Cập nhật dịch COVID-19 chiều 7-4: Việt Nam thêm 4 ca mới, tổng 249 ca
Ba người từ nước ngoài về và một người ở TP.HCM có tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 vừa được thông báo dương tính với virus SARS-CoV-2, đưa tổng số ca bệnh cả nước lên 249 ca.
Bên trong bệnh viện điều trị COVID-19 tại huyện Cần Giờ, TP.HCM – Ảnh: ANH THƯ
Chiều tối 7-4, Bộ Y tế thông báo 4 ca COVID-19 mới.
Bệnh nhân 246 là nam, 33 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, làm đầu bếp tại Mátxcơva (Liên bang Nga). Ngày 24-3, ông từ Nga trở về Việt Nam trên chuyến bay SU290 (ghế 49F), nhập cảnh Sân bay Nội Bài ngày 25-3.
Ngay sau khi nhập cảnh, ông được chuyển đến khu cách ly tập trung tại Trường Đại học FPT, Thạch Thất, Hà Nội. Ngày 5-4, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội lấy mẫu bệnh phẩm. Ngày 6-4, xét nghiệm cho kết quả dương tính SARS-CoV-2.
Hiện bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Bệnh nhân 247 là nam, quốc tịch Việt Nam, 28 tuổi, trú tại phường 1, quận Bình Thạnh, TP.HCM, là quản lý dây chuyền tại công ty giày Gia Định chi nhánh tại số 20A đường Đồng Khởi, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Hàng ngày anh từ TP.HCM đi làm ở Đồng Nai, là đồng nghiệp, có tiếp xúc gần với bệnh nhân 124 và bệnh nhân 151.
Sau khi phát hiện bệnh nhân 124 dương tính với SARS-CoV-2, ngày 24-3 anh được cách ly tập trung tại ký túc xá Trường Đại học Đồng Nai theo diện đối tượng tiếp xúc gần.
Ngày 26-3, anh được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Đồng Nai lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Pasteur TP.HCM xét nghiệm, kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Tại khu cách ly tập trung, anh ở cùng phòng với 4 người khác cũng thuộc đối tượng tiếp xúc gần bệnh nhân 124 và bệnh nhân 151. Trong quá trình cách ly, anh và người chung phòng không ghi nhận triệu chứng bệnh.
Ngày 6-4, khi chuẩn bị kết thúc cách ly tập trung, anh được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc và Viện Pasteur TP.HCM xét nghiệm khẳng định dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện bệnh nhân đã được chuyển Bệnh viện Phổi tỉnh Đồng Nai để cách ly, theo dõi với tình trạng sức khỏe ổn, không triệu chứng bệnh. 4 người chung phòng cách ly hiện chưa ghi nhận triệu chứng bệnh, được cách ly riêng trong 14 ngày tiếp theo.
Bệnh nhân 248 là nam, quốc tịch Việt Nam, 20 tuổi. Bệnh nhân từ Mỹ, quá cảnh Nhật Bản về Việt Nam trên chuyến bay JL079 ngày 23/3/2020 nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Sau nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly tập trung tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM. Tại đây bệnh nhân ở chung phòng với 2 người khác.
Trong quá trình cách ly, bệnh nhân và người chung phòng có sức khỏe ổn. Ngày 5/4, khi chuẩn bị kết thúc thời gian cách ly, bệnh nhân được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc và Viện Pasteur TP.HCM xét nghiệm khẳng định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Hiện bệnh nhân được chuyển Bệnh viện Dã chiến Củ Chi để cách ly, theo dõi với tình trạng sức khỏe ổn định. 2 người chung phòng cách ly hiện được cách ly riêng trong 14 ngày tiếp theo.
Bệnh nhân 249 là nam, 55 tuổi, quốc tịch Việt Nam. Bệnh nhân từ Mỹ, quá cảnh tại Hồng Kông, nhập cảnh ngày 22/3.
