Caster DOTA 2 PewPew: Không có cộng đồng nào “tệ” như ở Việt Nam
Đây là những chia sẻ hết sức thẳng thắn và thật lòng của Caster DOTA 2 PewPew, người đặc biệt tâm huyết với sự nghiệp phát triển DOTA 2 tại Việt Nam.
Mới đây, Caster nổi tiếng tại Việt Nam – PewPew đã đăng đàn chia sẻ những cảm nghĩ của mình về cộng đồng DOTA 2 trong nước. Những chia sẻ này có thể làm phật ý không ít người, thế nhưng đó là tâm sự thẳng thắn từ đáy lòng của một người đã dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp phát triển DOTA 2 Việt Nam.
PewPew – Caster nặng lòng với DOTA 2 Việt Nam.
Chúng tôi xin phép trích nguyên văn đoạn chia sẻ của Caster PewPew trên diễn đàn DOTA 2:
“Thật sự thì không có 1 cộng đồng DOTA 2 nào như ở Việt Nam, cộng đồng thì nhỏ nhưng thích soi mói cạnh khóe nhau. Thường xuyên thích để ý vặt vãnh và chửi rủa. Góp ý thì ít mà vặn vẹo đòi hỏi thì nhiều. Luôn nghĩ mình hay và thường xuyên phán xét.
Viết ra mấy dòng này không phải vì mình là ai hết. Chỉ là 1 người member bình thường của cộng đồng và được nghe nhiều, biết nhiều và xem nhiều. Nhìn sang Thái, Philipine, Malaysia các tổ chức hoạt động về eSports, Studio streaming không những được động viên, tài trợ, khán giả donate vô tư, rất vui vẻ vậy mà còn được tôn trọng, yêu mến.
Các studio nhận quảng cáo để thêm thu nhập, làm giải bán vé để có nguồn thu, nhận donate, phát quảng cáo trước sau mỗi trận để làm giải và có nguồn thu,… những điều tưởng chừng vô cùng bình thường ấy ở Việt Nam là 1 thứ gì đó quá xa xỉ.
Đâu phải các hãng ở Việt Nam không có tiền? Đâu phải họ không cần PR – Vậy mà họ toàn qua game khác đầu tư. Đừng vội nghĩ Liên Minh Huyền Thoại, nhìn sang 3Q, Đột Kích, CSO… DOTA 2 cũng còn chưa bằng được những tựa game đó ý chứ.
Đi sang Mã Lai 1 lần làm giải thôi đủ hiểu họ coi trọng caster thế nào. Gặp các bạn làm eSports nói chung từ các pro team như Na’Vi, Nip, iG,…. họ đều thân thiện, chia sẻ nói chuyện và tôn trọng mình. Mình chẳng bao giờ quên được các caster kí tên vào trái tim Việt Nam.
Tại sao chúng ta không thể trở thành 1 cộng đồng khỏe mạnh, không bệnh tật, dẹo dặt, nói những điều tốt đẹp, nghĩ tích cực, bớt chửi rủa, hoạnh họe, càm ràm, ỉ ôi…
Video đang HOT
Cộng đồng DOTA 2 Việt Nam đã rất nhiều lần làm nản lòng những người tâm huyết.
Caster còn chưa tốt – Hãy cho họ thời gian và thông cảm rằng họ làm 1 việc chẳng mấy ai làm dù họ đến studio nào đi chăng nữa.
Team chưa tốt – Hãy động viên họ kể cả đó là ACES, Imba, BFF, PCG hay bất kì team nào. Vì nói cho cùng chúng ta chỉ bơi trong cái ao làng Việt Nam. Hãy động viên, kèo độ, train với nhau để có ngày ít nhất SEA cũng chỉ là sân chơi của chúng ta.
Các cộng đồng nói chung tổ chức giải – Fail thì tiếp thu và làm tiếp – Fail ở đâu thì động viên nói cho nhau nghe – Giải 500k, 1 triệu.
