Cặp vợ chồng Hội An: Đến chết vẫn còn yêu
Bà Lợi qua đời ở tuổi 88. Ông Se, 96 tuổi, vẫn ngày ngày lau dọn bàn thờ và nói chuyện với di ảnh của bà.
Ông Lê Văn Se (96 tuổi), hơn vợ mình – bà Nguyễn Thị Lợi 8 tuổi, sống tại Hội An. Họ yêu nhau khi cả hai đã bước qua độ tuổi 30 và kết hôn sau 10 năm. Ngay sau đám cưới của họ, chiến tranh lại nổ ra. Ông Se tham gia quân đội và bị địch bắt. Bà Lợi ở nhà với nỗi đau khôn cùng và tin rằng chồng mình đã hy sinh.
Năm 1954, ông Se bất ngờ trở về từ chiến trường. Vợ chồng ông đoàn tụ sau bao năm xa cách và từ đó cùng nhau xây dựng một cuộc sống gia đình.
Bộ ảnh về tình yêu vĩnh cửu của ông Se và bà Lợi được nhiếp anh gia Nguyễn Vũ Phước thực hiện.
Ông bà Se có 5 người con và cùng sống tại một ngôi làng nhỏ ở ngoại ô Hội An, tỉnh Quảng Nam. Ngôi làng đó có tên là Trà Quế – vùng trồng rau nổi tiếng cung cấp cho Hội An và các khu vực lân cận.
Video đang HOT
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Vũ Phước chia sẻ rằng anh hiếm thấy một cặp vợ chồng nào hạnh phúc đến vậy. Ngay cả khi đã già, họ vẫn dành cho nhau những cử chỉ, sự chăm sóc và cùng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Khi những bức ảnh về ông bà Se được Nguyễn Vũ Phước chia sẻ, cặp vợ chồng già đã trở nên nổi tiếng. Nhiều vị khách du lịch đến Hội An đều ghé thăm ông bà và chụp ảnh lưu niệm.
“Tôi gặp họ cách đây gần 10 năm. Khi đó, ông Se vẫn có sức khỏe tốt. Mỗi buổi chiều, ông đều xách nước tưới rau, trong khi bà Lợi ở bên nhặt rau. Họ nói với nhau nhiều câu chuyện và chọc nhau cười”, nhiếp ảnh gia kể lại.
Một ngày nọ, bà Lợi bị trượt ngã và gãy chân. Bà phải nằm yên một chỗ và được ông Se cùng các con chăm sóc.
Bà Lợi qua đời ít lâu sau đó ở tuổi 88.
Mất đi người bạn đời, ông Se đau khổ và buồn bã. Sức khỏe của ông cũng giảm sút, không để đi lại nhanh nhẹn như trước nữa. Tuy vậy, ông vẫn ngày ngày lau dọn bàn thờ của bà Lợi và nói chuyện với di ảnh của bà.
“Một tình yêu vĩ đại mà ít người có được trong đời. Họ sống để yêu nhau đến hết đời, vẫn cảm thấy như mình còn trẻ và yêu như ngày đầu gặp mặt” – nhiếp ảnh gia Nguyễn Vũ Phước cảm thán và chia sẻ bộ ảnh về ông bà Se thay cho thông điệp gửi đến mọi người nhân dịp Lễ tình yêu 2020.
Theo Ngôi sao
Nửa triệu loài côn trùng có nguy cơ tuyệt chủng
Một nửa trong số 1 triệu loài động vật và thực vật trên Trái Đất đang đối mặt nguy cơ tuyệt chủng là các loài côn trùng, và sự biến mất của chúng có thể là thảm họa đối với con người.
Một loài bướm nhiệt đới tại Triển lãm Bướm ở Công viên Budapest, Hungary ngày 6/6/2019. Ảnh: THX/TTXVN
Đây là cảnh báo của các nhà khoa học đưa ra trong nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Conservation Biology ngày 10/2.
Nhà sinh học Pedro Cardoso thuộc Bảo tàng Lịch sử tự nhiên của Phần Lan, trưởng nhóm tác giả của nghiên cứu trên, nhấn mạnh cuộc khủng hoảng tuyệt chủng côn trùng hiện nay "hết sức đáng lo ngại". Sự biến mất của các loài bọ bay, bọ bò, bọ nhảy, bọ đào hang hay bọ đi trên mặt nước là một phần của đợt tuyệt chủng hàng loạt, và đây là đợt tuyệt chủng thứ 6 trong 500 triệu năm qua.
Đợt tuyệt chủng gần đây nhất xảy ra cách đây 66 triệu năm, khi một khối thiên thạch đâm vào Trái Đất đã làm biến mất toàn bộ loài khủng long và hầu hết các loài sinh vật khác. Tuy nhiên, lần này, nhà khoa học Pedro Cardoso nhấn mạnh, hoạt động của con người là nguyên nhân trong hầu hết các hiện tượng giảm sút và tuyệt chủng các loài côn trùng.
Theo nghiên cứu, yếu tố chính dẫn tới tình trạng giảm sút và tuyệt chủng các loài côn trùng là môi trường sống bị thu hẹp và thoái hóa, hậu quả của các chất gây ô nhiễm đặc biệt là thuốc trừ sâu và do các loài xâm lấn khác. Ngoài ra, hoạt động khai thác quá mức, trong đó trên 2.000 loài côn trùng nằm trong thực đơn của con người, và tình trạng biến đổi khí hậu cũng khiến nhiều loài côn trùng biến mất hoàn toàn.
Sự suy giảm số lượng bướm, bọ cánh cứng, kiến, ong, ruồi, dế và chuồn chuồn gây ra nhiều hậu quả vì các loài côn trùng này đóng vai trò quan trọng không thể thay thế như thụ phấn hoa, nguồn thức ăn nuôi dưỡng nhiều loài động vật, và kiểm soát các loài sâu bệnh.
Theo một nghiên cứu trước đó, các "dịch vụ sinh thái" như trên ước tính tiêu tốn 57 tỷ USD/năm chỉ riêng tại nước Mỹ. Trong khi đó, một hiệp hội về đa dạng sinh học của Liên hợp quốc có tên IPBES cho biết trên toàn cầu, các loài cây trồng cần côn trùng thụ phấn có giá trị kinh tế ít nhất từ 235 - 577 tỷ USD mỗi năm.
Ngoài ra, nhiều loài động vật ăn côn trùng bị ảnh hưởng. Cụ thể, số lượng chim giảm mạnh tại châu Âu và Mỹ liên quan đến sự biến mất của nhiều loài côn trùng do thuốc trừ sâu. Các nhà khoa học ước tính có khoảng 5,5 triệu loài côn trùng và chỉ 1/5 trong số đó đã được xác định và đặt tên. Khoảng 5 - 10% số loài côn trùng đã bị xóa sổ kể từ khi thời đại công nghiệp bắt đầu hoạt động mạnh mẽ khoảng 200 năm trước đây.
Trần Quyên
Theo baotintuc.vn
Con bị bạn mắng chửi trên mạng, phụ huynh kiện trường Chứng kiến cảnh con gái bị bạn bè bắt nạt trên mạng nhưng nhà trường không có biện pháp bảo vệ, hai vợ chồng người Australia đâm đơn kiện trường. Theo The Globe and Mail, hai vợ chồng Uwe và Natalie Boll ở thành phố Vancouver, vừa gửi đơn kiện trường Crofton House, nơi con gái theo học, lên Tòa án Tối cao...