Cặp song sinh chào đời sau gần 4 năm cha mất
Cặp song sinh ở Hà Nội ra đời bằng tinh trùng của người bố đã mất cách đó bốn năm.
Hai bé trai Hồ Sỹ Hoàng Đức và Hồ Sỹ Hoàng Hải ra đời ngày 9/12 vừa qua bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Điều đặc biệt là cặp song sinh ra đời bằng tinh trùng của người bố đã mất cách đó bốn năm.
Sinh con từ di nguyện của chồng
Trải qua mối tình kéo dài 7 năm từ thời còn học chung lớp tại ĐH Bách Khoa Hà Nội, năm 2009 chị Hoàng Thị Kim Dung và anh Hồ Sỹ Ngọc quyết định đi đến hôn nhân.
6 tháng sau khi kết hôn, chị Dung phải sang Pháp bảo vệ luận án Tiến sĩ, trong lúc này chị cũng mang bầu đứa con đầu lòng. Về nước, những tưởng cuộc sống cứ thế êm ả trôi đi, tai họa ấp xuống gia đình cướp đi sinh mạng người chồng, để lại chị cùng cô con gái mới sáu tháng tuổi.
Chị Dung cho biết, thời gian ở bên chồng rất ngắn ngủi, (chưa tròn 6 tháng), bởi dang dở việc học hành bên Pháp. Tuy nhiên, anh Ngọc luôn ủng hộ và động viên chị hoàn thành việc học.
“Hai vợ chồng đã từng trao đổi với nhau là sẽ sinh hai đứa con. Tuy nhiên, mới kịp sinh một cháu gái thì chồng tôi qua đời. Vì vậy, sau khi chồng mất, tôi đã quyết định giữ lại cái gì đó của chồng, giữ lại hình ảnh của anh ấy trên trần gian, và thực hiện di nguyện của chồng là sẽ có hai cháu”- chị Dung xúc động nhớ lại.
Chị Dung cho biết, lúc du học bên Pháp chị có đọc thông tin về việc trữ tinh trùng của người đã chết. “Lúc đó tôi gọi điện sang Pháp nhờ tư vấn, bên đó giới thiệu đến Bệnh viện phụ sản Trung ương (Hà Nội) để trữ tinh trùng. Tuy nhiên, bệnh viện nói quá năm tiếng không làm gì được nữa. Thêm vào đó, phải có giấy tờ, thủ tục rất phức tạp mới tiến hành được” – chị Dung kể.
TS.BS. Vương Văn Vệ cùng hai cháu song sinh chào đời
Chị Dung cho biết, sau khi nhờ bạn bè liên hệ nhiều nơi, tình cờ biết đến Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội.
Chị Dung kể, qua trao đổi với bác sĩ Vương Văn Vệ, Giám đốc bệnh viện Nam học và hiếm muộn, bác sĩ đồng ý đến lấy với điều kiện có sự chứng kiến của cơ quan công an. “Sau khi mãn tang chồng, tôi mới làm thụ tinh trong ống nghiệm, khi làm trong họ hàng cũng có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng tôi vẫn quyết định làm như đúng lời di nguyện của chồng”, chị Dung nói.
Lưu trữ tinh trùng không phải kỹ thuật khó
TS-BS Vương Văn Vệ, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, người thực hiện lưu trữ tinh trùng và thụ tinh ống nghiệm cho biết, về mặt kỹ thuật lưu trữ tinh trùng không phải là một kỹ thuật khó, cũng không còn xa lạ ở Việt Nam.
Theo ông Vệ, bảo quản tinh trùng từ người chết, và sau đó thụ tinh trong ống nghiệm thì trường hợp của chị Dung là đầu tiên tại Việt Nam. Đặc biệt là trường hợp này rất may mắn khi thành công ngay từ lần thụ tinh đầu tiên. Kết quả xét nghiệm AND chứng minh 99,99% hai cháu bé là con của anh Ngọc và chị Dung.
Video đang HOT
BS Vệ kể: Hôm đó nhận được điện thoại của chị Dung, ngay lập tức đến ngay nhà xác Bệnh viện Thanh Trì (Hà Nội). “Đến nơi thì anh Ngọc đã mất được sáu tiếng. Được sự đồng ý của gia đình, trước sự chứng kiến của cơ quan công an, tôi đã trích lấy tinh hoàn bên phải bảo quản và mang về bệnh viện. Sau khi xét nghiệm, thấy tinh trùng vẫn sống tôi liền bảo quản ở kho lưu trữ tinh trùng của bệnh viện. Tinh trùng có thể bảo quản được khoảng 50 năm”, BS Vệ nói.
Theo BS Vệ, khó xác định thời gian “vàng” để lấy tinh trùng, sau khi người đó qua đời, nên lấy càng sớm càng tốt. Dĩ nhiên, là còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và tuổi tác.
