Cặp song sinh Cúc -An từng dính liền vào nhau cách đây gần 20 năm hồi sinh kỳ diệu, xinh đẹp ngỡ ngàng
17 năm sau ca phẫu thuật tách rời nhau giờ đây cặp chị em song sinh Cúc – An ở Thanh Hoá hồi sinh kỳ diệu. Các em xinh đẹp và ngoan ngoãn học giỏi.
Cặp song sinh dính liền nhau Cúc – An và 10 giờ nỗ lực căng não của hàng chục bác sĩ
Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP HCM cùng các chuyên gia đã phẫu thuật tách thành công hai bé Diệu Nhi và Trúc Nhi bị dính liền cơ thể. Ca mổ kéo dài hơn 12 tiếng khiến người dân cả nước hồi hộp. Sau khi thành công các bác sĩ cùng người thân hai bé vỡ òa hạnh phúc.
Hiện cả 2 đang có chuyển biến tích cực sau ca mổ với sự theo dõi vô cùng sát sao của các bác sĩ tại bệnh viện. Trước ca phẫu thuật của bé Diệu Nhi và Trúc Nhi, các bác sĩ Việt Nam đã từng phẫu thuật tách rời thành công một số ca song sinh dính liền tương tự. Trong số đó ca phẫu thuật hai bé song sinh Cúc – An cách đây 17 năm vẫn được nhiều người nhắc đến.
18 năm trước, chị Trịnh Thị Bình ở Hà Trung, Thanh Hóa mang thai lần thứ hai, trước đó chị đã có một cô con gái 5 tuổi. Gia đình chị rất vui mừng khi được các bác sĩ báo thai song sinh.
Gần đến ngày sinh, bác sĩ bất ngờ phát hiện hai bé dính nhau. Bác sĩ phải phẫu thuật để cứu mẹ và con. Hai bé Lê Thu Cúc, Lê Thuý An chào đời ngày 6/12/2002 trong tình trạng dính nhau suốt từ xương ức đến bụng.. Lúc ấy bé An đã hơi bị ngạt, chân bị tím, trong tình trạng dính với bé Cúc phần ngực và bụng.
Gia đình chị Bình vừa thương con, vừa lo sợ. Thương vì thấy hai con bé xíu, trông rất đáng yêu, nhưng lo sợ vì không biết tương lai các con rồi sẽ ra sao. Vợ chồng chị Bình khi ấy ứa nước mắt thương hai đứa con gái.
Hai ba ngày sau khi Thu Cúc và Thúy An chào đời, GS Nguyễn Thanh Liêm, giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương có chuyến công tác về Thanh Hóa. Ông đến thăm cặp song sinh và chia sẻ nhiều điều với gia đình chị Bình.
Cặp song sinh Cúc – An khi dính vào nhau và thời điểm sau khi được tách rời.
Vợ chồng chị Bình, ông bà nội ngoại hai bên bớt lo lắng, họ đã tìm được một cái phao hi vọng rằng hai con gái của mình có cơ hội được sống như những đứa trẻ bình thường. Mẹ con chị Bình được chuyển ngay ra Bệnh viện Nhi trung ương sau khi ra viện ở Thanh Hóa. Các cuộc chụp chiếu chẩn đoán sau đó xác định đây là một trường hợp song sinh dính nhau nhiều bộ phận cơ thể.
Hai bé Cúc – An đã bị dính nhau phần bụng, ngực, ức, chung khoang màng tim, chung nhau 1 gan, chung tá tràng và ruột non. Cúc bị tim bẩm sinh, An có u máu ở tay, ngực.
Một năm sau, hơn 50 y, bác sĩ của Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) và chuyên gia ghép gan của Mỹ lên phương án cho ca mổ kéo dài suốt 10 tiếng đồng hồ này.
Mọi diễn biến của cuộc phẫu thuật vẫn được thông báo đều đặn mỗi giờ:
12 giờ 30 bắt đầu tách gan.
13 giờ 15 tách gan xong.
14 giờ cắt xong mạc treo.
15 giờ, Cúc – An mới cần truyền 150ml máu/cháu, trong khi bệnh viện đã chuẩn bị để truyền cho mỗi cháu 1 lít máu.