Khoảng ngày 10/3, bệnh nhân khởi phát bệnh tại Mỹ, nhưng vẫn về nước và được đưa đi cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh.
Tại khu cách ly có biểu hiện đau đầu, sốt nhẹ, không ho. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
LAN ANH
Kỳ thị bác sĩ - sự ngược đời dành cho chiến sĩ tuyến đầu chống dịch
Đáng lẽ phải là những người được động viên, hỗ trợ nhiều nhất trong thời gian này, nhiều y bác sĩ đang căng mình chống dịch lại phải nhận thái độ e dè, né tránh.
"Người từ bệnh viện đều bị xa lánh và coi như đối tượng nguy hiểm. Đặc biệt, nhân viên bệnh viện bị bắt cách ly tại chỗ không cho di chuyển. Vì thế, ca trực trước kết thúc, nhưng ca sau cán bộ y tế không đi làm được".
Đó là những chia sẻ của TS Dương Đức Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, trong cuộc họp trực tuyến diễn ra chiều 29/3 tại Bộ Y tế.
Kỳ thị các nhân viên y tế - tình trạng tưởng chừng như "ngược đời" ấy lại được ghi nhận đang xảy ra ngay giữa thời điểm này.
Là những người đang ngày đêm chữa trị cho các bệnh nhân Covid-19, chăm sóc đối tượng cách ly, các y bác sĩ phải đối mặt với nguy cơ cao nhiễm SAR-CoV-2 khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
Trên mạng xã hội, nhiều người gọi các nhân viên y tế là những "thiên thần áo trắng", "chiến binh chống dịch"... Thế nhưng, chính những "thiên thần" ấy nay phải cay đắng thừa nhận rằng mình đang bị một số người hiểu lầm, xa lánh.
Bệnh viện Bạch Mai hiện là một trong các ổ dịch Covid-19 lớn và nguy hiểm của cả nước. Ảnh: Việt Linh.
Họ là bác sĩ, không phải nguồn mang virus
Ngày 20/3, Bệnh viện Bạch Mai ghi nhận 2 ca mắc đầu tiên là 2 nữ điều dưỡng của Phòng khám ngoại trú HIV - Trung tâm Bệnh nhiệt đới thuộc Bệnh viện Bạch Mai. Đây cũng là 2 nhân viên y tế đầu tiên mắc Covid-19 ở nước ta.
Đến tối 30/3, Bệnh viện Bạch Mai có tổng cộng 33 ca mắc Covid-19. Nơi này chính thức được xem là "ổ dịch" nguy hiểm, thực hiện "nội bất xuất, ngoại bất nhập" từ ngày 28/3. Cùng ngày, quân đội đã xây bệnh viện dã chiến ngay trong Bệnh viện Bạch Mai.
Điều đáng mừng là sau khi lấy mẫu xét nghiệm, kết quả cho thấy tất cả nhân viên bệnh viện đều âm tính với Covid-19.
Dù vậy, theo GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, có nhiều người dân vẫn tỏ thái độ e dè, né tránh các nhân viên y tế bệnh viện, xem họ là nguồn lây bệnh.
Nhiều y bác sĩ đang bị người dân xa lánh, kỳ thị vì lo sợ lây nhiễm virus corona. Ảnh: Việt Linh.
"Trước đây, chúng tôi biết có nhiều người rất quý mến, trân trọng các y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai. Nhưng bây giờ, qua nhiều kênh truyền thông không chính xác, họ xem y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai là nguồn lây, là người mang Covid-19 đến, vì thế họ né tránh. Thậm chí, có 1 bác sĩ của chúng tôi dù có kết quả xét nghiệm âm tính, nhưng khi bà nội mất, cả dòng họ không cho về để chịu tang bà. Đây là điều chúng tôi rất buồn", ông Tuấn nói.
