Cáp quang quốc tế lại đứt, Nhà mạng Việt Nam nói gì?
Cả 3 tuyến cáp quang là AAG, IA và AAE-1 đều đang gặp sự cố khiến internet Việt Nam đi quốc tế bị ảnh hưởng, trong đó tuyến IA được xác nhận phải mất hơn một tháng mới có thể khắc phục sự cố.
Đại diện nhà mạng VNPT xác nhận với phóng viên, tuyến cáp quang biển AAG nối Việt Nam đi quốc tế đã gặp sự cố lúc 7h sáng qua (23/12). Sự cố xảy ra trên nhánh S1I của tuyến cáp AAG. Vị trí xảy ra sự cố nằm ở phân đoạn nối Việt Nam đi Hồng Kông.
Đại diện VNPT cho biết đang liên hệ với các đối tác để tìm hiểu nguyên nhân diễn ra sự cố và lịch trình sửa chữa cụ thể. Để đảm bảo nhu cầu internet đi quốc tế của khách hàng, VNPT đang tìm cách cân tải với các đường truyền quốc tế khác.
Trước đó tuyến cáp quang biển Liên Á (IA) cũng gặp sự cố vào ngày 8/12/2019 tại hướng kết nối từ TP. HCM đi Singapore. Nguyên nhân đã được xác định là do lỗi cáp trên hai nhánh S1 và S2 của tuyến cáp.
Video đang HOT
Theo lịch trình sửa chữa, khắc phục sự cố của đối tác quốc tế, với nhánh S2, việc sửa chữa sẽ hoàn thành vào ngày 29/1/2020, với nhánh S2 sẽ hoàn thành sữa chữa vào 3/2/2020.
Tuy nhiên, lịch sửa chữa có thể thay đổi phụ thuộc vào điều kiện thực tế.
Hai tuyến cáp quang còn lại là AAE-1 và AAG hiện chưa có lịch trình sửa chữa cụ thể.
Theo tiền phong
40 nhà mạng trên thế giới đã cung cấp dịch vụ 5G
Tính đến nay, đã có 56 nhà mạng trên toàn thế giới đã xây dựng mạng 5G và 40 nhà mạng đã triển khai cung cấp các dịch vụ 5G. Trong đó, Huawei đã giành được hơn 60 hợp đồng 5G và xuất xưởng hơn 400.000 bộ ăng ten 5G AAU.
Nguồn tin từ Huawei Việt Nam cho biết, người tiêu dùng, các hộ gia đình và các chuyên ngành, lĩnh vực đang có nhu cầu thực sự và cấp bách đối với 5G. Triển khai 5G quy mô lớn đã bắt đầu trên toàn thế giới và các nhà mạng có thể tạo doanh thu từ 5G bằng cách nhanh chóng phát triển các dịch vụ có thể được thương mại hóa ngay lập tức.
Đại diện Huawei diễn thuyết tại Diễn đàn Băng thông rộng Di động Toàn cầu 2019 tại Zurich.
Trong vòng một năm qua, các tiêu chuẩn, phổ tần và thiết bị đã sẵn sàng cho 5G và điều này chưa từng xảy ra trong các thế hệ truyền thông di động trong 30 năm qua.
Đầu năm 2019, Hàn Quốc trở thành quốc gia đầu tiên công bố các dịch vụ 5G. Chỉ vài tháng sau, Trung Quốc cũng đã ra mắt các dịch vụ 5G và hiện đang trên đường xây dựng 600.000 đến 800.000 trạm gốc 5G vào cuối năm 2020. Các nhà mạng toàn cầu đang chạy đua để triển khai mạng 5G. Tính đến nay, đã có 56 nhà mạng trên toàn thế giới đã xây dựng mạng 5G và 40 nhà mạng đã triển khai cung cấp các dịch vụ 5G. Huawei đã giành được hơn 60 hợp đồng 5G và xuất xưởng hơn 400.000 bộ ăng ten 5G AAU.
Theo đại diện Huawei, các nhà mạng có thể kiếm tiền từ 5G trong ba lĩnh vực kinh doanh sau:
Trong thị trường tiêu dùng, băng thông lớn và độ trễ thấp của 5G sẽ đưa các dịch vụ băng rộng di động lên một tầm cao mới. 5G sẽ tiếp thêm sinh lực cho các dịch vụ mới như AR/ VR, phát trực tiếp (live streaming), video và trò chơi (gaming), mang đến trải nghiệm hoàn toàn mới mà người dùng sẵn sàng trả phí. Các nhà mạng cũng có thể sử dụng các cách tính mới làm cơ sở để tạo doanh thu, chẳng hạn như tính các mức giá khác nhau cho các mức độ trễ khác nhau, và cung cấp nội dung giá trị gia tăng phù hợp với thị trường địa phương. Họ có thể thiết kế các gói dịch vụ 5G hấp dẫn, thu hút người dùng đăng ký 5G. Đây sẽ là một chiến thắng cho cả nhà mạng và người tiêu dùng.
Trong thị trường băng thông rộng hộ gia đình, việc khỏa lấp khoảng cách kỹ thuật số và tăng tốc độ băng thông rộng là một mục tiêu bắt buộc và cũng là một mục tiêu kinh doanh để triển khai thương mại 5G. Ở châu Âu, khoảng 70 triệu hộ gia đình hiện không được kết nối hoặc không được cung cấp dịch vụ. Các nhà mạng có thể sử dụng cả cáp quang cố định và mạng quang di động để nhanh chóng giải quyết vấn đề điểm đến cuối cùng (the last mile) trong truy cập băng thông rộng tại nhà. Huawei đã giúp nhiều nhà mạng hàng đầu cung cấp trải nghiệm băng thông rộng tương tự cáp quang sử dụng Truy cập không dây cố định 5G (FWA) để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của các hộ gia đình, đồng thời mang lại các cơ hội tăng trưởng mới cho 5G.
Trong thị trường B2B, nhiều ngành công nghiệp đang nắm lấy 5G và hy vọng 5G sẽ cung cấp hiệu suất dịch vụ được đảm bảo theo quy định trong các cam kết chất lượng dịch vụ (SLA) và hỗ trợ quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của họ. Khi một doanh nghiệp có phạm vi, mô hình dịch vụ và mô hình kinh doanh được xác định rõ ràng cho các ứng dụng 5G, các nhà mạng có thể cung cấp các năng lực 5G (như băng thông đường lên và đường xuống, độ tin cậy, độ trễ tổng thể) được xác định trong SLAs theo hình thức mô đun, để phục vụ nhu cầu của các ngành công nghiệp khác nhau. Điều này cũng mở ra một loạt các cơ hội cho các nhà mạng.
Theo Doanh Nghiệp
Kế hoạch sửa chữa cáp quang AAG lại bị lùi Trước đó, kế hoạch ban đầu dự kiến cho việc sửa chữa sự cố trên tuyến cáp quang biển AAG sẽ kết thúc vào ngày 3-9 tuy nhiên quá trình sửa chữa bị chậm và khả năng phải lùi thêm nhiều ngày nữa. Cụ thể, theo thời gian mới cho công tác sửa chữa sự cố tuyến cáp quang biển AAG (Asia America...