Cất bàn chải đánh răng chỗ này, nguy hại khôn lường!
Nếu bạn cất bàn chải đánh răng theo 2 cách sau, hãy thay đổi ngay nhé!
Hãy tập thói quen luôn đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Chắc có lẽ bạn đang cắm bàn chải đánh răng trong ly hoặc hộp đựng bên cạnh bồn rửa mặt trong phòng tắm?
Có một sự thật khủng khiếp, dù không muốn, bạn vẫn cần phải biết, vì khoa học đã chứng minh điều đó.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí về nhiễm trùng The Journal of Hospital Infection , các hạt phân đã được phát hiện trong không khí cao tới 25 cm trên bệ ngồi bồn cầu ngay sau khi bồn cầu được xả nước.
Và nếu mở cửa sổ hoặc bật quạt hút, thì những hạt này rất dễ xâm nhập vào thứ dùng để “làm sạch” miệng, theo Best Life .
Nếu bạn dùng bàn chải có nắp đậy, hãy nghĩ lại. Hiệp hội Nha khoa Mỹ, cho biết: “Bảo quản bàn chải đánh răng ẩm trong hộp kín sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật hơn là để bàn chải đánh răng tiếp xúc với không khí bên ngoài”, theo Best Life .
Làm sao để đảm bảo vệ sinh cho bàn chải đánh răng?
Vậy thì, làm sao để giữ bàn chải đánh răng sạch sẽ, hoặc ít nhất là càng sạch càng tốt?
Chuyên gia chỉ ra một số cách sau:
1. Không cất bàn chải đánh răng trong phòng vệ sinh
Điều đầu tiên, hãy cất bàn chải đánh răng càng xa phòng vệ sinh càng tốt. Cất bàn chải càng xa bồn cầu càng ít có nguy cơ bị ô nhiễm.
2. Đậy nắp trước khi xả bồn cầu
Video đang HOT
Điều quan trọng hơn cả việc cất bàn chải đánh răng xa bồn cầu là tập thói quen luôn đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước, theo Best Life .
Cất bàn chải càng xa bồn cầu càng ít có nguy cơ bị ô nhiễm – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu tương tự trước đó cho thấy, nếu bồn cầu được đậy nắp trước khi xả nước, thì không tìm thấy hạt phân nào trên bất kỳ bề mặt nào của phòng tắm.
3. Để lông bàn chải khô trước khi đậy nắp
Bây giờ bạn đã biết rằng đậy nắp bàn chải đánh răng khi nó vẫn còn ướt tác hại nhiều hơn là có lợi.
Nhưng nếu bạn cần đậy nắp bàn chải đánh răng, như trong khi đi du lịch chẳng hạn, thì hãy làm theo cách sau.
Hiệp hội Nha khoa Mỹ khuyên hãy đảm bảo cả lông bàn chải và bên trong nắp đậy đều khô hoàn toàn trước khi đậy lại, theo Best Life .
4. Thay bàn chải đánh răng mới sau mỗi vài tháng
Hiệp hội Nha khoa Mỹ, khuyên: “Bàn chải đánh răng nên được thay thế khoảng 3 – 4 tháng một lần hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải bị nhão hoặc sờn. Hiệu quả của bàn chải giảm khi lông bàn chải bị mòn”, theo Best Life .
Những loại rau nhúng vào nồi lẩu sẽ 'sinh độc', biết mà tránh kẻo hại vô cùng
Rau là thành phần không thể thiếu của nồi lẩu. Tuy nhiên, ăn không đúng cách hoặc kết hợp các loại rau với những món 'đại kỵ' có thể gây hại cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Các loại nấm lạ
Bạn cần đặc biệt lưu ý, chỉ nên dùng các loại nấm quen thuộc để nhúng lẩu như kim châm, đùi gà, nấm hải sản, nấm rơm... Không hái nấm lạ về dùng trong bữa ăn cho gia đình bởi có thể là nấm độc, gây nguy hại cho sức khỏe và tính mạng con người.
Giá đỗ
Giá đỗ có vị thanh mát, dễ ăn và được nhiều người yêu thích. Bạn có thể ăn giá đỗ sống, nấu canh hoặc làm các món xào. Giá rất nhanh chín nên có vẻ thích hợp với món lẩu. Tuy nhiên, ăn giá đỗ với lẩu riêu cua lại không phải là lựa chọn tốt. Nó có thể gây ra ngộ độc. Bởi giá đỗ nảy mầm trong môi trường ẩm, nhiệt độ 30-35 độ C. Vì vậy giá có thể chứa nhiều vi sinh vật. Nếu không được rửa sạch mà dùng để ăn sống hoặc chỉ chần trong nước lẩu rất dễ gây đau bụng.
Mồng tơi với lẩu bò
Mồng tơi là loại rau khá lành tính, thường được dùng để nấu canh hoặc xào. Nhiều người cũng dùng mồng tơi để nhúng lẩu. Tuy nhiên, bạn không nên ăn lẩu bò với mùng tơi vì dễ gây ra đau bụng, khó tiêu, nặng thì gây táo bón.
