Cặp sơ sinh chào đời từ phôi thai đông lạnh 30 năm
Ngày 31/10 vừa qua, hai bé Lydia và Timothy Ridgeway chính là hai phôi thai đông lạnh lâu năm nhất có thể phát triển và chào đời thành công.
Cặp song sinh Lydia và Timothy Ridgeway. Ảnh: NYP
Kỷ lục phôi thai đông lạnh lâu năm nhất
Theo Trung tâm hiến tặng bào thai quốc gia Mỹ, người giữ kỷ lục trước đó là bé Molly Gibson sinh năm 2020 từ phôi đông lạnh gần 27 năm. Molly đã giành danh hiệu này từ chị gái Emma, người chào đời từ phôi đông lạnh 24 năm.
Trên thực tế, các chuyên gia có thể đã sử dụng một phôi thai đông lạnh lâu năm hơn. Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy một phôi lâu năm hơn đã dẫn đến ca sinh nở thành công.
“Câu chuyện này thật đáng kinh ngạc. Tôi mới 5 tuổi khi Chúa ban sự sống cho Lydia và Timothy, và Ngài đã bảo vệ sự sống đó”, ông Philip Ridgeway chia sẻ khi ông và vợ Rachel ôm những đứa con mới sinh của họ vào lòng.
Ông Ridgeway nói thêm: “Theo ý nghĩa nào đó, hai bé là những đứa con lớn nhất của chúng tôi, mặc dù thực tế lại là những đứa con nhỏ tuổi nhất”. Gia đình Ridgeway vốn có bốn người con khác (8, 6, 3 và 2 tuổi) và không bé nào được thụ thai qua ống nghiệm hoặc người hiến tặng.
Các phôi thai trên vốn dĩ được tạo ra cho một cặp vợ chồng giấu tên bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Người chồng đã ngoài 50 tuổi và họ đã sử dụng một người hiến trứng 34 tuổi.
Các phôi này được đông lạnh vào ngày 22/4/1992. Trong gần ba thập kỷ qua, chúng nằm trong những ống lưu trữ nhỏ được giữ trong nitơ lỏng ở nhiệt độ âm 200 độ C, trong một thiết bị trông giống bình khí propan.
Video đang HOT
Các phôi này được bảo quản bởi một phòng thí nghiệm sinh sản ở Bờ Tây cho đến năm 2007, khi cặp vợ chồng tạo ra chúng tặng lại phôi cho Trung tâm Hiến tặng Phôi Quốc gia ở Knoxville, Tennessee, với hy vọng một cặp vợ chồng khác có thể sử dụng chúng.
Thành tựu dành cho các gia đình
Phòng thí nghiệm SouthEastern Fertility, phối hợp với Trung tâm hiến tặng phôi quốc gia, đã rã đông phôi vào ngày 28/2 năm nay. Trong số 5 phôi rã đông, 2 phôi không có may mắn sống sót. Các chuyên gia cho biết tỷ lệ phôi thai sống sót sau khi rã đông là khoảng 80%.
Hiệp hội y học sinh sản Mỹ và Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ đều khuyến nghị chuyển từng phôi một, vì chuyển nhiều hơn sẽ làm tăng khả năng đa thai, gây thêm rủi ro cho cả mẹ và con. Trẻ sinh đôi dễ sinh non, bại não, tự kỷ và bị lưu thai.
Người mẹ Rachel kể lại rằng bác sĩ John Gordon đã đưa cho cô một bức ảnh chụp ba phôi rã đông thành công và đề nghị họ chỉ chuyển hai phôi vì đa thai có thể gây ra vấn đề trong thai kỳ. Nhưng bà quyết định sẽ chuyển cả ba phôi.
Vợ chồng ông Philip và bà Rachel Ridgeway vừa sinh hai bé song sinh từ ba phôi thai đông lạnh gần 30 năm. Ảnh: CNN
Ba phôi này được cấy vào tử cung của Rachel vào ngày 2/3, tức 29 năm 10 tháng sau khi chúng được đông lạnh. Hai trong số chúng đã phát triển thành công. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tỷ lệ chuyển phôi đông lạnh dẫn đến ca sinh sống sót là 25% – 40%.
Các chuyên gia cho biết phôi thai thể bị đóng băng vô thời hạn. “Nếu bạn bị đóng băng ở nhiệt độ âm gần 200 độ, các quá trình sinh học về cơ bản sẽ chậm lại gần như bằng không. Và vì vậy có lẽ sự khác biệt giữa việc bị đóng băng trong một tuần, một tháng, một năm, một thập kỷ, hai thập kỷ không thực sự quan trọng”, bác sĩ Gordon giải thích.
Tuổi của phôi không ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ. Điều quan trọng hơn là tuổi của người phụ nữ hiến tặng quả trứng để tạo ra phôi thai.
Hiểu thêm về hiến phôi
Tên y khoa của quá trình mà vợ chồng Ridgeway đã trải qua là hiến phôi.
Khi mọi người làm thụ tinh ống nghiệm, họ có thể tạo ra nhiều phôi hơn mức họ sử dụng. Phôi thừa có thể được bảo quản lạnh để sử dụng trong tương lai, hoặc được hiến tặng nhằm mục đích nghiên cứu hay cho những người muốn có con.
Giống như bất kỳ hoạt động hiến tặng mô người nào khác, phôi thai phải đáp ứng một số tiêu chuẩn an toàn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), trong đó có yêu cầu sàng lọc một số bệnh truyền nhiễm.
