuật thành công. Khối u được loại bỏ hoàn toàn, hiện tại sức khỏe cụ đã ổn định và có thể ra viện trong một vài ngày tới.
Bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật với sự hỗ trợ từ chuyên gia Bệnh viện K.
Theo các bác sỹ khoa Ung bướu - BVĐK Hùng Vương ung thư tuyến giáp là bệnh lý tiên lượng rất tốt, tỷ lệ sống thêm 10 năm trung bình của nhóm biệt hóa khoảng gần 90%. Thể tủy tỷ lệ sống thêm 5 năm khoảng 50 %. Thể không biệt hóa thời gian sống thêm trung bình 6 - 8 tháng.
Ung thư tuyến giáp là bệnh xảy ra khi có sự bất thường thường trong sự phát triển của các tế bào tuyến giáp, là sự xuất hiện của các tế bào ung thư tạo thành khối u ác tính ở vùng tuyến giáp.
Ung thư tuyến giáp chiếm 1 - 2% trong tất cả các loại ung thư nhưng chiếm đến 90% ung thư của các tuyến giáp.
Khối u của bệnh nhân sau khi được phẫu thuật.
Ung thư tuyến giáp gặp nữ> nam, tỷ lệ 3/1. Việt Nam là 1 trong những nước có tỉ lệ mắc ung thư tuyến giáp cao.
Ung thư tuyến giáp chia làm 2 nhóm khác nhau về lâm sàng và tiên lượng gồm: Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa và ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa.
Điều trị ung thư tuyến giáp dựa vào từng thể loại mô bệnh học cụ thể. Trong ung thư tuyến giáp thể biệt hóa phẫu thuật đóng vai trò quan trọng nhất. Điều trị I131 là phương pháp điều trị bổ trợ bổ trợ giúp tiêu diệt nhứng tế bào ung thư còn sót lại hoặc những tổn thương di căn xa. Điều trị hormone thay thế giúp duy trì bệnh ổn định, kéo dài thời gian xuất hiện tái phát.
Minh Trang
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Người phụ nữ có con sau 11 năm mắc ung thư máu "Cũng như bao người phụ nữ khác, tôi khao khát được làm mẹ nhưng không dám nghĩ tới vì tôi bị ung thư máu mạn tính đã 11 năm nay. Nhưng điều kỳ diệu đã đến", chị Hồng chia sẻ. Mắc ung thư từ khi mới 24 tuổi, sau 11 năm, chị Nguyễn Thị Thanh Hồng (36 tuổi, Nam Định) đã được làm...