Đúng 15 giờ 55, khi được 10 tháng 10 ngày tuổi, hai bé Cúc – An đã chính thức được tách rời thành hai con người riêng biệt như những bạn bè khác.
Sau đó, hai kíp khâu nối da bụng và hồi sức cấp cứu vào cuộc để cố gắng kết thúc ca mổ lúc 18 giờ cùng ngày. Ca mổ kéo dài gần 10 giờ. Các bộ phận bị dính như xương ức, khoang màng tim, gan, tá tràng và ruột non đều được tách thành công.
Sự hồi sinh kỳ diệu của cặp chị em song sinh dính liền nhau
Đến bây giờ chị Bình vẫn còn nhớ như in lời giáo sư Nguyễn Thanh Liêm nói ca mổ khó lắm, tỷ lệ thành công là 50-50, trong trường hợp bắt buộc phải chọn lựa thì ê-kíp phải chọn bé khỏe hơn, chị rơi nước mắt gật đầu.
“Thà để con mình có cuộc sống hạnh phúc, hơn là cứ vặt vẹo như vầy. Nhưng tôi luôn cầu nguyện cả hai đều bình an”, chị Bình nói.
Lời ước nguyện của người mẹ được như ý, ca mổ thành công. Giờ đây, Cúc và An đã trở thành hai thiếu nữ xinh đẹp, khỏe mạnh, ngày ngày đến trường với ước mơ về một tương lai tươi đẹp sẽ đến với mình. Với hai em Cúc – An bao năm qua luôn nỗ lực hết mình trong cuộc sống, cố gắng để trở thành một người con ngoan, sau này có ích cho xã hội.
Hiện tại Lê Thu Cúc và Lê Thúy An đã tốt nghiệp cấp 3, chuẩn bị hành trang để bước vào giảng đường đại học. Nhìn hình ảnh hiện tại của Cúc và An ít ai có thể hình dung ra, đó là 2 em bé từng dính liền và chung nhau nhiều bộ phận cơ thể khi mới sinh ra.
Chị Bình chia sẻ: “Khi theo dõi ca phẫu thuật của Diệu Nhi và Trúc Nhi tôi cũng lo lắng lắm. Nhớ lại thời khắc cách đây 17 năm mình cũng đã từng như vậy nên rất hiểu tâm trạng của bố mẹ hai bé. Thời điểm hai con tôi phẫu thuật thành công, chúng tôi hạnh phúc rơi nước mắt và bắt đầu hy vọng về một tương lai tươi sáng cho các con”.
Thời gian đầu khi hai con gái mới phẫu thuật thành công, trở về cuộc sống bình thường, chị Bình vẫn sống trong lo lắng. Điều người mẹ này lo nhất đó chính là những tai biến có thể xảy ra sau khi phẫu thuật.
“Sau khi phẫu thuật về nhà được một thời gian, bé An bị tắc ruột phải chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật đến 3 lần, đó là khoảng thời gian tôi lo đến mất ăn, mất ngủ”, chị Bình chia sẻ.
Trong quá trình chăm sóc hai con, chị Bình phải để ý đến từng chi tiết nhỏ, từ giấc ngủ cho đến tư thế nằm. Trước phẫu thuật Cúc – An dính liền nên nằm chỉ 1 tư thế, vì vậy xương sống bị vẹo nên khi phẫu thuật xong, thấy hai con năm tư thế cũ chị đã phải lật các con lại theo hướng dẫn của bác sĩ. Suốt một thời gian dài như vậy, Cúc – An đã không còn bị vẹo xương sống nữa và trở lại bình thường như bao đứa trẻ khác.
Sau sự cố đó, hai con gái con gái của chị Bình phát triển bình thường, đến giờ Cúc và An đã ở tuổi 18, có chiều cao hơn 1,7m và học rất giỏi. Chia sẻ bí quyết nuôi dạy con, chị Bình cười nói: “Khi còn nhỏ tôi phải cho con ăn uống theo chỉ định của bác sĩ, lớn lên thì chế độ ăn cũng bình thường như bao đứa trẻ khác. Rất may, các con tôi hấp thu tốt nên phát triển ngoài sự mong đợi của bố mẹ”.
