Cặp vợ chồng Nghệ An sinh 10 người con sống rải rác ở các tỉnh thành, dịp Tết tề tựu con cháu xếp hàng dài
Đôi vợ chồng Nghệ An sinh 10 người con, cảnh “con cháu đầy đàn” sum vầy dịp Tết xếp hàng dài để nhận lì xì khiến ai nấy xuýt xoa.
Mới đây, hình ảnh gia đình “con đàn cháu đống” thu hút sự chú ý của nhiều cư dân mạng. Cụ thể, cô gái tên Chu Linh (sinh năm 1995, Nghệ An) chia sẻ về gia đình mình. Linh sinh ra trong một gia đình có 10 anh chị em (6 gái, 4 trai), lần lượt là: Phương, Ngọ, Tú, Giang, Thanh, Hoài, Liên, Trang, Linh và cậu út tên Tài. Vì gia đình quá đông anh chị em nên cô gái xứ Nghệ không nhớ hết năm sinh của các anh chị lớn.
Linh cho biết rất nhiều lần thắc mắc, tại sao bố mẹ lại sinh đến 10 người con. Mẹ cô giải thích, với ông bà, con cái là lộc trời cho nên “trời cho khi nào nhận khi ấy”. Họ sinh 10 người con, vất vả, lam lũ cả đời để nuôi các con khôn lớn, ăn học thành người.
Cô gái chia sẻ cảnh “con cháu đầy đàn” gia đình dịp Tết khiến cư dân mạng quan tâm
Linh tâm sự cách đây 2 năm, bố Linh mất vì bạo bệnh, chỉ còn lại mẹ. Thương mẹ “đơn chiếc”, anh chị em Linh luôn yêu thương, quan tâm mẹ sát sao. Mỗi người có một cách riêng để báo hiếu mẹ, người thì biếu tiền, người lại biếu quà, những người ở gần mẹ thì thường xuyên sang thăm hỏi, chăm sóc. Các anh trai của Linh hiện làm trong ngành quân đội (hải quân và lục quân). Các chị em gái thì đa ngành nghề, người làm ngân hàng, người làm cô giáo, người kinh doanh tự do… Tất cả đều có công ăn việc làm ổn định.
Cô gái sinh năm 1995 kể: “Để nuôi 10 đứa con ăn học, bố mẹ mình vất vả, lam lũ cả đời. Trước đây, bố mình làm nghề lái xe xăng dầu, mẹ kinh doanh nhà hàng tiệc cưới, gia đình cũng gọi là khá giả hơn so với hàng xóm, láng giềng. Nhưng nhà đông con, bố mẹ mình phải làm ngày, làm đêm mới đủ trang trải cuộc sống. Anh chị em mình chưa bao giờ phải thiếu ăn, thiếu mặc hay thiếu tiền đóng học. Đến giờ, 10 đứa con trưởng thành, có cuộc sống đủ đầy thì không thể quên đi công lao sinh thành dưỡng dục của bố mẹ”.
Hiện tại, Linh và hai người anh chị khác sống ở Nha Trang. Các anh chị em còn lại sống rải rác ở các tỉnh thành: Hà Nội, Nghệ An, TP.HCM. Dù ở xa nhau nhưng mỗi dịp Tết, anh chị em Linh đều cố gắng về Nghệ An sum họp với mẹ.
“Tết nhà mình không mấy khi đông đủ bởi, các anh chị phải trực Tết. Dẫu thiếu người nọ người kia nhưng Tết nào nhà mình cũng rất đông con đông cháu, có khi ngồi kín nhà. Kỷ niệm đáng nhớ nhất về Tết của mình là được các anh chị chỉ cách làm bánh chưng, cùng mọi người dọn dẹp, trang trí nhà cửa. Lớn cả rồi nhưng ai cũng háo hức, mong chờ ngày Tết vì được về sum họp với mẹ và chị em ruột thịt”, Linh chia sẻ.
Video đang HOT
Anh chị em Linh luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Cuộc sống không tránh khỏi lúc xích mích, mâu thuẫn nhưng mọi người đặt ra một quy tắc: Không được giận nhau quá lâu để khiến mẹ phiền lòng. Linh vẫn nhớ cảm giác mỗi cái Tết cùng mẹ trông ngóng, chờ đợi các anh chị về nhà. Cảnh tượng con cháu xếp hàng dài để nhận lì xì luôn là điều đặc biệt trong một gia đình đông con như nhà Linh.