Ông Tuấn cho biết thêm, bệnh viện cần các bác sĩ đang ở nhà vào hỗ trợ, nhưng tại nơi cư trú, họ bị địa phương ra quyết định cách ly tại nhà.
"Có bạn của mình bị chủ đuổi khỏi nhà trọ vì biết làm việc ở Bệnh viện Bạch Mai. Chúng mình chỉ chăm sóc bệnh nhân có nguy cơ nhiễm Covid-19 chứ không phải người mang virus. Mình mong mọi người thông cảm và ủng hộ tinh thần cho y bác sĩ, những người đang gồng mình chống dịch", Doãn Ngọc Linh, điều dưỡng khoa Thần kinh tại Bệnh viện Bạch Mai, nói với Zing.
Con cái, gia đình cũng bị vạ lây
Phân biệt đối xử, xa lánh các nhân viên y tế trong thời điểm dịch bệnh cũng là tình trạng đáng buồn từng được ghi nhận tại nhiều ổ dịch trên thế giới.
Tại Nhật Bản, các bác sĩ và y tá tham gia chống dịch còn bị cấp trên và đồng nghiệp xa lánh, kỳ thị. Nhiều người bị chính những người làm việc cùng gọi bằng cái tên "mầm bệnh", "mang theo virus", "nguồn lây nhiễm".
Con cái những nhân viên y tế cũng bị phân biệt đối xử ở trường học. Các em bị yêu cầu ở nhà thay vì được đến trường như các học sinh khác, theo South China Morning Post.
Hiệp hội Y khoa Nhật Bản (JDAM) đã nhận được hàng chục báo cáo về sự kỳ thị đối với các nhân viên y tế, bao gồm một trường hợp nam bác sĩ bị cấm đặt chân tới bệnh viện nơi anh đang làm việc.
Tại Singapore, thái độ tẩy chay đối với nhân viên y tế khiến nhiều người nhớ lại tình trạng tương tự thời điểm dịch SARS bùng phát năm 2003.
Teresa (tên nhân vật được thay đổi) - y tá trưởng khoảng 50 tuổi, làm việc tại phòng khám đa khoa của một bệnh viện công - chia sẻ với Today Singapore: "Các tài xế taxi không muốn chở bất cứ ai mặc đồng phục y tế. Trên tàu điện ngầm, mọi người tránh xa các y tá và xì xào những câu như: 'Hy vọng họ đã tắm sau khi tan ca'".
Các nhân viên y tế là lực lượng chịu áp lực cao nhất khi chống dịch Covid-19. Ảnh: Sina.
Thậm chí, tại thủ đô New Delhi (Ấn Độ) nhiều nhân viên y tế cho biết họ bị tẩy chay, phân biệt đối xử vì lo ngại họ có thể nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc với các bệnh nhân Covid-19, theo CNN.
Một lá thư từ Hiệp hội các bác sĩ thường trú tại Viện Khoa học y tế New Delhi đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ Amit Shah có đoạn: "Các bác sĩ, y tá và nhân viên chăm sóc sức khỏe có liên quan đến bệnh nhân Covid-19 đang bị yêu cầu rời khỏi nhà thuê của họ, một số thậm chí bị chủ nhà đuổi ra ngoài tạm thời vì sợ rằng họ mang virus lây bệnh".
"Nhiều y bác sĩ đang không có nơi ở, mắc kẹt ngoài đường với đống hành lý vì chẳng có nơi nào để đi", các y bác sĩ viết trong lá thư cầu cứu.
"Nhiều bác sĩ, y tá đã mạo hiểm sức khỏe và tính mạng của mình để cứu những người khác. Song, họ lại bị đối xử bất công theo cách không thể tin được. Điều này nên được coi là một vấn đề vi phạm nhân quyền", Hiệp hội Y khoa Nhật Bản phát biểu.
Một lời động viên cũng đủ tiếp thêm sức mạnh
Khi đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh, nỗi sợ trong người dân ngày càng lớn và chính các nhân viên y tế đang phải gánh chịu sự hoảng loạn của công chúng.
