Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên thế giới ngày 3/1
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 3/1 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận hơn 85 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 1,84 triệu ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là trên 60,2 triệu người.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Liêu Ninh, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Hiện Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 trên thế giới với 20,9 triệu bệnh nhân và 358.682 người đã tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với 10,3 triệu ca mắc, trong đó có 149.471 ca tử vong. Hội đồng Nghiên cứu Y tế Ấn Độ (ICMR) thông báo nước này đã nuôi cấy thành công biến thể VOC-202012/01 (tên gọi trước là VUI-202012/01) của virus SARS CoV-2 xuất hiện tại Anh.
ICMR khẳng định chưa có quốc gia nào trên thế giới thông báo về việc phân lập và nuôi cấy thành công biến thể SARS-CoV-2 ở Anh. Trong thông báo mới nhất, cơ quan dược phẩm Ấn Độ xác nhận đã cấp quyền sử dụng khẩn cấp đối với hai loại vaccine, trong đó có sản phẩm do AstraZeneca và Đại học Oxford hợp tác bào chế, và vaccine của công ty Bharat Biotech (Ấn Độ) sản xuất.
Tại châu Á, Trung Quốc đã phát hiện nhiều mẫu bao bì đóng gói phụ tùng ô tô cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 tại các thành phố Tấn Thành, Thương Châu, thành phố Yên Đài và Lâm Nghi. Các nhân viên y tế đã tiến hành xét nghiệm axit nucleic đối với các mẫu phụ tùng ô tô và những người có liên quan tại nhiều thành phố khác của Trung Quốc sau khi một nhân viên của một công ty chuyên kinh doanh phụ tùng ô tô tại Bắc Kinh được xác nhận mắc COVID-19 và một số mẫu bao bì đóng gói phụ tùng ô tô có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 vào cuối tháng 12/2020.
Theo thông báo mới nhất của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, nước này ghi nhận thêm 24 ca mắc mới, trong đó có 8 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 16 ca nhập cảnh, ngày 2/1. Trung Quốc đại lục không ghi nhận thêm ca tử vong hay ca nghi nhiễm nào. Tính đến hết ngày 2/1, nước này có tổng cộng 87.117 ca mắc, trong đó có 4.634 ca tử vong và 82.088 ca bình phục.
Video đang HOT
Bộ Tư pháp Hàn Quốc cho biết Trung tâm giam giữ Dongbu ở thủ đô Seoul đã ghi nhận thêm 121 ca mắc sau đợt xét nghiệm hàng loạt mới nhất. Số bệnh nhân mới nêu trên đã nâng tổng số ca nhiễm tại nhà tù này lên 1.108 trường hợp kể từ khi bùng phát dịch tại đây hồi giữa tháng 12/2020. Theo Cơ quan Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), nước này đã ghi nhận thêm 657 ca mắc mới và có thêm 20 ca tử vong. Tin vui là có thêm 929 bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn và được xuất viện.
Trong bối cảnh số ca nhiễm SARS-CoV-2 tiếp tục gia tăng, Trung tâm Quản lý tình hình dịch COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) ban bố các biện pháp kiểm soát nghiêm khắc hơn tại 28 tỉnh “vùng đỏ”. Các biện pháp mới để kiểm soát dịch bệnh sẽ có hiệu lực từ ngày 4/1 đến hết ngày 1/2. Trong ngày 3/1, Thái Lan xác nhận thêm 315 ca mắc mới, trong đó có 294 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Theo đó, tổng số ca mắc tại quốc gia Đông Nam Á này tăng lên 7.694 ca, bao gồm cả 64 ca tử vong, 4.337 bệnh nhân đã bình phục và xuất viện.
Tại Trung Đông, Bộ Y tế Israel thông báo số ca mắc bệnh đang phải điều trị tại nước này đã tăng lên 50.299 ca, tăng khoảng 559% so với con số 7.629 ca được ghi nhận ngày 15/11/2020 và là mức cao nhất kể từ ngày 12/10/2020. Bộ trên cũng công bố thêm 2.067 ca mắc trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc tại quốc gia Trung Đông này lên 435.866 ca. Số ca tử vong tại Israel tăng thêm 7 ca lên 3.391 ca, trong khi số ca bình phục tăng thêm 462 ca lên 382.176 ca.
Trong khi đó, chính quyền Saudi Arabia thông báo mở lại biên giới và nối lại các chuyến bay quốc tế sau 2 tuần áp dụng các biện pháp hạn chế này để ngăn chặn biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Saudi Arabia là nước có số ca mắc COVID-19 cao nhất trong số các nước vùng Vịnh với hơn 363.000 ca mắc, trong đó có hơn 6.200 ca tử vong.
Tại châu Âu, lực lượng khoa học chuyên trách COVID-19 của Chính phủ Thụy Sĩ kêu gọi thực hiện các biện pháp bổ sung và tiến hành thử nghiệm rộng rãi sau khi tại nước này ghi nhận những ca nhiễm biến thể mới của virus SARS- CoV-2 ở Nam Phi. Thụy Sĩ đã ghi nhận ít nhất 3 trường hợp của biến thể từ Nam Phi và 6 trường hợp biến thể từ Anh. Tính đến ngày 3/1, Thụy Sĩ ghi nhận tổng cộng 452.296 ca mắc, trong đó có 7.729 ca không qua khỏi.