Rau hoa chuông (giống cây rau đắng)
Cây hoa chuông có hình dạng rất giống cây rau đắng. Cây hoa chuông vàng thuộc họ cà độc dược. Rất nhiều người đã ăn nhầm lá cây này do tưởng là cây lá đắng mọc trong vườn. Cây hoa chuông có chứa chất Spocolamin có chứa chất độc gây ảo giác.
Rau kinh giới với lẩu gà
Theo Đông y, thịt gà thuộc phong mộc, có tính can ôn trong khi đó rau kinh giới có tính cay nóng, tân tán. Nếu ăn chung hai loại thực phẩm này với nhau sẽ khiến bạn chóng mặt, ù tai, thậm chsi run rẩy, ngứa ngáy toàn thân.
Lẩu gà nên ăn cùng bắp chuối, rau đắng, rau muống, bông súng, nấm tươi, ngái cứu. Lưu ý, phụ nữ mang thai không nên ăn lẩu gà với ngải cứu.
Cà chua, khoai lang và khoai tây với lẩu hải sản
Mọi người thường cho cà chua vào nồi lẩu để tạo màu sắc đẹp mắt và tăng thêm hương vị. Tuy nhiên, đây là một đại kỵ khi ăn lẩu hải sản.
Ăn lẩu hải sản với cà chua, khoai lang, khoai tây sẽ khiến bạn bị khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
Lá khoai môn
Một số người thích có lá khoai môn vào nổi lâu. Tuy nhiên, ăn phải lá khoai môn ngứa sẽ rất khó chịu, gây ngứa vùng miệng hong... Do đó, tốt nhất bạn nên tránh dùng loại rau này khi ăn lẩu.
Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe, ăn lẩu khi trời lạnh cần tránh những điều sau đây:
Không nên ăn thức ăn quá nóng
Do vừa nấu vừa ăn nên nước lẩu và đồ ăn đều rất nóng, nếu ta ăn luôn khi vừa vớt ra khỏi nồi có thể gây bỏng niêm mạc miệng và thực quản mà chúng ta không biết. Cách tốt nhất là hãy gắp ra bát trước, chờ một chút cho nguội rồi hãy ăn.
Không kéo dài thời gian ăn
Bữa ăn quá dài khiến dạ dày tiết dịch vị, mật tiết dịch mật, tụy cũng tiết dịch để bắt đầu hoạt động tiêu hóa, nhưng càng kéo dài thì hệ tiêu hóa càng phải làm việc nhiều, các cơ quan nội tạng không được nghỉ ngơi khiến chức năng dạ dày suy yếu dễ gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nặng có thể gây ra các bệnh về dạ dày, tụy.
Không ăn khi thực phẩm còn tái
Khi ăn lẩu chúng ta dễ ăn phải đồ ăn còn tái, đây có thể là nguyên nhân khiến bạn bị nhiễm ký sinh trùng, gây đau bụng, khó tiêu.
Tránh ăn nước lẩu quá cay
Vị cay là điểm đặc biệt tạo nên hương vị cho nồi lẩu, thế nhưng ăn quá cay không chỉ gây kích thích các màng nhầy trong thực quản, miệng và đường tiêu hóa mà còn có thể gây tắc nghẽn, phù nề và bệnh về tiêu hóa, khiến người đang mắc các bệnh về răng miệng, viêm họng, viêm loét tụy và túi mật tái phát bệnh tình nghiêm trọng hơn.
Thay nước dùng nếu nồi lẩu đã ăn quá 60 phút
Nồi lẩu khi sôi đi sôi lại chứa rất nhiều chất béo bão hòa, natri, purine, nitrit cũng như các chất có hại. Những chất này có thể khiến bạn mắc bệnh tiểu đường, gout, xơ vữa động mạch và nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Do đó, bạn nên dùng khi nồi nước lẩu mới nấu sôi. Với nồi lẩu đã dùng hơn 1 tiếng đồng hồ, bạn nên thay nước lẩu để tiếp tục dùng.
Hạn chế ăn mỳ nấu với 'nước cuối' của nồi lẩu
Nước lẩu cuối chứa nhiều dầu và chất béo, cùng axit amin của nhiều loại thịt đun nóng liên tục trong thời gian dài. Khi kết hợp với nitrit trong rau nấu chín sẽ tạo thành chất nitrosamine có nguy cơ gây ung thư.
Cho dù là vợ chồng cũng không nên dùng chung 3 thứ này Người ta nói hôn nhân là mồ chôn của tình yêu. Nhiều cặp đôi thất bại sau khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Hãy quan tâm nhau nhiều hơn và đừng cố gắng kiểm soát nhau, để tình cảm vợ chồng ngày càng hòa hợp - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Nhưng cũng có những cặp vợ chồng tiếp tục giữ được cuộc...