Với những thiệt thòi về bản thân ngay từ khi chào đời, Cúc và An đôi khi cũng bị các bạn đồng trang lứa trêu chọc, nhưng trên tất cả hai em đều bỏ ngoài tai, cố gắng học tập để chứng minh cho mọi người thấy những nỗ lực của bản thân.
Năm học vừa qua, Cúc và An đều được học sinh giỏi và tham gia kỳ thi cấp tỉnh. Tới đây, một em sẽ đăng ký tham gia thi tuyển vào Đại học Luật Hà Nội, một em sẽ thi vào Học viện Tài chính. Nhìn thấy con trưởng thành, chị Bình rất vui nhưng cùng với đó là cũng là nỗi lo canh cánh.
“Các con từ nhỏ đã ở bên bố mẹ, được bố mẹ chở che chăm sóc. Giờ ra ngoài đi học, hy vọng các con sớm làm quen với môi trường mới, để tự chăm sóc bản thân”, người mẹ này nói.
Về phía bản thân mình, Lê Thúy An chia sẻ, dù sinh ra có thiệt thòi nhưng trong cuộc sống và học tập em luôn cố gắng để đạt thành tích cao nhất có thể. An cho biết, trong những năm qua em và Cúc luôn nỗ lực để đạt được kết quả tốt trong học tập.
“Em muốn để cho mọi người thấy được sự cố gắng của chúng em, những thành tích đó như một món quà tri ân gửi tới GS Nguyễn Thanh Liêm – người đã sinh ra chúng em lần thứ 2. Chúng em xem ông như người cha thứ hai của cuộc đời mình“, An xúc động nói.
Hai bé gái song sinh dính liền ngực, tách ra sẽ có nguy cơ mất một người giờ ra sao?
Mặc dù phải đối mặt với nguy cơ mất một đứa con nhưng mẹ của hai bé gái song sinh dính liền này vẫn quyết định đồng ý tiến hành ca phẫu thuật tách rời với hy vọng đem lại một cuộc sống mới cho các con trong tương lai.
Hai bé gái ăn mừng sinh nhật 3 tuổi sau ca phẫu thuật tách rời thành công.
Nima Pelden và Dawa Pelden, sinh ra tại Bhutan, đã gây sốc cho các bác sĩ và gia đình lúc chào đời bởi hai em là một cặp song sinh dính liền. Tỷ lệ cặp song sinh dính liền nhau là khoảng 1/200.000 trẻ sinh ra. Trong đó, từ 40-60% chết non và khoảng 35% chỉ sống được một ngày.
Nima và Dawa bị dính liền phần ngực và bụng, cùng chia sẻ gan và ruột. Cô Bhumchu Zangmo, 40 tuổi, mẹ của hai bé gái, chia sẻ rằng cô đã rất sốc và đau đớn khi nhìn thấy tình trạng của hai đứa con lúc chào đời. Hơn thế nữa, do hoàn cảnh gia đình rất nghèo khó nên cô Bhumchu vô cùng bế tắc và tuyệt vọng, không biết làm cách nào để chữa trị cho các con.
Nima và Dawa là cặp chị em song sinh dính liền.
Sau khi câu chuyện về 2 bé gái song sinh dính liền trên được đăng tải trên báo chí và phương tiện truyền thông xã hội, đã có nhiều tổ chức từ thiện và nhà hảo tâm quan tâm đến và ngỏ ý muốn giúp đỡ. Sau đó, quỹ từ thiện Children First đã quyên góp đủ số tiền để giúp gia đình đưa 2 bé Nima và Dawa tới Bệnh viện Hoàng gia Trẻ em ở Úc để tiến hành kiểm tra và phẫu thuật tách rời.
Ngày 25/9/2018, khi mới 14 tháng tuổi, hai bé Nima và Dawa đã cùng mẹ bay tới Úc để điều trị. Tuy nhiên tại đây, cô Bhumchu đã nhận được một thông báo gây sốc. Bác sĩ nói rằng cặp sinh đôi phải tiến hành ca phẫu thuật tách rời thì mới có cơ hội sống, tuy nhiên người mẹ sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất một đứa con do rủi ro phẫu thuật.