Nga ghi nhận thêm 24.150 ca mắc trong 24 giờ qua, giảm so với 26.301 ca một ngày trước đó, và thêm 504 ca tử vong. Như vậy đến nay, nước này ghi nhận tổng cộng 3.236.787 ca mắc, trong đó có 58.506 ca tử vong và 2.618.882 ca được chữa khỏi bệnh.
Một tỉnh ở Trung Quốc cho lao động nữ nghỉ 2 ngày 'đèn đỏ' có lương
Phụ nữ làm việc tại tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc) sẽ được nghỉ hai ngày có lương mỗi tháng khi đến "ngày đèn đỏ".
Phụ nữ tại Liêu Ninh sẽ được nghỉ 2 ngày hưởng lương mỗi tháng. Ảnh minh họa: AFP
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), quy định mới này nằm trong kế hoạch của chính quyền tỉnh nhằm thúc đẩy quyền lợi của nữ giới trong lực lượng lao động. Tuy nhiên, không ít người bày tỏ sự hoài nghi về khả năng đạt được mục tiêu trên.
Điều luật mới được áp dụng từ tháng 3/2021, đòi hỏi các công ty cho phép nhân viên nghỉ 1 - 2 ngày giữ nguyên lương nếu như gặp phải tình trạng đau đớn dữ dội do chu kỳ kinh nguyệt gây ra. Về phía người lao động, họ phải chứng minh được về mặt y tế.
Quyết định này đã dẫn đến một cuộc tranh cãi sôi nổi trên mạng xã hội ở Trung Quốc. Nhiều người lo ngại rằng thay đổi này sẽ gây bất lợi cho các nữ lao động. "Năm tới, chúng ta có thể đọc được tin tức về một phụ nữ bị sa thải vì nghỉ chu kỳ kinh nguyệt", một bình luận trên mạng Weibo viết.
Cô Wei Yiran, 26 tuổi, lo rằng quy định mới sẽ làm gia tăng sự phân biệt đối xử tại nơi làm việc, đồng thời tạo ra rào cản cho những người phụ nữ đang tìm kiếm việc làm. "Tôi cho rằng phụ nữ sẽ càng khó tìm việc hơn", nữ giáo viên chia sẻ.
"Các nhà tuyển dụng Trung Quốc từ lâu đã coi phụ nữ và việc mang thai là gánh nặng chi phí. Thêm thời gian nghỉ chu kỳ kinh nguyệt, họ có thể cảm thấy thuê lao động phụ nữ sẽ mang lại quá nhiều rắc rối", cô nói.
Các quy định này nằm trong bộ luật bảo hộ lao động mới của chính quyền tỉnh Liêu Ninh, bao gồm cho phép nữ lao động được nghỉ thai sản 98 ngày, được khám phụ khoa hàng năm do chủ lao động chi trả cũng như tăng cường đào tạo chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Một cuộc thăm dò của Cover News thực hiện cho thấy gần 60% trong số 51.000 người được hỏi bày tỏ ủng hộ chính sách mới, trong khi 30% lo ngại nó sẽ khiến phụ nữ khó tìm việc hơn. Nhiều người trong số những người tham gia đã kêu gọi giới chức tại các khu vực khác của Trung Quốc xem xét áp dụng chính sách tương tự.
Hồi tháng 8, Nhật báo Liêu Ninh đưa tin chính phủ đang soạn thảo một số quy định mới nhằm nới lỏng giới hạn số con trong một gia đình ở Trung Quốc. Chính quyền Liêu Ninh hy vọng môi trường làm việc linh hoạt hơn sẽ tạo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, qua đó khuyến khích phụ nữ sinh con.
Dự báo dân số Trung Quốc bắt đầu thu hẹp vào khoảng năm 2030 do tốc độ già hóa dân số nhanh cùng tỷ lệ sinh sụt giảm. Nhiều chuyên gia lo ngại bước chuyển biến trên có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế, gây sức ép lên hệ thống chăm sóc sức khỏe và quỹ hưu trí.
Cô Wei Yiran lập luận rằng quyết định cho phụ nữ nghỉ phép sẽ không thúc đẩy họ sinh con nhiều hơn. Cô cho rằng yếu tố này phụ thuộc vào hoàn cảnh sống của người phụ nữ cùng quan niệm của họ về tương lai của đứa trẻ khi chào đời. Theo cô, Chính phủ Trung Quốc nên ưu đãi về thuế và tài chính cho các nhà tuyển dụng khi thuê lao động nữ.
Ở Trung Quốc, chính quyền các tỉnh Ninh Hạ, Sơn Tây và Hồ Bắc cũng cho phép người lao động nghỉ phép vào chu kỳ kinh nguyệt. Trên thế giới, phụ nữ tại Nhật Bản đã được nghỉ "ngày đèn đỏ" từ năm 1947. Vùng lãnh thổ Đài Loan của Trung Quốc và Hàn Quốc cũng cho phép nữ lao động nghỉ 1 ngày/tháng, theo kênh CNN. Indonesia cho phép lao động nữ nghỉ 2 ngày/tháng, song họ hiếm khi nghỉ vì phải trải qua bước kiểm tra của bên tuyển dụng.
Truyền thông Trung Quốc nỗ lực "đẩy" nguồn gốc Covid-19 ra nước ngoài Các hãng truyền thông Trung Quốc được cho đang tích cực tuyên truyền các thông điệp rằng vi rút SARS-CoV-2 đã xuất hiện ở nước ngoài trước khi nó được phát hiện vào cuối năm ngoái ở Vũ Hán. Một nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở Đại Liên, Liêu Ninh hồi tháng 7 (Ảnh: Reuters) Tháng 11/2019, ca mắc...