“Một việc đã trở thành thói quen của mình là cùng mẹ và các chị lau dọn bàn thờ bố, rồi cả nhà quây quần xem Táo quân, cúng giao thừa. Tết với mình vẫn là một điều gì đó rất đặc biệt mà tất cả những ngày khác trong năm không thể có. Mình nhớ những ngày cùng các chị rửa lá rong, cùng các anh gói bánh chưng, rồi mùng 2 Tết được về quê nội thắp hương cho ông bà. Tất cả những ký ức đó đều rất đẹp”, Linh nói.
Câu chuyện muôn thuở của các cặp vợ chồng: Nghỉ lễ về nội hay về ngoại
Vấn đề muôn thuở của các cặp vợ chồng mỗi dịp lễ Tết là nên về nhà nội hay nhà ngoại? Cả năm hiếm lắm mới có 1, 2 kỳ nghỉ lễ dài, ai cũng muốn tranh thủ về quê thăm bố mẹ.
Tuy nhiên, theo tâm lý chung trong khi chồng thì muốn về nhà nội, vợ lại đòi về nhà ngoại, không ai chịu nhường ai.
Mỗi kỳ nghỉ lễ các cặp vợ chồng lại đau đầu không biết lựa chọn nên về quê vợ hay quê chồng.
Câu hỏi đau đầu: Về nội hay về ngoại?
Kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay sát luôn cả nghỉ lễ giỗ tổ Hùng vương 10/3 nên được nghỉ khá dài 4-5 ngày. Điều này khiến nhiều người thích thú vì có thể tranh thủ về quê thăm bố mẹ, đi du lịch đây đó. Tuy nhiên, với nhiều cặp vợ chồng, điều đó lại gây ra bất đồng quan điểm lớn là nên "về nội hay về ngoại?", làm thế nào để vẹn toàn cả hai bên.
Chưa đến ngày nghỉ lễ, chị đồng nghiệp ở công ty tôi đã than thở, cả tuần nay hai vợ chồng cứ vùng vằng với nhau vì anh thì thích về nhà nội chị lại thích về nhà ngoại. Quan trọng nhất là nhà nội cách 2 vợ chồng chỉ có 60km, mất gần 2 tiếng đi xe còn nhà ngoại cách xa gần 200km, đi xe phải 6-7 tiếng mới đến. Cả hai vợ chồng còn có con nhỏ nên anh chồng cho rằng về nội cho gần, cũng là để các con đỡ mệt mỏi vì ngày lễ xe khách sẽ rất đông.
Các cặp vợ chồng đau đầu vì không biết nên phân chia về nội hay về ngoại trong kỳ nghỉ lễ.
Tuy nhiên, chị đồng nghiệp của tôi lại cho rằng vì nhà nội gần nên cuối tuần thứ 7, chủ nhật hai vợ chồng cũng thường dẫn con về chơi rồi. Còn nhà ngoại ở xa nên dịp lễ dài mới có cơ hội về. Lần này cũng về nhà nội nữa thì phải đến Tết Nguyên Đán mới được về ngoại hay sao. Để cho công bằng chị cũng nghĩ tới việc về mỗi nhà một nửa thời gian nghỉ lễ. Nhưng như thế sẽ rất mệt mỏi bởi riêng chuyện đi lại đã mất kha khá thời gian.
Một cô bạn khác của tôi cũng than thở nghỉ lễ năm nay muốn về nhà ngoại chơi. Vì hiện tại hai vợ chồng đang sống trên Hà Nội, bố mẹ chồng lại ở ngay ngoại thành, về thường xuyên rồi nên cũng không quá cần thiết. Nhưng khổ nỗi năm nay cô lại là dâu mới, nghỉ lễ gia đình bên nội thường tụ tập họ hàng anh em rất đông vui. Chẳng lẽ dâu mới năm đầu về nhà chồng đã vắng mặt thì cũng không hay. Mặc dù bố mẹ chồng thì thoải mái nhưng mấy cô dì chú bác nhà chồng lại không như vậy. Về mà không thấy cháu dâu lại inh ỏi lên "dâu mới mà chẳng biết ý gì cả", "mới về thì ra rửa bát cho quen đi", "Long (chồng bạn tôi) là chiều vợ lắm đấy nhé",... Cũng vì không muốn chồng và bố mẹ chồng khó xử nên bạn tôi đắn đo mãi vẫn chưa quyết được.
