Cáp quang biển IA gặp sự cố, internet Việt Nam đi quốc tế bị ảnh hưởng
Theo thông tin từ Viettel, hệ thống cáp quang biển Liên Á (IA) gặp sự cố khiến kết nối internet từ Việt Nam đi quốc tế bị ảnh hưởng.
Tuyến cáp biển IA gặp sự cố ảnh hưởng đến kết nối mạng đi quốc tế. Ảnh minh họa.
Đại diện Viettel dẫn thông tin nhận được từ Ban quản trị các tuyến cáp biển quốc tế cho biết, sáng 10/1, hệ thống cáp quang biển Liên Á (Intra Asia – IA) gặp sự cố. Theo đó, sự cố đã khiến dung lượng kết nối internet của Viettel từ Việt Nam đi Singapore, Hong Kong và Mỹ bị sụt giảm khoảng 20%.
Nguyên nhân ban đầu được xác định do lỗi nguồn cấp cho thiết bị tại trạm cập bờ ở Singapore. Ban quản trị hệ thống tuyến cáp đang tích cực xử lý và chưa có có dự kiến thời gian khắc phục xong.
Đây không phải lần đầu tiên tuyến cáp quang biển Liên Á gặp sự cố. Tình trạng này diễn ra thường xuyên nhiều năm trở lại đây. Vì vậy, các nhà cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam luôn có các biện pháp dự phòng để bảo đảm tối đa đường truyền cho khách hàng.
Video đang HOT
Ngay sau khi sự cố xảy ra, các nhà mạng Việt Nam đã khẩn trương triển khai các biện pháp kỹ thuật, định tuyến lại hướng kết nối cho khách hàng qua các tuyến cáp biển khác đang hoạt động bình thường như AAG, APG, AAE-1 và các tuyến đất liền qua Trung Quốc.
Viettel cũng bổ sung thêm 100 Gbps với hướng cáp biển AAE-1 để tăng cường thêm tài nguyên cho các hướng còn lại.
Tuyến cáp quang biển IA được đưa vào vận hành từ tháng 11/2009 với tổng chiều dài là 6.800km, kết nối Singapore, Việt Nam, Philippines, Hong Kong và Nhật Bản.
Tại Việt Nam, tuyến cáp quang cập bờ tại Vũng Tàu. Tuyến cáp quang biển IA cùng AAG là hai tuyến đóng vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn dung lượng internet Việt Nam kết nối đi quốc tế.
Theo KTĐT
98% người dùng Internet Việt Nam mua hàng qua mạng
Theo Nielsen, có đến 98% người dùng Internet Việt Nam mua hàng qua mạng. Thời trang, du lịch, sách và âm nhạc là các ngành chiếm tỷ trọng giao dịch nhiều nhất.
Báo cáo mới nhất của Nielsen về Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 cho biết nhu cầu sử dụng các sản phẩm công nghệ thông tin và di động tăng trong 2 năm qua khiến người tiêu dùng tiếp cận nhiều hơn với việc mua hàng trực tuyến.
Cụ thể, trong số những người tiêu dùng truy cập vào Internet thì có đến 98% đã bỏ tiền để mua sắm trực tuyến, tăng 1% so với năm ngoái. Trong đó, các ngành hàng được người Việt quan tâm và chiếm tỷ trọng bán ra nhiều nhất trong từng danh mục là thời trang, du lịch, sách và âm nhạc.
Theo Nielsen, có đên 98% khách hàng sử dụng Internet mua hàng trực tuyến.
Đại diện Nielsen cũng cho biết thêm trong năm qua, nhiều lĩnh vực khác cũng chứng kiến tăng trưởng đáng kể trong các giao dịch thương mại điện tử, nhất là giao hàng từ các nhà hàng, quán ăn với 24% người tiêu dùng online đã sử dụng.
Ông Nguyễn Anh Dzũng - Giám đốc cấp cao của Nielsen Việt Nam, cho biết với những người mua sắm lần đầu, họ thường chọn các sản phẩm du lịch, thời trang nhưng một khi mức độ tin cậy tăng lên, họ sẽ mở rộng sang các sản phẩm làm đẹp, mẹ và bé, thậm chí là thực phẩm tươi sống.
Điều này được ghi nhận qua việc 17% người tiêu dùng đã cởi mở hơn với việc mua thực phẩm tươi sống và sản phẩm đóng gói trực tuyến qua các kênh thương mại điện tử, tăng 5% so với năm trước.
Trong khi đó, dịch vụ hoàn trả tiền, miễn phí giao nhận cũng khuyến khích người tiêu dùng mua sắm online nhiều hơn, bởi có đến 63% khách hàng cho biết họ cảm thấy hài lòng khi được trả lại tiền nếu sản phẩm mua không đúng cái đã đặt, và hơn 50% người ưu tiên sản phẩm được "free ship" để tiết kiệm chi phí.
Đại diện Nielsen cũng cho biết thêm ranh giới giữa mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến đang ngày càng mờ hơn bởi tỷ lệ người dùng ngày một tăng.
Ông cho rằng việc mở rộng mua sắm ở những ngành hàng mới trong môi trường trực tuyến đang có nhiều triển vọng và xu hướng thương mại điện tử trong tương lai cũng dễ làm hài lòng khách hàng hơn do những đề xuất mang tính cá nhân hóa dựa trên hành vi mua sắm của họ.
Theo Bộ Công Thương, dự báo doanh số thương mại điện tử theo hình thức giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hành (B2C) tăng 20%/năm, đạt 10 tỷ USD và chiếm 5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Theo Báo Mới
Internet Việt Nam đi quốc tế trên cáp quang biển AAG bị ảnh hưởng đến ngày 11/9 Hôm nay, ngày 7/9, sự cố đứt nhánh S1H kết nối Internet từ Việt Nam đi Hong Kong xảy ra ngày 23/8/2018 trên tuyến cáp biển AAG được hàn mối đầu tiên. Dự kiến, việc sửa chữa tuyến cáp sẽ được hoàn tất vào ngày 11/9 tới. Tính từ đầu năm 2017 cho đến nay, tuyến cáp quang biển quốc tế AAG đã...