Lời khuyên vô tư là giải DOTA 2 ở Việt Nam cỡ 20 – 40 triệu giờ chưa đáng để làm vì nó không đủ mang lại lợi nhuận (kể cả là tiền hay PR). Còn ai có tiền tất nhiên vô tư làm. eSports còn rất mới – DOTA 2 lại là 1 game tự nhiên – Cộng đồng yêu nó thì cùng nhau vun đắp cho nó. Fail -là chuyện đương nhiên – Đừng chửi vì nó chẳng giúp ai cái gì.
Tại sao các bạn nghĩ các team phải thi đấu vì các bạn trong khi chết nhảm 1 cái các bạn lôi cả tông ti họ hàng người khác ra chửi? Tại sao các studio, caster phải cố gắng cast sống chết với nghề khi tương lai mù mịt còn những người họ phục vụ đang chỉ chờ chực chửi họ?
Chúng ta sống trong 1 xã hội văn minh chứ đâu phải thời kì đồ đá mà họ chỉ biết chửi bới khi không hài lòng? TI 5 năm nay – Việt Nam mình miss rồi – Qualifier cũng ko qua nổi đâu. Nói ra chua chát nhưng không tin thì xem đi. Không tin thì hãy form team và thử và chứng minh mình nói sai đi.
Ngay trong tháng này đầu tháng sau. Mình sẽ làm giải hàng tuần hoặc 2 tuần 1 giải online việt nam. 500k, 1 triệu thôi. Ai cũng tham gia được. Bớt ảo tưởng Việt Nam bá ĐNA hay thế giới đi.
Ai chửi rủa (Khác chửi thề và chửi vui), miệt thị người khác kể cả là viewer chửi nhau trên kênh của mình – Từ nay auto ban – (Lại bảo mình chỉ góp ý mà cũng bị ban – Còn nếu thật sự chỉ góp ý mà bị ban thì bảo mình người ban bạn sẽ bay luôn và mình sẽ xin lỗi bạn).
Mình không tin Việt Nam không thể ít nhất thắng được Thái Lan hay Philipine.
Tóm tắt:
- Mục tiêu TI 6 vô qualifier dù từ open qualifier hay direct invite.
- Xây dựng giải hàng tuần để các team không chuyên train. Team pro muốn tham gia cũng welcome vì đánh vòng tròn. Xây dựng văn hóa người chơi DOTA 2 tốt hơn ở Việt Nam.
Sức mình nhỏ thì mình làm việc nhỏ. Ai chung tay thì ta cố. Được hay không quan trọng là ta đã cố gắng chứ không phải đứng nhìn”.
Theo Gamek
Dân stream game Việt cần làm gì trong năm 2015?
Stream game hiện đang là một nghề rất có tương lai tại Việt Nam.
Trong một hai năm trở lại đây, việc stream đã trở nên hết sức phổ biến tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là ở hai tựa game Liên Minh Huyền Thoạivà DOTA 2. Một phần là bởi nhu cầu của cộng đồng ngày một cao, một phần cũng là bởi hiện nay đã có rất nhiều kênh hệ thống hỗ trợ công việc stream như CSM Talk (Talktv) hay Azubu...
Chỉ cần chơi game ở một máy tính có đường truyền ổn, có tai nghe và mic là bạn đã có thể tiến hành stream trận đấu. Nghe có vẻ thật đơn giải phải không nào? Thế nhưng, trên thực tế, để stream ổn thì cần phải có người xem (viewer) và thu hút viewer thì không hề đơn giản.
Hiện tại có rất nhiều kênh stream nhưng không phải kênh nào cũng thu hút được người xem.
Rất nhiều streamer đã thổ lộ rằng, rõ ràng kĩ năng họ có, các trận đấu của họ cũng hết sức hấp dẫn (bậc Thách Đấu trong Liên Minh Huyền Thoại), họ cũng thường xuyên đối đầu hay cùng team với những tên tuổi lớn trong làng game Việt. Thế nhưng, lượng viewer rất thấp và không thể cải thiện được.