“Việc lưu giữ, bảo quản mô và tinh trùng, thậm chí kể cả trứng của phụ nữ sẽ mở ra cơ hội cho những cặp vợ chồng chưa kịp có con khi một trong hai người mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đột ngột tử vong”.
Sau trường hợp của chị Dung, một số người đã đến bệnh viện xin gửi tinh trùng hoặc trứng. Tuy nhiên, bệnh viện cũng chưa biết phải giải quyết thế nào. Trong khi đó, theo chị Dung thì nguyện vọng của chị hoàn toàn chính đáng và sẽ ngày càng nhiều người có nguyện vọng gống chị. Chị Dung nói.
“Những tai nạn hoặc chết đột tử, nhất là người trẻ chết thì không ai muốn. Nhưng khi không may xảy ra thì chúng tôi cũng muốn có một hành lang pháp lý để không chỉ cá nhân tôi mà những người làm nghề này có thể thực hành phù hợp với truyền thống đạo đức xã hội, mang lại ý nghĩa nhân văn và đúng pháp luật”- ông Vệ đề nghị.
BS Vệ khẳng định, ở nước ta, hiện có nhiều bệnh viện đủ khả năng để lưu mô, tinh trùng và trứng với số lượng lớn. Việc lưu tình trùng có thể kéo dài nhất, tới 50 năm, còn trứng và mô thì thời gian lưu được ít hơn. Nếu hệ thống pháp lật không có những quy định cụ thể thì việc này sẽ phức tạp và khó quản lý.
Theo Khampha
Những rắc rối phát sinh khi luật cho phép mang thai hộ
Đẻ thuê đội lốt mang thai hộ; đẻ xong không giao con cho người nhờ mang thai; đẻ sinh 2, sinh 3 nhưng người nhờ chỉ nhận... 1 trẻ; đứa con do mang thai hộ bị tật nguyền và người nhờ mang thai từ chối nhận... là một số những rắc rối có thể phát sinh khi luật cho phép mang thai hộ...
Sáng (26/11), Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi). Trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội về quy định mang thai hộ vì lý do nhân đạo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội Đinh Xuân Thảo e ngại quy định này có thể bị lợi dụng để thương mại.
TS Đinh Xuân Thảo
Theo Quy định tại điều 63 của Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi), mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
Theo TS Đinh Xuân Thao, Luât lân nay chi cho mang thai hô vi ly do nhân đao. Tuy nhiên, ngươi mang thai giup cung cân được nghi ngơi, bôi dương, nhưng không đươc lơi dung đê thương mai và đo không phai la môt hơp đông, nêu nga gia bao nhiêu tiên, vi muc đich thương mai sẽ bi câm.
"Cai kho ơ đây la chung ta hương tơi muc đich nhân đao khi cho phep mang thai hô, nhưng khi mơ ra thi ngươi ta co thê lơi dung đê lam nhưng điêu sai trai, vây thi phai tinh tơi cac điêu kiên đê kiêm soat ngăn chăn. Lam thê nao đê kiêm soat đươc đung la mang thai hô vi muc đich nhân đao la rât kho." - ông Thảo băn khoăn.
TS Đinh Xuân Thảo cũng e ngại rằng ngay cả trường hợp đúng là mang thai hô vi muc đich nhân đao, nhưng sau khi đe xong, ngươi mang thai hộ lai nhân luôn đưa con do minh đe ra va không tra lai cho nhưng ngươi nhơ mang thai hô thi se xư ly như thế nào?
"Chung ta chi cho phep mang thai hô vi muc đich nhân đao, nghia la giup nhau thôi, chư không phai la hơp đông thương mai gi, vi thê cung rât kho xư ly nêu co tranh châp." - ông Thảo phân tích.
Trương hơp thư hai được ông Đinh Xuân Thảo nêu ra, đó la trương hơp thai nhi phat triên không binh thương.
"Sau khi sinh ra, nhưng ngươi nhơ mang thai không nhân đưa be đo thi sao? Hâu qua đo ai se ganh chiu? Hay co nhưng trương hơp sinh đôi, hoăc sinh ba, ma nhưng ngươi nhơ mang thai chi muôn nhân môt đưa tre, con lai thi tinh sao? Noi tom lai la mơ ra cho phep mang thai hô vi nhân đao thi nhin ơ khia canh tich cưc tôt thât, nhưng vi co nhiêu điêm phat sinh như vây nên cung phai cân nhăc cân trong, tôi nghi la không đơn gian." TS Đinh Xuân thảo nêu lên những ví dụ rất có thể xảy ra trong quá trình mang thai hộ.
Theo ông Đinh Xuân Thảo, đê kiêm soat nhân đao hay không nhân đao la vân đê rât kho,. "Nêu ngươi mang thai hô co quan hê gia đinh ho hang vơi nhưng ngươi nhơ mang thai hô thi se đam bao hơn, chư nhơ môt ngươi xa lăc xa lơ hoăc môt ngươi không co quan hê gi ca ma bao la "hô" thi kho rôi. No se rât dê găn tinh thương mai vao đo." - TS Đinh Xuân Thảo nói.