Chị em phụ nữ không khỏi ám ảnh vì nghỉ lễ về quê nội chỉ chăm chăm dưới bếp dọn dẹp, rửa bát. (Ảnh minh họa: Trí Thức Trẻ)
Ai về nhà nấy cho khỏe thân
Thay vì đau đầu suy nghĩ xem nên về nhà nội hay nhà ngoại, một số cặp vợ chồng hiện đại chọn cách "ai về nhà nấy" để vẹn cả đôi đường. Nếu có hai đứa con thì cũng chia đôi luôn mỗi cháu về một nhà, còn nếu có một cháu thì sẽ theo mẹ về ngoại.
Chị Vân Trang (32 tuổi, Hà Nội) sau 10 năm làm dâu đã áp dụng giải pháp này được 2 năm nay. Thời gian đầu họ cũng bị bố mẹ hai bên phản đối gay gắt nhưng dần dần thì ông bà cũng quen. Nhờ đó mà vợ chồng tránh được những cuộc cãi vã không cần thiết. Kỳ nghỉ lễ năm nay họ cũng dự định làm như vậy, làm hết tối thứ 6 là mỗi người dẫn theo một đứa con xách vali ai về nhà nấy.
Nhiều cặp vợ chồng hiện đại lựa chọn ai về nhà nấy cho khỏe thân, đỡ mất công cãi vã.
Bởi 30/4 chị cũng có buổi họp lớp cấp 3 mà anh cũng vậy. Nếu cả hai cùng về một nơi thì một trong hai người sẽ phải bỏ buổi họp lớp. Chưa kể bạn bè cả năm mới gặp nhau 1 lần nên chẳng ai muốn bỏ cả. Hơn nữa, chị Trang cũng muốn về ngoại vì có thể gửi con cho ông bà trông, chẳng phải vướng bận điều gì. Đổi lại nếu về nội ngoài việc nấu nướng, dọn dẹp còn phải trông thêm cả mấy đứa cháu, cũng đến đau đầu.
Thấy ý tưởng này hay tôi cũng đề xuất với chồng và anh rất thích thú. Tuy nhiên, vừa ngỏ ý với bố mẹ thì lại bị mắng xa xả. "Anh chị như thế là ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình", "được nghỉ 5 hôm thì về nhà 1, 2 hôm rồi muốn đi đâu thì đi chúng tôi không cấm". Cũng may nhà ngoại và nhà nội của tôi chỉ cách nhau 70km, hai vợ chồng có thể tự túc đi lại nên cũng khá dễ dàng. Nhưng nhà ngoại các anh chị em lại về hết 2 hôm đầu nghỉ lễ, nếu 2 hôm sau tôi mới về thì chẳng còn ai chơi cùng mà hàn huyên tâm sự, nghĩ tới thôi đã thấy chán. Nếu như lúc này được "ai về nhà nấy" thì có phải tốt hơn không?
Về nội hay về ngoại khiến không ít cặp vợ chồng tranh cãi đến nửa đêm. (Ảnh minh họa: Sohu)
Hoàng Diệp (28 tuổi, Hà Nội) lại nghĩ ra ý tưởng nghỉ lễ liền đặt vé đi du lịch cho bố mẹ chồng. Sau đó cả hai vợ chồng có thể tự do về ngoại mà không phải vướng bận gì. Tuy nhiên, sau khi đặt vé xong thì bố mẹ chồng lại không muốn đi. Ông bà cho rằng cả năm mới có ngày nghỉ lễ gia đình phải quây quần bên nhau. Nếu không thì đặt thêm vé cả nhà cùng đi chứ nhất quyết không chịu đi một mình.
Thái độ của bố mẹ chồng khiến Diệp vô cùng ấm ức nhưng cũng chẳng làm được gì, đành phải đặt thêm hai vé. Quay sang vùng vằng trách móc chồng thì nhận được câu trả lời "tốt nhất ai về nhà nấy cho khỏe". Trong lòng Diệp cũng mong như vậy lắm nhưng làm sao có thể bỏ hết lại mà đi. Rồi nghỉ lễ xong cô sẽ lại được nghe một bài ca từ bố mẹ chồng không làm tròn trách nhiệm con dâu, thậm chí là họp gia đình.