Jun Okumura, nhà phân tích tại Viện Các Vấn đề Toàn cầu Meiji (Nhật Bản), cho biết thái độ phân biệt đối xử có thể lý giải từ việc thiếu hiểu biết của mọi người. Song, đối với những người làm trong lĩnh vực y tế, điều này thật khó chấp nhận.
Để công cuộc chống dịch Covid-19 đạt hiệu quả nhanh, mạnh nhất, người dân cần nhanh chóng trấn tĩnh và hiểu rằng: Nhân viên y tế không phải mầm bệnh hay đối tượng lây lan virus.
"Phải khẳng định tất cả nhân viên y tế không riêng gì nhân viên y tế Bạch Mai là đối tượng phơi nhiễm, nhưng trong thuật ngữ truyền nhiễm được gọi là 'phơi nhiễm chủ động', tức có những phòng ngừa, bảo hộ đầy đủ", TS Dương Đức Hùng cho biết.
Những lời động viên từ người dân sẽ tiếp thêm sức mạnh cho đội ngũ nhân viên y tế. Ảnh: Hoa Vtk, Hà Trang.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng đưa ra văn bản yêu cầu hành động để chấm dứt sự phân biệt đối xử với những người nhiễm virus corona, áp dụng với cả lực lượng y tế tiếp xúc với người bệnh.
"Chính phủ, công dân, cộng đồng, những người có ảnh hưởng và phương tiện truyền thông có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự kỳ thị. Mỗi người nên có hành động ủng hộ, thay vì xa lánh khi tình hình dịch bệnh vẫn đang nghiêm trọng", theo WHO.
Tại Singapore, một trong những sáng kiến ủng hộ nhân viên y tế chống dịch Covid-19 là #BraveHeartSG của tổ chức Stand Up For Singapore. Thông qua hashtag trên các trang mạng xã hội, dự án kêu gọi mọi người viết các ghi chú, lời nhắn động viên đội ngũ y tế.
Sau đó, Stand Up For Singapore sẽ gửi các ghi chú đến các tổ chức chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, Stand Up For Singapore cũng kêu gọi các doanh nghiệp tài trợ các suất ăn nhẹ cho các y bác sĩ tuyến đầu.
Tại Việt Nam, hàng loạt bài viết kêu gọi ủng hộ các y bác sĩ chống dịch, đặc biệt là tại Bệnh viện Bạch Mai được chia sẻ trên mạng xã hội. Những món quà nhỏ như thùng sữa, hoa quả kèm theo lá thư tay ghi lời động viên cũng đủ tiếp thêm sức mạnh cho các "chiến binh chống dịch" hoàn thành tốt nhiệm vụ.
"Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 này, các y bác sĩ chính là những chiến sĩ vất vả, áp lực nhất. Biết là có người tỏ thái độ e dè với các nhân viên y tế vì sợ nhiễm bệnh, sợ lây lan virus nhưng họ đều được trang bị kỹ càng khi làm việc nên khả năng đó là rất nhỏ.
Không chỉ vậy, xa lánh các nhân viên y tế trong thời điểm này chỉ làm mọi chuyện tồi tệ hơn, ảnh hưởng đến tinh thần công tác của họ. Nếu không nói được lời động viên, cổ vũ tử tế, hãy im lặng", Ngọc Quỳnh (Hà Nội) nói với Zing.
Mai An
Dịch lan ra cộng đồng, có thể không tìm được F0 Ngày 2.4, Bộ Y tế công bố thêm 9 ca bệnh Covid-19 mới, nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 tại VN lên 227 người. Chuyên gia nhận định, dịch Covid-19 lan ra cộng đồng. Ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai đến nay không tìm ra nguồn lây nhiễm đầu tiênẢnh: Trần Cường 3 bệnh nhân mới liên quan tới ổ dịch tại...