Cập nhật chứng khoán châu Á theo diễn biến thương mại Mỹ – Trung
Chứng khoán giao dịch trên sàn Hong Kong, Trung Quốc và Australia đã chứng kiến sự sụt giảm khiêm tốn.
Thông tin từ Bloomberg cho thấy, phía Trung Quốc đang khá dè dặt trong việc đáp ứng những yêu cầu của Mỹ, do họ lo ngại Washington vẫn có thể áp thuế quan lên hàng hóa của Bắc Kinh, bất chấp hai bên đạt được một thỏa thuận cuối cùng. Chính sự dè dặt lo ngại này đã ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán châu Á trưa nay (20/3).
Cổ phiếu của Hàn Quốc chịu nhiều thiệt hại sau khi Samsung Electronics báo hiệu một năm khó khăn phía trước. Chứng khoán giao dịch trên sàn Hong Kong, Trung Quốc và Australia đã chứng kiến sự sụt giảm khiêm tốn. Chỉ có duy nhất Nikkei của Nhật Bản giữ được sắc xanh với mức tăng không đáng kể. Một nguyên nhân khác khiến nhà đầu tư e dè là động thái của FED trong cuộc họp diễn ra vào hôm nay (20/3) và ngày mai (21/3).
Theo vtv
Video đang HOT
Nhà đầu tư lại bi quan, chứng khoán châu Á sụt điểm
Thị trường chứng khoán châu Á giảm khá mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, khi nỗi lo về lãi suất tăng cao hơn ở Mỹ và những bấp bênh xung quanh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khiến nhà đầu tư ngại rót vốn vào những tài sản có độ rủi ro cao hơn như cổ phiếu.
Một người đàn ông đứng xem bảng giá cổ phiếu trên đường phố ở Tokyo, Nhật Bản, tháng 4/2018 - Ảnh: Reuters.
Ngoài ra, theo hãng tin Reuters, thị trường cũng dè dặt trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ diễn ra vào ngày thứ Ba (6/11).
Các cuộc thăm dò dư luận cử tri Mỹ gần đây cho thấy Đảng Dân chủ có khả năng sẽ giành quyền kiểm soát Hạ viện 0từ tay Đảng Cộng hòa của Tổng thống Donald Trump, còn Đảng Cộng hòa có thể sẽ tiếp tục nắm quyền kiểm soát Thượng viện.
Nếu phe Cộng hòa mất quyền kiểm soát Hạ viện, hoặc lưỡng viện Quốc hội vào tay Đảng Dân chủ, thì ông Trump có thể sẽ gặp khó khăn trong việc thông qua các chính sách, trong đó có các chính sách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế mà ông đang theo đuổi.
"Chúng tôi dự báo căng thẳng thương mại Mỹ-Trung sẽ còn gia tăng trước khi giảm xuống", một báo cáo của ngân hàng Citigroup có đoạn viết. "Thương mại vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng, nhưng các cuộc khảo sát cho thấy doanh nghiệp đang ngày càng lo lắng".
Cũng theo báo cáo trên, "thị trường chứng khoán có vẻ như chưa phản ánh đầy đủ rủi ro căng thẳng thương mại leo thang - vấn đề sẽ có ảnh hưởng đến đầu tư, tâm lý, lạm phát và tăng trưởng".
Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản mất 1,4% điểm số trong phiên đầu tuần, lùi về gần mức đáy của 1 năm rưỡi thiết lập vào tuần trước.
Chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật sụt 1,6%, trong khi chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc giảm 1,4%.
Chứng khoán Trung Quốc mở cửa phiên đầu tuần với các cổ phiếu blue-chip chìm trong sắc đỏ, khi Chủ tịch nước này Tập Cận Bình nói rằng tình hình quốc tế hiện nay đang tạo ra những thách thức đối với nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Tập cũng hứa sẽ hạ thuế quan và tiếp tục mở rộng hơn cánh cửa thị trường Trung Quốc cho hàng hóa nước ngoài.
Trong bài phát biểu, ông Tập ngầm chỉ trích chính sách bảo hộ mậu dịch của ông Trump, dù đến cuối tháng này hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ gặp để bàn về biện pháp giảm căng thẳng thương mại song phương. Ngoài ra, vào hôm thứ Sáu, phía Mỹ cũng đưa ra những tuyên bố trái chiều về khả năng đạt một thỏa thuận thương mại với Mỹ tại cuộc gặp sắp tới.
Lúc đóng cửa, chỉ số Shanghai Composite Index của chứng khoán Trung Quốc đại lục giảm 0,41%. Chỉ số CSI 300 của các cổ phiếu blue-chip Trung Quốc sụt 0,81%. Chỉ số Hang Seng của chứng khoán Hồng Kông giảm 2,08%.
Phủ bóng lên chứng khoán châu Á phiên đầu tuần còn có khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục tăng lãi suất. Khả năng này đang được đẩy cao theo dòng dữ liệu khả quan về kinh tế Mỹ những tháng gần đây.
Số liệu mới nhất công bố hôm thứ Sáu cho thấy thị trường việc làm của Mỹ tăng trưởng vững trong tháng 10 và tiền lương tăng mạnh nhất trong 9 năm rưỡi. Thị trường Mỹ hiện đang đặt cược nhiều hơn vào khả năng FED nâng lãi suất trong tháng 12 và tiếp tục tăng lãi suất trong năm 2019 lên ngưỡng 2,75-3%.
"Báo cáo việc làm của Mỹ ủng hộ quan điểm của chúng tôi rằng FED sẽ có thêm 3 lần nâng lãi suất trong thời gian từ nay đến giữa năm 2019", một báo cáo của Capital Economics có đoạn viết. "Sau đó, chúng tôi cho rằng ảnh hưởng của việc thắt chặt chính sách tiền tệ đối với kinh tế Mỹ sẽ hiện rõ, buộc FED phải chấm dứt chu kỳ thắt chặt, đồng thời lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ và tỷ giá đồng USD sẽ giảm xuống".
Theo vneconomy.vn
Chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên chiều 30/10 Phần lớn thị trường chứng khoán châu Á ghi điểm trong phiên chiều 30/10 trong bối cảnh các nhà đầu tư phấn chấn trước thông tin Tổng thống Donald Trump tin rằng Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được một thỏa thuận thương mại "lớn", giúp làm dịu những lo ngại về khả năng Tổng thống Mỹ chuẩn bị áp thuế tiếp...