Vấn đề khoảng cách xa xôi, phương tiện đi lại cũng là yếu tố khiến các cặp vợ chồng cân nhắc xem nên về nội hay về ngoại. (Ảnh minh họa: Người lao động)
Cần sắp xếp thời gian hợp lý, cân bằng giữa nhà nội và nhà ngoại
Câu chuyện về nội hay về ngoại luôn là vấn đề gây tranh cãi giữa các cặp vợ chồng. Ai cũng mong muốn giá như còn độc thân thì có thể thoải mái làm những điều mình thích. Tuy nhiên, khi đã có gia đình trách nhiệm và nghĩa vụ ngày càng nặng nề hơn. Thay vì nghĩ xem về nội hay về ngoại bạn nên học cách cân bằng giữa cả hai.
Kỳ nghỉ lễ nếu muốn ở bên gia đình đi du lịch thì có thể đặt vé cho cả đại gia đình hai bên. Đây cũng là dịp hai bên thông gia có thể gặp gỡ, trò chuyện cùng nhau. Nếu điều kiện không cho phép, hai vợ chồng có thể về ngoại chơi một hôm rồi đón ông bà xuống nhà nội chơi hoặc ngược lại. Tất nhiên, hai vợ chồng cần có sự bàn bạc kỹ với nhau và nói rõ tâm tư, nguyện vọng với bố mẹ ở nhà. Chỉ cần bạn nói lý do hợp lý, chắc chắn bố mẹ sẽ thông cảm.
Kỳ nghỉ lễ ai cũng mong muốn được đoàn viên bên gia đình. (Ảnh minh họa: Maya Feller Nutrition)
Để cho công bằng giữa hai bên có thể thay phiên năm nay về nhà nội thì năm sau về nhà ngoại. Kỳ nghỉ ngắn ngày thì ưu tiên về bên nào khoảng cách gần hơn, kỳ nghỉ dài ngày thì về bên có khoảng cách xa hơn. Và quan trọng nhất là giữa hai vợ chồng cần có sự đồng cảm, thấu hiểu. Thay vì tranh cãi bất phân thắng bại thì mỗi người nên hạ cái tôi nhường nhau một chút. Như vậy mọi vấn đề sẽ nhanh chóng được giải quyết.
Nếu cả hai gia đình đều ở xa, khó để lựa chọn về bên nào thì thay vì về quê gia đình nhỏ có thể đi du lịch riêng. Sau đó, bạn đừng quên mua quà gửi về cho cả hai bên nội ngoại cũng như hỏi thăm sức khỏe ông bà. Như vậy vừa làm hài lòng, vẹn ý đôi bên mà gia đình cũng có khoảng thời gian riêng dành cho nhau cùng thư giãn.
Thay vì tranh cãi về nội hay về ngoại cả gia đình có thể cùng nhau đi du lịch. (Ảnh minh họa: Vietpower)
Trên thực tế, mỗi gia đình đều có những hoàn cảnh riêng, để cân bằng giữa hai bên là một điều rất khó khăn. Tuy nhiên, nếu cả hai vợ chồng có sự nhất chí đồng lòng thì vấn đề này chắc chắn sẽ được giải quyết.
Quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào? Cùng để lại bình luận bên dưới với YAN nhé. Và đừng quên theo dõi Camera Xóm để cập nhật thêm nhiều tin tức đời sống xã hội thú vị.
Kỳ nghỉ lễ là dịp để chúng ta có thể nghỉ ngơi, thư giãn sau nhiều ngày làm việc mệt mỏi. Chính vì thế, đừng để những cuộc cãi vã không đáng làm mất đi niềm vui. Ai cũng có những sở thích cá nhân nhưng khi đã có gia đình thì cần suy nghĩ nhiều hơn đến trách nhiệm. Những cuộc vui chỉ là nhất thời nhưng gia đình mới là nơi chúng ta dừng chân sau mọi giông bão. Do đó, khi có bất đồng quan điểm vợ chồng cần thẳng thắn nhìn nhận vấn đề và đưa ra các hướng giải quyết phù hợp. Nếu thấy ý kiến nào hợp lý thì nên làm theo chứ đừng khăng khăng quan điểm của bản thân dù biết nó không hợp lý.
Chồng hạnh phúc khi mỗi ngày lại được xin tiền vợ, xin phép vợ đi chơi Nhiều người đàn ông cảm thấy vui vẻ khi mỗi sáng ngửa tay xin tiền vợ và mỗi lần đi sớm về muộn, gặp gỡ ai sẽ lại báo và xin phép bà xã. Họ cho rằng đây là hạnh phúc của gia đình chứ không phải sự kiểm soát. Mỗi người sẽ có một cách định nghĩa về hạnh phúc khác nhau....