Cập nhật ứng dụng VLC ngay để tránh tin tặc ghé thăm máy tính
Các chuyên gia bảo mật đã phát hiện hổng bảo trong phần mềm VLC, Nó giúp hacker chiếm quyền điều khiển và xem nội dung file trên máy tính người dùng.
Theo Toms Hardware, một trong những phần mềm xem video mã nguồn mở nổi tiếng là VLC đã có lỗ hổng bảo mật rất nghiêm trọng.
Được phát hiện bởi Cơ quan An ninh mạng Đức CERT-Bund, lỗ hổng CVE-2019-13615 trong ứng dụng VLC bị chấm điểm nguy hiểm là 9,8, xếp loại “nghiêm trọng”. Lỗi này cho phép kẻ xấu tiến hành thực thi mã từ xa (remote code execution) để cài đặt, chỉnh sửa hoặc kích hoạt phần mềm mà không cần cho phép, đồng thời xem nội dung các file có trong máy.
VLC đang dính lỗi bảo mật nghiêm trọng. Ảnh: Toms Hardware.
Video đang HOT
Rất may là chưa có hacker nào tận dụng lỗ hổng này. Theo ;WinFuture, lỗ hổng xuất hiện trên các phiên bản VLC cho Windows, Linux và Unix (macOS không nằm trong danh sách), do đó rất nhiều hệ thống có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Dù vậy, trong thông báo mới nhất trên Twitter, VideoLAN cho biết lỗ hổng VLC này không quá nguy hiểm. Cụ thể, nhà phát triển cho biết “vấn đề bảo mật” trong VLC gây ra bởi một thư viện bên thứ ba là Libebml đã được vá từ 16 tháng trước.
Phiên bản VLC từ 3.0.3 trở về sau đã được cập nhật thư viện mới nên không bị ảnh hưởng. Người dùng các phiên bản VLC cũ nên nhanh chóng cập nhật phiên bản mới để tránh những trường hợp đáng tiếc.
VLC là phần mềm đa phương tiện có thể xem phim, nghe nhạc, được phát triển và phát hành miễn phí bởi VideoLAN từ năm 2001. Hiện VLC có mặt trên nhiều nền tảng khác nhau như Windows, macOS, Linux, Android, iOS… Vào đầu năm nay, VLC chính thức đạt mốc 3 tỷ lượt tải xuống trên các nền tảng di động và máy tính.
Theo doanh nghiệp
Người Microsoft thừa nhận dùng Linux nhiều hơn cả Windows
Tuy nhiên đây chỉ là chuyện diễn ra ở một bộ phận tại Microsoft.
Sasha Levin, kỹ sư làm việc tại Microsoft cho biết số lượng hệ thống sử dụng hệ điều hành Linux dành cho nền tảng đám mây Azure của Microsoft đã vượt qua Windows. Số hệ thống sử dụng Linux tăng đều đặn trong nhiều năm qua, và đến giờ đã thực sự vượt qua Windows tại bộ phận Azure.
Đây dường như là một viễn cảnh không thể tin nổi nếu nhìn vào Microsoft 10 năm trước, dưới sự dẫn dắt của cựu CEO Steve Ballmer. Khi còn tại vị, Ballmer luôn xem Linux là mối đe dọa lớn của Windows và không giấu giếm thái độ thù ghét với nền tảng mã nguồn mở. Ông từng có lần gọi Linux là "ung thư".
CEO Satya Nadella đã dẫn dắt Microsoft hợp tác nhiều hơn với những dự án mã nguồn mở từ khi nhậm chức năm 2014.
Nhưng sau đó, khi Satya Nadella lên nắm quyền, CEO gốc Ấn Độ luôn tìm cách dung hòa mối quan hệ giữa hai nền tảng, cùng giúp cả hai phát triển, tiêu biểu là việc đưa Microsoft gia nhập Linux Foundation vào năm 2016.
Tháng 4/2018, Microsoft xác nhận sẽ phát triển một phiên bản Linux của riêng mình dành cho những thiết bị kết nối Internet. Sau đó một tháng, Microsoft tuyên bố sẽ tích hợp toàn bộ nhân (kernel) của Linux vào Windows 10.
Về phần Linux, nền tảng này chưa bao giờ "có cửa" cạnh tranh với Windows trên thị trường tiêu dùng, dù vậy Linux chính là kẻ "thống trị" tại các trung tâm dữ liệu và máy chủ doanh nghiệp. Theo số liệu do IDC công bố năm 2017, Linux chiếm tới 68% thị phần máy chủ. Trong khi đó, thị phần máy chủ sử dụng hệ điều hành Windows Server ngày càng giảm.
Năm 2018, ông Scott Guthrie, Phó chủ tịch phụ trách mảng đám mây và khách hàng doanh nghiệp của Microsoft xác nhận tỷ lệ máy sử dụng Linux tại bộ phận Azure tăng đều hàng tháng.
"Các dịch vụ của Azure thường chạy trên Linux và Microsoft ngày càng cung cấp nhiều dịch vụ. Ví dụ, dịch vụ SDN của Azure được phát triển dựa trên Linux", ông Guthrie chia sẻ.
"Mọi việc bắt đầu 10 năm trước, khi chúng tôi mở mã nguồn ASP.NET. Chúng tôi nhận thấy mã nguồn mở là nền tảng giúp mọi lập trình viên hưởng lợi. Không chỉ là những dòng code, đó là cả một cộng đồng. Giờ đây chúng tôi là những người ủng hộ dự án mã nguồn mở lớn nhất thế giới", ông Guthrie cho biết.
Theo Zing
Bí kíp quản lý cuộc gọi Facetime hiệu quả Facetime - một trong những tính năng độc quyền của iPhone, iPad và các dòng máy tính Mac - đang được nhiều người sử dụng như một công cụ họp trực tuyến, trao đổi thông tin liên lạc phổ biến. Việc lưu lại cuộc gọi, chặn người gọi, xóa cuộc gọi... sẽ giúp người dùng quản lý cuộc gọi Facetime một cách hiệu...