Một trường hợp khác cũng khá thú vị, đó là stream của các game thủ nữ. Như chúng ta đã biết, Liên Minh Huyền Thoại có sự góp mặt của rất nhiều "nửa còn lại của thế giới". Xinh, dễ thương, chơi game giỏi là những nhận xét về họ, đáng lẽ với những điểm mạnh đó thì Stream của họ phải thu hút được lượng người xem đông đảo mới đúng, nhưng thực tế lại rất trái ngược.
Các kênh stream của game thủ nữ cũng chưa hẳn thu hút được nhiều người theo dõi.
Giải thích cho vấn đề này, một streamer chuyên nghiệp có tiếng tăm trong cộng đồng caster Việt - Pewpew đã chia sẻ rằng: "Hầu hết các bạn Streamer mới đều mắc một lỗi đó là thích 'diễn' quá. Con gái thì luôn cố gắng thể hiện sự 'cute' dễ thương, con trai thì im lặng tập trung vào phô diễn kĩ năng... Họ luôn cố gắng giữ hình tượng đẹp đẽ, ngại la mắng, ngại nói chuyện với người chơi và ngại luôn thể hiện đúng bản chất của mình".
Cũng theo chia sẻ của Caster này, cái đọc giả cần là phong cách của người bình luận, họ phải có một cái gì đó riêng biệt, một cái gì đó mà người chơi hễ cứ bật stream lên thấy kênh của họ là vào xem chứ không cần đắn đo suy nghĩ.
Pewpew là một bình luận viên nổi tiếng trong cộng đồng DOTA 2 Việt.
Cụ thể, streamer cần phải thân thiện, cần phải gần gũi với viewer, sẵn sàng chia sẻ cảm xúc dù đó là buồn, vui hay giận dữ. Nhìn vào những streamer nổi tiếng như Viruss, Snake Nidalee (Liên Minh Huyền Thoại) hay Misa (DOTA 2)... thậm chí những người không am hiểu về game lắm vẫn muốn vào xem họ bình luận. Hay nói một cách chính xác hơn, viewer muốn vào xem họ trò chuyện, "chém gió" thể hiện cảm xúc.
Kênh stream của ViruSs đã trở nên quá quen thuộc và luôn thu hút được lượng người xem kỉ lục.
Một câu hỏi được đặt ra, những yếu tố nào là cần và đủ để thu hút viewer đến với kênh stream của mình? Vâng, vẫn bao gồm những gì chúng tôi đã đề cập đến ở trên, bạn cần là người có kĩ năng tốt, các trận đấu mà bạn tham gia phải thật hấp dẫn hoặc bạn là game thủ nữ có trình độ và nhan sắc...
Đồng thời bạn phải thể hiện cảm xúc thật của mình, thường xuyên dành thời gian để trò chuyện với viewer hơn, hãy cứ là chính bạn chứ đừng ham "diễn" quá nhiều. Đôi khi, bạn có thể dừng chơi game và giao lưu trực tuyến với người chơi, hoặc vừa chơi vừa trò chuyện với họ (các kênh stream đều có hỗ trợ điều này).
Những bạn gái vừa dễ thương, vừa chơi game giỏi lại thân thiện sẽ tạo ra một sức hút khủng khiếp.
Trên đây là những góp ý nho nhỏ dành cho các streamer game Việt. Hi vọng rằng, sang năm mới 2015 sẽ ngày càng có nhiều bạn tham gia vào stream hơn, chất lượng stream được nâng cao hơn và thu nhập dành cho nghề stream này cũng sẽ ổn định hơn trước. Chúc các bạn thành công!
Theo Gamek
Nhìn lại một năm 2014 đầy biến động của làng DOTA 2 thế giới Hãy cùng chúng tôi điểm lại một số sự kiện nổi bật ở DOTA 2 quốc tế cũng như trong nước đã diễn ra trong năm qua. Từ DOTA 2 quốc tế... Sự ra mắt của các hero cũ mà mới Với số lượng hero khổng lồ và mỗi hero có 1 đặc điểm và lối chơi khác nhau thì việc chơi hết...