Cấp thiết đầu tư dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
Lãnh đạo 2 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT), Đồng Nai và Bộ GTVT vừa có cuộc họp bàn phương án đầu tư đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
Dự án được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 1-3-2016 về quy hoạch phát triển đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Dự án được chia 2 thành phần: từ TP Biên Hòa (Đồng Nai) đến thị xã Phú Mỹ dài 46,8km, trong đó đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài 34,2km; từ thị xã Phú Mỹ đến TP Vũng Tàu (31km). Thành phần 1 sẽ được triển khai trước với quy mô mặt cắt từ Biên Hòa đến Phú Mỹ là 6 làn xe.
Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 14.956 tỷ đồng, trong đó, đoạn qua tỉnh Đồng Nai khoảng 12.166 tỷ đồng, đoạn qua tỉnh BR-VT khoảng 2.790 tỷ đồng.
Video đang HOT
Phát biểu tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy BR-VT Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết, áp lực giao thông trên QL 51 hiện nay rất lớn, tình trạng ùn tắc xảy ra thường xuyên trên suốt chiều dài tuyến. Đặc biệt, hiện hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải chỉ mới khai thác khoảng 40% công suất, hàng hóa từ các cảng chủ yếu vận chuyển bằng đường thủy, chỉ khoảng 20% đi theo đường bộ.
Trong tương lai, khi hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải tăng công suất, tình hình ùn tắc trên QL 51 sẽ trầm trọng hơn. Do vậy, việc đầu tư cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu trong giai đoạn 2021-2025 để giải tỏa áp lực cho QL 51, tăng sức cạnh tranh cho hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải là hết sức cấp thiết.
Kết thúc cuộc họp, lãnh đạo 2 tỉnh thống nhất kiến nghị Thủ tướng để BR-VT làm đầu mối chuẩn bị các thủ tục đầu tư, ký kết và thực hiện hợp đồng dự án. Hai tỉnh cũng thống nhất kiến nghị ngân sách trung ương hỗ trợ về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và một phần chi phí xây dựng đoạn qua tỉnh Đồng Nai. Trong năm 2019-2020, BR-VT trình Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư và giai đoạn 2021-2025 sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, thi công xây dựng.
NÔNG NGÂN
Theo SGGP
Sẽ xử phạt các xe không dán thẻ cố tình đi vào làn thu phí không dừng
Những phương tiện chưa dán thẻ thu phí tự động không dừng nhưng vẫn cố tình đi vào làn đường đã được phân loại phương tiện sẽ bị xử lý vi phạm.
Phương tiện chưa dán thẻ thu phí tự động không dừng nhưng vẫn cố tình đi vào làn đường đã được phân loại phương tiện sẽ bị xử lý vi phạm. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam )
Khẳng định các nhà đầu tư trạm thu phí BOT đã triển khai thực hiện việc lắp đặt các biển báo hiệu trên giá long môn, sơn phân làn.... tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam nhìn nhận, các phương tiện chưa chấp hành nghiêm đi theo biển báo phân làn cho loại xe của mình khi qua trạm, gây ùn tắc cục bộ, giảm năng lực thông xe cho các làn thu phí không dừng (ETC).
Để bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt, Tổng cục Đường bộ yêu cầu đối với các nhà đầu tư BOT đường bộ, Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) bố trí đủ người điều hành giao thông, hướng dẫn các xe đi đúng làn dành riêng (chú ý tư thế tác phong, có băng đỏ, biển hiệu, còi, cờ...); tổ chức tuyên truyền đến các lái xe (phát loa trực tiếp tại trạm, phát tờ rơi...)
Các Cục quản lý đường bộ khu vực chuẩn bị, tổ chức một tổ công tác (là công chức thanh tra) phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông để xử lý các vi phạm về việc dừng, đỗ, không tuân thủ đi đúng làn đường, hiệu lệnh của người điều hành giao thông.... tại các trạm thu phí (khi có kế hoạch của Tổng cục Đường bộ).
Bên cạnh đó, Tổng cục Đường bộ giao Vụ Pháp chế-Thanh tra chủ trì phối hợp với Vụ An toàn giao thông tổ chức kiểm tra hiện trường các trạm thu phí về việc triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Tổng cục, kịp thời chấn chỉnh và có biện pháp xử lý đối với đơn vị chậm triển khai thực hiện.
Tổng cục Đường bộ cũng đề nghị Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) phối phợp kiểm tra xử lý các vi phạm tại trạm thu phí đồng thời dự thảo Kế hoạch phối hợp kiểm tra xử lý các vi phạm (dự kiến 11/11 tới bắt đầu thực hiện tại một số trạm thu phí trên các tuyến Quốc lộ trọng điểm).
Liên quan đến vấn đề trên, phía Bộ Giao thông Vận tải cho biết, dự thảo của nghị định thay thế Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (chuẩn bị ban hành), trong đó quy định hành vi điều khiển xe chưa gắn thẻ đầu cuối đi vào làn đường dành riêng thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng, tước quyền sử dụng bằng lái xe 1-3 tháng. Nếu gây tai nạn giao thông, tài xế bị tước bằng lái xe 2-4 tháng.
Để đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí không dừng, Bộ Giao thông Vận tải đang phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và một số ngân hàng thương mại có giải pháp bảo đảm tính liên thông tài khoản cá nhân tại các ngân hàng với tài khoản giao thông để tạo sự thuận lợi cho người sử dụng, minh bạch tài chính và bảo đảm an toàn thông tin cá nhân./.
Theo Việt Hùng (Vietnam )
Cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi thất hứa hoàn trả đường công vụ Quảng Ngãi yêu cầu VEC làm rõ trách nhiệm của các cá nhân trong việc chậm thông qua hồ sơ thiết kế hoàn trả các tuyến đường địa phương. Ngày 23-10, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho hay vừa có văn bản gửi Bộ GTVT, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về việc chỉ đạo giải quyết các tồn tại...