Trung tâm hiến tặng phôi thai quốc gia cho biết: “Việc nhận phôi hoàn toàn khác với việc “nhận con nuôi” hợp pháp, ít nhất là theo nghĩa nhận con nuôi sau chào đời. Tuy nhiên, thuật ngữ này cho phép tất cả các bên khái niệm hóa quá trình và thực tế cuối cùng của việc nuôi dạy một đứa trẻ không có mối quan hệ về di truyền”.
Hiệp hội y học sinh sản Mỹ khẳng định việc áp dụng thuật ngữ “nhận con nuôi” đối với phôi hiến tặng là không chính xác, gây hiểu lầm và có thể gây gánh nặng cho người nhận.
Chuyên gia sinh sản Sigal Klipstein, Chủ tịch Ủy ban đạo đức của hiệp hội trên cho biết thêm nhiều người lại gọi quá trình hiến tặng là “nhận phôi”, nhưng việc nhận con nuôi và hiến tặng không phải là một.
Theo chuyên gia này, nhận con nuôi đề cập đến những đứa trẻ còn sống. Đó là một quy trình pháp lý mà theo đó mối quan hệ cha mẹ và con cái được tạo ra khi nó không tồn tại trước đây.
Và bà cho biết hiến phôi là một thủ tục y tế. “Đó là cách chúng tôi lấy phôi từ một cặp vợ chồng hoặc một cá nhân và sau đó chuyển chúng sang một cá nhân khác để xây dựng gia đình mới”, bà Sigal Klipstein nhấn mạnh.
Cảnh báo dịch COVID-19 làm gia tăng số ca nhiễm siêu vi khuẩn
Ngày 17/11, Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết các ca lây nhiễm từ một số mầm bệnh kháng kháng sinh được gọi là siêu vi khuẩn đã tăng hơn 2 lần tại các cơ sở y tế ở châu lục này.
Đây là bằng chứng mới cho thấy các tác động sâu rộng của đại dịch COVID-19.
Hình ảnh quét qua kính hiển vi điện tử cho thấy tế bào (màu xanh) bị virus SARS-COV-2 (màu cam) xâm nhập, lấy từ mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân COVID-19 tại Viện Nghiên cứu Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
ECDC công bố báo cáo nêu rõ số ca nhiễm 2 mầm bệnh kháng thuốc cao, gồm Acinetobacter và Klebsiella pneumoniae, đã tăng trong năm 2020, năm đầu tiên xảy ra đại dịch COVID-19, sau đó tăng mạnh vào năm 2021. Trong năm ngoái, châu Âu ghi nhận các trường hợp nhiễm siêu vi khuẩn Acinetobacter cao gấp đôi so với mức trước đại dịch COVID-19. Các ca nhiễm siêu vi khuẩn Klebsiella pneumoniae đã tăng 31% trong năm 2020 và 20% trong năm 2021. Tuy nhiên, báo cáo của ECDC không đề cập về số ca tử vong do nhiễm các siêu vi khuẩn này trong hai năm 2020 và 2021. Các chuyên gia cho rằng khó có thể xác định chính xác nguyên nhân tử vong khi bệnh nhân phải nhập viện vì COVID-19.
Phát biểu họp báo, quan chức ECDC, ông Dominique Monnet cho biết chiều hướng tăng số ca nhiễm siêu vi khuẩn nói trên bắt nguồn từ các đợt bùng phát tại các đơn vị chăm sóc y tế đặc biệt ở các bệnh viện và tại các quốc gia Liên minh châu Âu (EU).
Một số nhà khoa học cho rằng chiều hướng gia tăng số ca nhiễm siêu vi khuẩn tại bệnh viện trong giai đoạn dịch COVID-19 có liên quan tới việc gia tăng đơn thuốc kháng sinh được kê cho các bệnh nhân để điều trị COVID-19 và các bệnh nhiễm khuẩn khác trong thời gian dài nằm viện. Ông Monnet nhận định đây là giả thuyết hợp lý nhất, song ECDC cần thời gian để tiến hành các phân tích chuyên sâu.
Cũng theo ông Monnet, số liệu thống kê cho thấy số ca nhiễm một số siêu vi khuẩn phổ biến khác tại các bệnh viện ở châu Âu đã giảm. ECDC tin rằng điều này xuất phát từ nguyên nhân cuộc khủng hoảng COVID-19 khiến nhiều dịch vụ khám chữa bệnh khác bị đình trệ.
Báo cáo mới của ECDC phù hợp với xu hướng được ghi nhận trong năm ngoái tại Mỹ. Số liệu của chính phủ nước này cho thấy số ca tử vong vì nhiễm các loại siêu vi khuẩn kháng thuốc đã tăng 15% trong năm 2020.
Tình trạng kháng thuốc một phần xuất phát từ nguyên nhân người bệnh dùng thuốc kháng sinh không đủ liều hoặc uống quá liều. Những lo ngại về vấn đề này không phải là điều xa lạ. Các chuyên gia cho rằng tình trạng lây nhiễm siêu vi khuẩn kháng thuốc, trong đó có các mầm bệnh nấm, là một "đại dịch thầm lặng" cướp đi sinh mạng của trên 1 triệu người mỗi năm, song các nguồn tài trợ để nghiên cứu vấn đề này vẫn chưa được chú trọng.
Miền Bắc Italy trải qua tháng 10 nóng nhất kể từ năm 1800 Hội đồng Nghiên cứu quốc gia của Italy ngày 8/11 cho biết các vùng đất rộng lớn ở miền Bắc nước này vừa trải qua tháng 10 nóng nhất kể từ khi các cơ quan chức năng bắt đầu theo dõi nhiệt độ vào năm 1800. Sông Po ở Boretto, đông bắc Parma, Italy, khô cạn do hạn hán ngày 15/6/2022. Ảnh tư...