Vì vậy, theo ông, Chinh phu cân co nhưng quy đinh cu thê hơn đê rang buôc: "Vi du như đê mang thai hô không mang tiêng la thương mai, anh cho phep ngươi ta đươc nhân thu lao đên mưc đô nao trong môi trương sưc khoe ngươi ta cho phep, viêc no la chinh đang thi phai đươc chư, nhưng cơ quan nha nươc cân đưng ra lam trung gian đê xac đinh. Bên canh đo, co nhưng trương hơp đôi vơ chông nhơ mang thai ho co điêu kiên kinh tê thi cho bao nhiêu đây la viêc cua ngươi ta, cung không co gi coi la thương mai. Con nêu ma bên mang thai hô ra gia la không đươc."
Theo ông Thảo, quy định môi ngươi chi đươc mang thai hô 1 lân co thê giam sat đươc vi nhưng trương hơp mang thai hô đêu co kiêm soat vê y tê. Ngoài ra, cần co thêm môt điêm liên quan nưa la trong sô hô tich phải ghi ro vơi trương hơp mang thai hô đê cơ quan chưc năng kiêm soat đươc viêc nay.
"Nươc ngoai ho cung co quy đinh, ngươi nhân nuôi ra điêu kiên với bô me đưa tre la căt đưt moi môi quan hê. Khi ky kêt vơi Viêt Nam thi cung co nươc ho ra điêu kiên như thê, nhưng minh thi sơ chăng may đưa tre bi ngươc đai, quyên lơi cua tre không đươc bao đam thi lam sao co thê đưa đưa tre trơ vê vơi bô me cua no, cho nên vân đê nay phai tinh toan ky. Hay cung co thê quy đinh không cho quan hê qua lai môt cach trưc tiêp khi đưa tre chưa đu 18 tuôi, con sau khi đu tuôi công dân rôi thi no co quyên đươc biêt vê ngươi mang năng" TS Đinh Xuân Thảo góp ý.
"Điều 63c. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải tuân thủ các điều kiện được quy định trong pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
2. Vợ chồng có quyền nhờ người phụ nữ khác mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
b) Vợ chồng chưa có con chung;
c) Việc mang thai hộ phải được thực hiện qua việc thụ tinh trong ống nghiệm bằng sự kết hợp giữa noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng;
d) Người được nhờ mang thai hộ phải là người có quan hệ thân thích của vợ hoặc chồng nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp không có người thân thích hoặc có người thân thích nhưng không đủ điều kiện để mang thai hộ thì vợ chồng có thể nhờ người phụ nữ khác mang thai hộ.
đ) Trong trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có hôn nhân thì phải có thỏa thuận bằng văn bản của người chồng đồng ý cho vợ mình thực hiện việc mang thai hộ.
"Điều 63d. Quyền, nghĩa vụ của người mang thai hộ
1. Người mang thai hộ, vợ chồng người mang thai hộ (sau đây gọi là bên mang thai hộ) có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ của đứa trẻ từ khi mang thai cho đến khi giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.
2. Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe và sự phát triển của thai nhi phù hợp với quy định của Bộ Y tế về chăm sóc sức khỏe sinh sản, người phụ nữ mang thai hộ có quyền quyết định về việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai."
78. Bổ sung Điều 63 đ như sau:
"Điều 63đ. Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ
1. Bên nhờ mang thai hộ và con sinh ra từ việc mang thai hộ có đầy đủ quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con.
2. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con."
79. Bổ sung Điều 63 e như sau:
"Điều 63e. Tôn trọng, bảo vệ quyền về bí mật đời tư, các quyền riêng tư khác, danh dự, nhân phẩm, uy tín trong quan hệ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Các bên trong quan hệ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có quyền được tôn trọng, bảo vệ về bí mật đời tư, các quyền riêng tư khác, danh dự, nhân phẩm, uy tín."
Điều 63 g: Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ
1. Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
2. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ không còn mà bên mang thai hộ không tự nguyện nhận con thì Tòa án chỉ định người giám hộ cho con theo quy định của Bộ luật dân sự.
Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con và bên mang thai hộ không tự nguyện chăm sóc, nuôi dưỡng con thì Tòa án chỉ định người giám hộ cho con. Theo yêu cầu của người giám hộ, bên nhờ mang thai hộ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con."
Ngọc Quỳnh
Theo_VnMedia
Trường hợp nào được tính thời gian làm nghĩa vụ quân sự? Ông Phạm Thắng (phamthanghp82@...) hỏi: Mẹ tôi có 7 năm tham gia quân đội, sau đó chuyển sang làm việc tại Công ty TNHH được 13 năm, chưa được hưởng bất cứ chế độ nào của Nhà nước. Vậy, khi tính chế độ nghỉ hưu, mẹ tôi có được cộng nối thời gian trong quân đội hay không? Về vấn đề này, bà...