Hai bé gái đã tới Úc để tiến hành ca phẫu thuật tách rời.
Cô Bhumchu đã từng bị giằng xé và đau đơn rất nhiều vì không muốn mất bất cứ đứa con nào cả. Tuy nhiên, cô phải đối mặt với sự thật rằng nếu không tiến hành phẫu thuật thì cả hai đứa con đều không có cơ hội sống. Cuối cùng, cô Bhumchu đành đánh đổi và cầu nguyện cho cả hai đứa trẻ đều qua khỏi.
Cô Bhumchu chia sẻ: "Tôi vô cùng quan tâm đến tương lai của các con, vì vậy tôi không thể không nghĩ đến việc tách chúng ra. Tôi đã rất đau khổ khi biết một trong hai đứa có nguy cơ ra đi nhưng tôi biết đó cũng là niềm hạnh phúc cho đứa còn lại. Tôi cũng thấy hạnh phúc khi cuộc phẫu thuật này được diễn ra ở Úc".
Tới tháng 11/2018, hai bé gái Nima và Dawa đã được tiến hành ca phẫu thuật tách rời tại Bệnh viện Hoàng gia Trẻ em, người đứng đầu ca phẫu thuật là bác sĩ Joe Crameri. Thật may, ca phẫu thuật thành công và cả hai bé gái đều khỏe mạnh, an toàn. Nima và Dawa đã được tách gan và ruột, sau đó phát triển độc lập và thích nghi một cách tương đối nhanh chóng.
Nima và Dawa giờ đây đang phát triển mạnh mẽ và độc lập.
Bác sĩ Joe Crameri chia sẻ: "Kể từ khi được tách rời, hai bé gái đã có những thay đổi đáng kể. Hai cô bé thật sự rất gắn bó với nhau. Chúng tôi đã nhận thấy sự lo lắng ở hai bé gái sau ca phẫu thuật khi không thấy người chị em sinh đôi của mình ở ngay sát bên cạnh nữa". Bác sĩ Joe cho biết chỉ vài tuần sau ca phẫu thuật, Nima và Dawa đã học được cách sống độc lập và tự tin hơn.
Giờ đây, Nima và Dawa đã được 3 tuổi, khỏe mạnh hơn rất nhiều so với mong đợi của gia đình và các bác sĩ. Cô Bhumchu cho biết 2 con gái đang phát triển rất mạnh mẽ. Người mẹ vui mừng chia sẻ: "Không gì khiến tôi hạnh phúc hơn việc nhìn 2 con lúc này bởi vài năm trước, tôi còn chẳng nghĩ chúng sẽ sống được đến giờ. Tôi mang ơn những y bác sĩ tại Úc vì đã giúp đỡ chúng tôi bằng tình yêu và sự quan tâm".
Hai chị em ăn mừng sinh nhật 3 tuổi.
Mới đây, quỹ từ thiện Children First đã đăng tải một đoạn clip cho thấy hai bé Nima và Dawa đang mặc váy đôi màu hồng, ngồi bên nhau để ăn mừng sinh nhật 3 tuổi.
Cựu vương của Bhutan, ông Jigme Singye Wangchuck, đã viết một bức thư gửi tới ông Joe Stanway - Giám đốc Bệnh viện Hoàng gia Trẻ em tại Úc, để gửi lời cảm ơn các y bác sĩ tại đây đã hết sức nỗ lực đem lại cho 2 bé gái một cuộc sống mới tốt đẹp hơn trong tương lai. Trong bức thư, ông viết: "Cuộc phẫu thuật thành công đã giúp Nima và Dawa có thể tận hưởng một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa ở Bhutan".
Rớt nước mắt trước dòng chữ bé Lavie gửi tặng cố nghệ sĩ Mai Phương Dòng chữ ngắn ngủi mà bé Lavie gửi đến mẹ - cố nghệ sĩ Mai Phương trong 'Ngày hội gia đình' 2020. Mới đây, bức ảnh chụp lại tại 'Ngày hội gia đình' của bé Lavie tại trường cấp 1 được bảo mẫu của bé chia sẻ trên story đã khiến nhiều người nghẹn ngào rơi nước mắt. Trong tấm ảnh đã ghi...